Các pha của tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 33 - 35)

B. NỘI DUNG

2.1.4.2 Các pha của tiến trình dạy học

Đây là định hƣớng hoạt động chứ không phải là một định nghĩa: một phƣơng pháp khoa học hay một tiến trình cứng ngắt đi từ vấn đề đến khám phá và cuối cùng là cấu trúc kiến thức.

Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nên vấn đề:

Tình huống xuất phát là tình huống ban đầu để đi vào kiến thức mới. Tình huống xuất phát cần gần gũi và dễ hiểu với học sinh. Từ tình huống đó, giáo viên nêu câu hỏi - câu hỏi này đƣợc gọi là vấn đề lớn xuyên suốt bài học. Tuy nhiên có những trƣờng hợp không cần tình huống xuất phát mới xuất hiện đƣợc câu hỏi nêu vấn đề.

Câu hỏi nêu vấn đề cần phù hợp với trình độ học sinh, không quá khó và tránh các kiểu câu hỏi trả lời: có hoặc không. Câu hỏi nêu vấn đề cần nêu đƣợc ý đồ dạy học từ đó giáo viên dễ dàng thực hiện thành công.

Pha 2: Hình thành câu hỏi của học sinh:

Làm bộc lộ những quan điểm, nhận định ban đầu của học sinh về sự vật, hiện tƣợng liên quan đến kiến thức chuẩn bị học là một pha rất quan trọng của phƣơng pháp LAMAP. Giáo viên khuyến khích học sinh nêu ra những quan niệm ban đầu của mình thông qua nhiều hình thức nhƣ: lời nói, viết, vẽ sơ đồ phát họa… Sau đó giáo viên giúp học sinh đề xuất câu hỏi, chú ý những câu hỏi có liên quan đến bài học.

Đây là pha khó khăn vì giáo viên phải lựa chọn các quan niệm tiêu biểu liên quan đến bài học một cách linh hoạt và nhanh chóng. Việc lựa chọn quan niệm ban đầu không tốt dẫn đến việc so sánh và đề xuất câu hỏi của học sinh gặp khó khăn.

33

Pha 3: Xây dựng giả thiết và thiết kế phương án thí nghiệm:

Từ những câu hỏi đề xuất giáo viên hƣớng dẫn học sinh nêu giả thiết và thiết kế thí nghiệm kiểm chứng nhằm tìm đáp án cho câu hỏi đó. Trong quá trình làm thí nghiệm, đáp án của học sinh đúng nhƣng diễn đạt vẫn còn vụn thì giáo viên sẽ là ngƣời giúp các em hoàn thiện diễn đạt đó. Trƣờng hợp còn rất nhiều phƣơng án khả thi thì giáo viên cũng nên cho các em thảo luận làm phong phú thêm câu trả lời. Giáo viên có thể nhận xét trực tiếp hoặc để cho các em thảo luận rồi đƣa ra phƣơng pháp học sinh nêu ra tốt hơn. Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên nêu ra phƣơng án khả thi nhất rồi tiến hành làm thí nghiệm với phƣơng án đó.

Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu:

Từ những giả thiết và các phƣơng án thí nghiệm, giáo viên khéo léo chọn phƣơng án hiệu quả nhất tiến hành làm thí nghiệm. Thí nghiệm ƣu tiên trực tiếp trên vật thật và học sinh quan sát tại lúc đó. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm và các thiết bị cần thiết, lƣu ý chuẩn bị thêm các dụng cụ cho các thí nghiệm mà giáo viên dự đoán học sinh có thể nêu ra để có thời gian sẽ làm thí nghiệm bổ sung.

Trƣớc khi thí nghiệm, giáo viên cần nêu rõ cho học sinh biết mục đích thí nghiệm hoặc cho học sinh phát biểu mục đích thí nghiệm rồi mới tiến hành thí nghiệm. Các thí nghiệm phải đƣợc tiến hành lần lƣợt theo từng môđun kiến thức. Phải có khoảng thời gian ngừng giữa các thí nghiệm để học sinh suy nghĩ và rút ra nhận xét. Những điều ghi chú hay các sơ đồ, mô hình, kết quả thí nghiệm giáo viên cần yêu cầu học sinh ghi vào trong vở thực hành.

Trong quá trình làm thí nghiệm, giáo viên cần bao quát lớp cũng nhƣ để ý từng nhóm học sinh lầm thí nghiệm để phát hiện sai sót sửa chữa. Đồng thời giáo viên nhắc nhở các em làm việc riêng để tránh ảnh hƣởng đến không khí học tập chung.

34

Sau khi các thí nghiệm kết thúc tức quá trình tìm tòi - nghiên cứu đã hoàn thành, học sinh đã từng bƣớc suy luận đƣợc nội dung kiến thức tuy nhiên nội dung kiến thức này vẫn chƣa có hệ thống hoặc chƣa chuẩn xác một cách khoa học.

Nhiệm vụ của giáo viên là tóm tắt các kiến thức và hệ thống lại để hợp thức hóa kiến thức đó. Giáo viên sẽ đối chiếu kiến thức với những ý kiến ban đầu. Nếu ban đầu là sai lệch sau quá trình tìm tòi nghiên cứu, chính học sinh sẽ tự phát hiện ra sai lệch của mình và điều chỉnh. Những thay đổi chủ động này sẽ giúp học sinh ghi nhớ khắc sâu hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất khí” (vật lý lớp 10 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực tự chủ của học sinh trong học tập (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)