Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a

Một phần của tài liệu 02050003205 (Trang 35 - 41)

1.4. KINH NGHIỆM HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA

1.4.1 Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a

1.4.1.1. Vài nét về du lịch Ma-lai-xi-a

Ma-lai-xi-a là đất nước có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 21o đến 32o C. Lãnh thổ Ma-lai-xi-a gồm hai phần cách nhau 531km qua biển Nam Trung Hoa và được chia thành 13 bang. Đây là một trong những nước giàu nhất Đông Nam Á với trữ lượng thiếc, cao su, dầu dừa lớn nhất thế giới. Du lịch cũng như các ngành cơng nghiệp thế mạnh khác của Ma-lai-xi-a ln được Chính phủ Ma-lai-xi-a quan tâm phát triển. Để nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế, Chính phủ Ma-lai-xi-a đã thành lập ủy ban nội các phụ trách các vấn đề tính cạnh tranh quốc gia do Phó Thủ tướng làm chủ tịch nhằm thu hút

đầu tư nước ngồi, cải thiện cơ chế chính sách trong hợp tác quốc tế. Ma-lai- xi-a luôn coi trọng mở rộng và đẩy mạnh khu vực dịch vụ, đặc biệt là giáo dục, du lịch và y tế. Hoạt động Du lịch của Ma-lai-xi-a phát triển và năng động nhất Đông Nam Á, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 cho đất nước sau ngành công nghiệp chế tạo.

Ngành du lịch Ma-lai-xi-a được hình thành từ những năm 1960, nhưng với tốc độ phát triển chậm. Đến những năm 1971 - 1975, chính phủ đã đưa ra một kế hoạch hành động nhằm xây dựng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, bên cạnh đó, Cơ quan hợp tác phát triển du lịch được thành lập dưới sự quản lý của Bộ Thương mại và công nghiệp trước kia. Đến năm 1987, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Ma-lai-xi-a được thành lập và đến năm 1992, Hội đồng Xúc tiến Du lịch Ma-lai-xi-a thay thế cho Cơ quan hợp tác phát triển du lịch với tôn chỉ là quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a trên thế giới. Đến năm 2012, cơ quan này đã có 36 cơ sở ở nước ngồi và 9 văn phòng đại diện marketing ở 29 quốc gia. Hội đồng này có trách nhiệm xúc tiến du lịch Ma-lai-xi-a và sử dụng du lịch để mang lại nguồn lợi về kinh tế cho đất nước cũng như nhằm mang đến một hình ảnh Ma-lai-xi-a thịnh vượng về kinh tế - xã hội đối với du khách trên toàn thế giới.

Theo xếp hạng của UNWTO, năm 2012, du lịch Ma-lai-xi-a hiện đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia thu hút du lịch nhiều nhất. Năm 2003, Ma-lai-xi-a đón 10,6 triệu du khách nước ngoài, năm 2004 là 15,7 triệu du khách nước ngoài, đến năm 2011, con số này đã lên tới 24,714,324 khách du lịch nước ngồi.

Để đạt được thành tích đó, một phần là do có chiến lược hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch phù hợp và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đất nước này đã biết phát huy tối đa những điều kiện nội lực để phát triển hợp tác quốc tế.

1.4.1.2. Một số kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Ma-lai-xi-a

a. Hợp tác quốc tế hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các chủ thể thơng qua tun truyền hình ảnh đất nước và du lịch

Trước hết, trong hoạt động xúc tiến du lịch, đất nước này đã biết khai thác triệt để lợi thế là một quốc gia đa sắc tộc. Việc lựa chọn khẩu hiệu cho ngành du lịch Ma-lai-xi-a hiện nay “Malaysia - Truly Asia” - Ma-lai-xi-a - Châu Á đích thực, đã phần nào thể hiện điều đó. Ma-lai-xi-a là một quốc gia đa sắc tộc trong đó có 3 nhóm sắc tộc chính là người Malay, chiếm khoảng 57%, người Ấn Độ chiếm khoảng 7%, người Trung Quốc chiếm khoảng 30% dân số, cịn lại là các tộc người thiểu số khác.

Hình 1.1: Quảng cáo Du lịch Ma-lai-xi-a với Slogan: Malaysia - Truly Asia

Nguồn: http://www.virtualmalaysia.com/visit-malaysia-year-2014-boost- malaysia-ranked-among-top-in-the-world-for-english-ability/

Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh một "Malaysia - Truly Asia" trên các kênh truyền hình giải trí uy tín quốc tế như: Discovery travel and living Channel, Star World, Star movie … là những kênh truyền hình thế giới có tính

giải trí cao, thơng qua một đoạn video clip với những hình ảnh đặc sắc về du lịch Ma- lay-xi-a vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Đoạn video clip cũng đã thể hiện thông điệp của ngành du lịch Ma-lai-xi-a đối với du khách đó là đến với Ma-lai-xi-a là đã đến với Châu Á, các nét văn hóa, tơn giáo của Châu Á đều hội tụ tại Ma-lai-xi-a.

Bên cạnh đó, Bộ Du lịch và Hiệp hội du lịch cũng ln có nhiều nỗ lực trong việc quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a ở trong nước cũng như nước ngoài. Đại diện các báo và các cơ quan truyền thông quốc tế đã được mời tới Ma-lai- xi-a để tham quan đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều nền văn hóa đặc sắc và phong tục tập quán của cộng đồng đa sắc tộc, tham dự các lễ hội lớn Citrawama, lễ hội nước, lễ hội ẩm thực và Hoa trái. Thông qua truyền thơng, hình ảnh Ma-lai-xi-a càng đến gần với du khách quốc tế. Các chiến dịch tuyên truyền của ngành du lịch Ma-lai-xi-a tập trung tơn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đa mầu sắc mà cịn tập trung tơn vinh những giá trị vật chất thực tiễn của cuộc sống hiện đại tại Ma-lai-xi-a. Thơng qua truyền thơng, du khách có thể biết được những giá trị văn hóa truyền thống đa mầu sắc như: văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội…

Năm 1970, Ma-lai-xi-a là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Hiệp hội Lữ hành Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) lần thứ 21, hội nghị này đã góp phần quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a trên trường quốc tế. Năm 1986, Ma-lai-xi-a lại tiếp tục chủ trì tổ chức Hội nghị PATA lần thứ 35, hội nghị này đã góp phần quảng bá cho du lịch Ma-lai-xi-a như là một điểm đến đầy sức thu hút,

Ngoài ra, các chiến dịch xúc tiến du lịch ở nước ngồi cũng được chú trọng. Ví dụ như: Nhằm thu hút du khách đến với đất nước Ma-lai-xi-a tươi đẹp, Hội đồng xúc tiến Du lịch Ma-lai-xi-a tổ chức Tuần lễ Du lịch Ma-lai-xi- a tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chương trình hấp dẫn từ 11 - 16/9/2012. Trong thời gian nay sẽ diễn ra các hoạt động như: Biểu diễn múa

truyền thống Ma-lai-xi-a; Lễ hội ẩm thực với các món ăn đặc sắc của đất nước Ma-lai-xi-a: Món ăn Malay của người Malay, món ăn Ấn Độ của người Malay gốc Ấn, Món ăn Trung Hoa, Món ăn Nyonya (pha trộn giữ các món của người Hoa và người Malay) tại khách sạn New World; Quảng bá không gian văn hóa mang đậm dấu ấn đa sắc tộc của đất nước Ma-lai-xi-a thông qua giới thiệu các lế hội văn hóa: Lễ hội Ma-lai-xi-a, Lễ trung thu, Lễ thờ chín vị thần, Lễ hội Ánh sáng (của người Ấn), Lễ Hari Rây Puasa (của người Hồi giáo), Lễ Thaipusm (của người Hindi), Lễ hội Hoa… Những giá trị mang tính hiện đại như: lễ hội mua sắm giảm giá Grand Prix Sale hàng năm từ ngày 10/3 đến 15/4 (du khách sẽ được lựa chọn những nhãn hiệu thời trang hàng đầu với mức giá rẻ) hay chương trình quảng bá tour du lịch mùa cưới.

Mỗi năm, ngành du lịch Ma-lai-xi-a đều chi hàng chục triệu đô la Mỹ để xúc tiến du lịch. trong năm 2011, Ma-lai-xi-a đã dành 40 triệu USD để xúc tiến du lịch. Hãng hàng không Ma-lai-xi-a cũng cũng thực hiện nhiều chương trình bay giá ưu đãi, cộng thêm nhiều dịch vụ trên các tuyến bay quốc tế.

Bên cạnh đó là phối hợp với các chủ thể phi quốc gia tổ chức các hoạt động như thể thao: Tổ chức giải đua xe công thức 1 F1 Petronas Ma-lai-xi-a Grand, các lễ hội mua sắm giảm giá…

Những năm gần đây, Ma-lai-xi-a được biết đến như một thiên đường mua sắm dành cho các du khách mê hàng hiệu. Các trung tâm mua sắm nổi tiếng tại thủ đô Kuala Lumpur như Suri KLCC, Pavillion, Fahrenheit 88, Bukit Bintang quy tụ những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Mua sắm là nguồn thu đóng góp khoảng 30% vào tổng thu nhập của du lịch Ma- lai-xi-a trong năm. Năm 2011, Ma-lai-xi-a đã đón 24,7 triệu khách du lịch, với doanh thu từ du lịch đạt 58,3 tỷ Ringgit, trong đó doanh thu từ mua sắm là 17,5 tỷ Ringgit. Kuala Lumpur còn là địa chỉ mua sắm ưa chuộng của du

khách từ những nơi vẫn được xem là thiên đường mua sắm như Xin-ga-po, Trung Quốc, Thái Lan…

Ngồi ra, Malayxia ln tham gia các Hội chợ quốc tế về du lịch như: World Travel Market, ITB Berlin, Arabian Travel Market, CMT - Đức, ASEAN Tourism Forum, ITB Asia…

b. Thông qua các hiệp định về hợp tác xúc tiến du lịch song phương và đa phương

Một trong những chính sách đối ngoại của Ma-lai-xi-a là tăng cường hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ và thúc đẩy quan hệ Nam - Nam. Ma-lai-xi-a rất coi trọng quan hệ với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) vì có lợi ích chung cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Ma-lai-xi-a là nước đề xướng việc lập khu vực hịa bình, tự do, trung lập (ZOPFAN) năm 1971 và nêu sáng kiến lập diễn đàn kinh tế Đơng Á (EAEC) năm 1990. Ngày 30/3/1973, Ma-lai-xi-a chính thức lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam, Ma-lai-xi-a là nước đầu tiên trong ASEAN cơng nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đến nay, Việt Nam và Ma-lai- xi-a đã ký kết nhiều Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có du lịch và nhiều bản ghi nhớ hợp tác khác. Trong chuyến thăm chính thức Ma-lai-xi-a của Thủ tướng Phan Văn Khải (từ ngày 21 - 24/4/2004), hai nước đã ký “Tuyên bố chung về khn khổ hợp tác tồn diện trong thế kỷ XXI”.

Chính phủ Ma-lai-xi-a không ngừng tham gia ký kết các hiệp ước song phương và đa phương. Tại Hội nghị thượng đỉnh Khu vực phát triển Đông Á (BIMP-EAGA) tổ chức tháng 12/01/2007, được tổ chức tại thành phố Cebu, Philippines, Ma-lai-xi-a đã tham gia ký tuyên bố chung với các nước Bru-nây, In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin và các nước đơng Nam Á. Tun bố nhằm mục đích mở rộng quan hệ hợp tác vì mục đích chung là

dần làm hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á Phát triển hợp tác xúc tiến du lịch và thương mại là một mục tiêu quan trọng của tuyên bố. Bộ Du lịch của các bên được kêu gọi tăng cường các chương trình xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch để BIMP - EAGA trở thành một điểm đến chung.

Một phần của tài liệu 02050003205 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w