Nguyên tắc về tiến trình sƣ phạm

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 30 - 32)

B. NỘI DUNG

2.1.3.1 Nguyên tắc về tiến trình sƣ phạm

- Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.

Đối tƣợng quan sát ở đây là những sự vật, hiện tƣợng gần gũi trong đời sống mà học sinh có thể nhìn thấy, sờ đƣợc (hòn bi, quả banh, cái ghế…) và cả những sự vật không thể tiếp xúc đƣợc nhƣ bầu trời, mặt trăng, các hành tinh….

- Trong quá trình tìm hiểu, học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác rêng lẻ không đủ tạo nên:

30

Nguyên tắc này nhất mạnh việc học sinh phải đƣa ra ý kiến của bản thân và đƣa ra những lập luận để bảo vệ ý kiến đó

- Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh nhằm tổ chức theo tiến trình sư phạm để nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh phần tự chủ lớn:

Sự hình thành và hiểu biết kiến thức ở học sinh cần phải nâng dần từ mức độ thấp đến cao tƣơng ứng với khả năng nhận thức của học sinh sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và chắc chắn. Thay đổi cách dạy học từ giáo viên đóng vai trò quan trọng sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

- Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập:

Một chủ đề khoa học muốn để học sinh tìm tòi, hiểu rõ ràng và khắc sâu kiến thức thì nên giảng dạy trong nhiều tuần liền. Các kiến thức luôn đƣợc sâu chuỗi và kế thừa xuyên suốt các bậc học, các lớp nên giáo viên nhất thiết phải tìm hiểu chƣơng trình cũng nhƣ các phƣơng pháp dạy có hiệu quả từ đồng nghiệp trong các năm trƣớc.

- Bắt buộc mỗi học sinh phải có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em:

Vở thực hành là đặc trƣng quan trọng của phƣơng pháp LAMAP nhất thiết học sinh phải có để ghi chép những điều các em thấy, nghe, nói và làm để rồi rút ra kết quả trong quá trình học. Khi cần trong tay cuốn vở thực hành, giáo viên dễ dàng nhận biết đƣợc khả năng nhận thức, tiếp nhận kiến thức của các em đang ở mức độ nào để tiếp tục phát triển tƣ duy.

31

- Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói của học sinh:

Nguyên tắc này nhất mạnh mối liên hệ giữa dạy học kiến thức và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)