Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, xúc tiến du lịch cũng như vấn đề hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch luôn được quan tâm đặc biệt thể hiện trong các chương trình hành động quốc gia về du lịch, các chiến lược phát triển ngành theo từng giai đoạn. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch mạng lại những hiệu quả bước đầu cho du lịch Việt Nam, có thể đánh giá như dưới đây:
2.2.3.1. Chất lượng hoạt động hợp tác xúc tiến du lịch được cải thiện
Hợp tác xúc tiến đã từng bước đi vào chuyên nghiệp như: có đi sâu vào nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm; xác định các sản phẩm du lịch chính phù hợp với từng thị trường; định hướng xây dựng sản phẩm du lịch,… chứ không còn dừng lại ở việc chỉ đơn thuần đưa ra hình ảnh quảng bá cho du lịch Việt Nam.
Từ năm 2000, Du lịch Việt Nam đã bắt đầu xây dựng biểu tượng và tiêu đề cho các chương trình xúc tiến quảng bá nhằm đem đến một hình ảnh riêng biệt cho du lịch Việt. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, những cuộc thi về xây dựng logo và slogan của ngành Du lịch được phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức tham gia, tạo sự đa dạng, phong phú cho hình ảnh của du lịch nước nhà. Các cơ quan quản lý du lịch như Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, các trường đào tạo du lịch… nhiều đề án, đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu được triển khai thực hiện nhằm phân tích, xác định những giải pháp để thực hiện có hiệu quả xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.
Hình 2.1. Hình ảnh quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng Internet
Nguồn: www.vietnamtourism.com
Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, tại Quyết định số 97/2002/QĐ-Ttg, ngày 9/7/2002. Theo Chiến lược phát triển, các chương trình hành động quốc gia của Ngành Du lịch, các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung cũng như hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch đã diễn ra mạnh mẽ và qui mô hơn.Ngành Du lịch đã chủ động trong việc lập và xây dựng được những kế hoạch cụ thể hơn cho các sự kiện, chương trình và hoạt động này không những được tổ chức trong nước mà cả ở nước ngoài, nhất là tại các thị trường du lịch trọng điểm. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược thành công, đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những mục tiêu cụ thể về hợp tác quố tế của chiến lược này là: tích cực triển khai có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương, đa phương đã ký kết; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch và tiếp tục mở rộng các mối quan hệ hợp
tác song phương và đa phương, tranh thủ hỗ trợ từ các mối quan hệ đó nhằm đẩy mạnh sự phát triển và hội nhập của Ngành.
Hình 2.2. Slogan quảng bá cho Du lịch Việt Nam
Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn
Công tác xúc tiến du lịch được từng bước tăng cường mạnh mẽ. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện trong và ngoài nước, phối hợp nhiều sự kiện văn hóa, quảng bá về du lịch Việt Nam trên một số kênh truyền hình uy tín thế giới như kênh truyền hình CNN, BBC. Trong khuôn khổ chương trình hành động quốc gia về du lịch, ngành du lịch Việt Nam đã đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch và mang lại kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào ổn định và làm gia tăng lượng khách; từng bước tạo dựng được hình ảnh điểm đến Việt Nam thanh bình, thân thiện. Thông qua những chương trình hành động cụ thể trên, hợp tác quốc tế trong du lịch của Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các tổ chức khu vực và quốc tế ngày càng tích cực và hiệu quả hơn. Thông qua các hợp tác trong xúc tiến du lịch, chúng ta đã tranh thủ được sự hỗ trợ quốc tế trong các dự án phát triển du lịch, tổ chức nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế quan trọng, nâng tầm du lịch Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
2.2.3.2. Tăng cường nhận thức của các cấp về vai trò của hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch
Có thể khẳng định, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của Du lịch, trong đó có hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch đã được củng cố, nâng cao theo hướng tích cực, cụ thể như sau:
- Các chủ trương, chính sách phát triển du lịch đã được thể chế hóa thông qua Luật Du lịch và hệ thống các văn bản hướng dẫn và các văn bản pháp lý liên quan. Ngành Du lịch đã xây dựng các nội dung như: Chiến lược phát triển du lịch và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình xúc tiến du lịch theo từng giai đoạn, có đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển du lịch cũng như xúc tiến du lịch.
- Sự phối hợp liên ngành được nhuần nhuyễn hơn trong xúc tiến du lịch, có thể kể đến như: phối kết hợp giữa Ngành Du lịch và Ngành Ngoại giao tổ chức các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch hoặc liên quan ở trong và ngoài nước hay áp dụng một số chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài như đơn phương miễn thị thực cho du khách từ các quốc gia như: Nga, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật; cấp giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam cho người nước ngoài quá cảnh; phối hợp giữa Ngành Du lịch và Ngành Tài chính trong việc thực hiện chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho du khách;...
- Nhận thức về hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của các chủ thể quốc gia và dưới quốc gia là các cơ quan quản lý du lịch các cấp được nâng lên. Các cơ quan này đã chủ động trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho sản phẩm, dịch vụ của mình ở trong và ngoài nước. Các bên đã ký các thỏa thuận hợp tác trao đổi khách du lịch, tổ chức các hoạt động như nối tour, tuyến,
tổ chức các hội thảo, hội chợ thương mại - du lịch … Quan tâm đến nâng cao năng lực cho nhân lực làm việc liên quan đến xúc tiến du lịch cũng như nguồn kinh phí cho hoạt động này thông qua việc dành ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoặc tìm kiếm các cơ hội hợp tác trao đổi cán bộ, chuyên gia với các cơ quan quản lý du lịch nước ngoài. Ngành Du lịch đã từng bước học hỏi kinh nghiệm, xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình, góp phần không nhỏ trong việc xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia.
2.2.3.3. Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch
- Ngành Du lịch Việt Nam đã chủ động mở rộng chương trình hợp tác, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài, như: tham gia tích cực các chương trình, sự kiện văn hóa, du lịch như các tuần lễ văn hóa, du lịch Việt Nam ở nước ngoài; lập các gian hàng quảng bá về du lịch Việt Nam tại các hội chợ du lịch quốc tế lớn tại các thị trường trọng điểm như Hội chợ Du lịch WTM tại Anh, ITB tại Đức, ITB Asia tại Xin-ga-po, JATA tại Nhật, …Đây là cơ hội cho Ngành Du lịch Việt Nam tìm kiếm nhiều đối tác mới, mở rộng hợp tác; tổ chức nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá điểm đến tại thị trường châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Ôtx-trây-li-a...; sử dụng các phương tiện truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến như quảng bá du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông có uy tín trên thế giới như kênh truyền hình CNN, BBC, trên mạng Internet.
Bảng 2.14. Một số hội chợ du lịch quốc tế thường niên quan trọng mà Ngành Du lịch Việt Nam tham dự
Tên hội chợ Địa điểm
Tham gia Hội chợ Du lịch thương mại TTM PLUS Thái Lan Tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế JATA Nhật Bản
Tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TOP RESA Pháp Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITB Asia Xin-ga-po
Tham gia Hội chợ du lịch thương mại quốc tế CITM Trung Quốc Tham gia Hội chợ du lịch thế giới (WTM) Hội chợ du lịch thế giới
tổ chức vào tháng 10 hàng năm tại Luân đôn, Anh Quốc
Tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) Diễn đàn Du lịch khu
vực được tổ chức tại các
nước thành viên của ASEAN
Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế MITT Nga Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITB Đức
Hội chợ Triển lãm du lịch Daegu-Gyeongbuk Tour Expo Hàn Quốc Hội chợ du lịch quốc tế KOTFA Hàn Quốc
Tham gia tổ chức các Tuần lễ du lịch Việt Nam Bỉ, Nhật, Liên bang Nga …
Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn
Ở mỗi sự kiện tham gia, Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng các gian hàng thông tin giới thiệu về du lịch Việt Nam, tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét bản sắc dân tộc như: trình diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn các loại hình nghệ thuật biểu diễn như: biểu diễn múa rối nước…, tổ chức các hội thảo về du lịch…
Hình 2.3. Biểu diễn nhạc dân tộc Việt Nam tại
Hội chợ triển lãm du lịch quốc tế IFTN Top Resa 2012 - Pháp
Nguồn: http://baothanhhoa.vn/vn/van-hoa/n97288/Viet-Nam-tham- du-hoi-cho-trien-lam-du-lich-o-Paris
Theo Báo cáo của Chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, trong thời gian vừa qua, Du lịch Việt Nam đã thu hút nhiều đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Tính đến cuối năm 2010, tổng số dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được cấp phép trong cả nước là hơn 600 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 12 tỷ đô la Mỹ, chiếm 28% về vốn đăng ký trong lĩnh vực du lịch. Đã có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực du lịch, Hồng Kông dẫn đầu với 33 dự án.
2.2.3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch
Hiện nay, thông qua nhiều dự án, nguồn ngân sách, nhiều cán bộ, viên chức ngành du lịch đã và đang được đào tạo ở trong và ngoài nước về du lịch. Đây là nguồn lực cho việc phát triển du lịch nói chung và xúc tiến du lịch nói riêng ở Vương quốc Bỉ, Italila, Ốt-xtrây-lia,… đội ngũ cán bộ này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu, có tâm huyết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xúc tiến ngày càng cao. Đội ngũ này đã có những đóng góp tích cực trong việc tham mưu cho các cấp đề ra được những chính sách, chương trình đối với hoạt động xúc tiến của du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong du lịch nói riêng, từng bước để công tác xúc tiến từng bước đi vào nề nếp và có tính chuyên nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã xây dựng được thương hiệu của mình nhờ những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên chuyên ngành này.
2.3. Phân tích mô hình SWOT về hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam
Hình 2.4: Mô hình phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT được viết tắt từ các từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), Ngành Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, việc đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như của bản thân để từ đó có thể lập kế hoạch và xây dựng chiến lược đóng vai trò rất quan trọng.
2.3.1 Điểm mạnh
2.3.1.1 Tình hình an ninh chính trị
Chính trị là một trong những trở ngại trong quan hệ giữa các chủ thể. Các chính sách quốc gia và biên giới đã vô hình giới hạn hoạt động của một quốc gia và có tác động đến việc điều tiết các hoạt động của quốc gia, con người và các hoạt động giữa các quốc gia. Tuy nhiên trong thời gian qua, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn về địa chính trị tạo nhiều cơ hội cho sự đối thoại, liên kết hợp tác hơn là đối đầu. Sự tự do hóa chính sách thương mại, sự xóa bỏ các rào cản trong việc đi lại ở nhiều quốc gia và xu hướng hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế đã làm thay đổi các quan điểm chính trị.
Du lịch Việt Nam có thuận lợi đó là được phát triển trong một môi trường chính trị ổn định. Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm cho phát triển du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong các hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam nói riêng. Đất nước ta đã và đang hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thế giới, có chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, luôn muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế luôn được cải thiện, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế.
2.3.1.2. Vị trí địa lý thuận lợi
Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, trên đường hàng hải nối liền Âu - Á, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Việt Nam có 3.260 km bờ biển, Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Có thể khẳng định, vùng biển Việt Nam còn có nguồn tài nguyên phong phú và có tiềm năng lớn cho các ngành kinh tế phát triển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa...
Với lợi thế về vị trí địa lý, nhiều dạng địa hình phân bổ khắp đất nước, Du lịch Việt Nam có nhiều ưu thế trong phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch hội nghị …
2.4.1.3. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Việt Nam có thắng cảnh đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, một điểm đến du lịch tiêu biểu cho Du lịch Việt Nam, một danh thắng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; nhiều vườn quốc gia, nơi bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã như: Vườn quốc gia Côn Đảo, Ba Bể, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U
Minh Thượng..., khu nghỉ dưỡng lý tưởng tại Côn Đảo, Đảo Phú Quý - Phan Thiết, Cát Bà…
Bên cạnh đó, chúng ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng. Hàng năm, trong nước có hơn 560 lễ hội cổ truyền được tổ chức trong suốt bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiều di sản đã được Tổ chức UNESCO công nhận, bao gồm: 9 di sản văn hóa vật thể, bao gồm: Vịnh Hạ