Những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học dựa trên cơ sở

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 28 - 30)

B. NỘI DUNG

2.1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học dựa trên cơ sở

cứu:

Dạy học theo phƣơng pháp LAMAP bắt buộc giáo viên phải linh động, soạn tiến trình dạy học phù hợp với từng đối tƣợng học sinh.

- Học sinh phải hiểu rõ vấn đề đặt ra hay trọng tâm của bài học:

Để bài học đạt hiệu quả, học sinh cần phải hiểu rõ đƣợc vấn đề đặt ra và trọng tâm của bài học, để đạt đƣợc điều này học sinh phải chuẩn bị trƣớc về bài học và suy nghĩ các phƣơng án nghiên cứu. Học sinh chỉ giải quyết vấn đề hiệu quả khi vấn đề tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi.

- Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học:

Học sinh tự làm thí nghiệm để tiếp thu kiến thức sở dĩ nhƣ vậy vì từ các thí nghiệm học sinh sẽ rút ra các kết luận, phát hiện và hiểu các khái niệm.

Trƣớc khi đƣợc học kiến thức mới, học sinh sẽ có những giả thiết và suy luận hiện tƣợng khác nhau. Trong quá trình làm thí nghiệm, học sinh sẽ đúc kết đƣợc những kinh nghiệm và kiến thức đúng đắn. Học sinh sẽ ghi nhớ sâu sắc, lâu dài những thí

28

nghiệm do bản thân tự làm hơn là những lí lẽ do giáo viên áp đặt học sinh phải nhớ. Các thí nghiệm trong phƣơng pháp LAMAP là những thí nghiệm đơn giản, gần gũi với học sinh, không nhất thiết phải có trong phòng thí nghiệm. Vì thế, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải linh động, tìm tòi, sáng tạo và học hỏi nhiều.

- Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kỹ năng. Một trong các kỹ năng cơ bản đó là thực hiện quan sát có chủ đích:

Tìm tòi nghiên cứu khoa học yêu cầu học sinh có nhiều kỹ năng nhƣ: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá, khảo sát, chọn lọc… Một trong những kỹ năng quan trọng đó là kỹ năng quan sát sự vật, hiện tƣợng có chủ đích.

Mỗi sự vật hiện tƣợng đều có những đặc điểm riêg biệt. Nếu học sinh quan sát một cách tổng thể, chung chung không có chủ đích thì sẽ không giúp học sinh trả lời đƣợc các câu hỏi một cách cụ thể. Ví dụ nhƣ: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một ngôi nhà rồi mô tả lại thì rất khó để học sinh trả lời các câu hỏi nhƣ: “Nhà có bao nhiêu cửa sổ có gƣơng?”. Điều đó chứng tỏ công việc quan sát có chủ đích rất quan trọng mà giáo viên cần định hƣớng và gợi ý cho học sinh quan sát có chủ đích.

- Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu:

Nói một các đơn giản, dạy học theo phƣơng pháp LAMAP là phƣơng pháp dạy học tiến hành những thí nghiệm, những hoạt động thực hành đơn giản. Việc trình bài ý tƣởng hay kết luận có thể trình bày bằng lời nói hoặc viết vào giấy. Việc trình bày bằng lời hay viết ra giấy phải phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng hoạt động và thời gian hợp lý.

29

Mặc dù thí nghiệm là quan trọng nhƣng cũng không thể bỏ qua việc đọc các tài liệu khoa học để củng cố kiến thức. Nhiều nguồn tài liệu khoa học hiện nay nhƣ sách báo, báo chí chuyên ngành, phim khoa học, mạng internet… tuy nhiên nguồn kiến thức khoa học thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất chính là sách giáo khoa. Việc đọc tài liệu cũng cần có sự chọn lọc, tiếp nhận và dung nạp thông tin. Giáo viên giúp học sinh xác định tài liệu cần đọc mà không yêu cầu học sinh rõ ràng đọc nội dung gì, trả lời cho câu hỏi gì thì quá trình dùng tài liệu khoa học để tìm tòi nghiên cứu không đạt hiệu quả cao. Cần để học sinh làm thí nghiệm, tranh luận với nhau trƣớc khi yêu cầu tìm kiếm thông tin để kích thích khả năng tìm tòi của học sinh.

- Khoa học là một việc cần sự hợp tác:

Tìm tòi nghiên cứu khoa học rất ít khi đƣợc thực hiện riêng rẽ mà với sự phối hợp của một vài nhóm đối tƣợng sẽ làm cho quá trình tìm tòi, nghiên cứu thành công hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)