Xuất với các địa phương và với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 02050003205 (Trang 105 - 118)

Hiệu quả của công tác xúc tiến không chỉ phụ thuộc và Nhà nước và của Ngành mà còn phụ thuộc vào những chủ thể dưới quốc gia và phi quốc gia như các địa phương, các doanh nghiệp hay các tổ chức.

Mục đích hợp tác của các chủ thể có khác nhau tuy nhiên đều thống nhất là làm sao có thể mang lại nguồn lợi cho nhau, thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và đến địa phương hoặc doanh nghiệp nói riêng. Các địa phương và doanh nghiệp cũng có phần được hưởng lợi từ các hoạt động hợp tác trong xúc tiến du lịch mà ngành du lịch thực hiện.

Do vậy, các địa phương và các doanh nghiệp cần có những đóng góp cho hoạt động xúc tiến du lịch nói chung của quốc gia. Những đóng góp đó có thể là chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Ngành. Chủ động xây dựng các chương trình du lịch phong phú, đảm bảo tính độc đáo, mới lạ có tính cạnh tranh; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa mang tính vật thể và phi vật thể tại địa phương mình quản lý.

3.4. Tiểu kết

Du lịch là một trong những ngành kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động như: tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Đây cũng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển du lịch. Cũng như vậy, hợp tác quốc tế cũng bị chi phối bởi các yếu tố như trên, do đó việc cải thiện công tác hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch nói chung và trong xúc tiến du lịch nói

riêng đòi hỏi Ngành phải giải quyết tốt những tình huống, những biến động có thể xảy ra. Là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch và nguồn lực du lịch to lớn là một trong những điều kiện cần cho du lịch Việt Nam phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, tuy nhiên còn có những yếu tố khác sẽ góp phần giúp Ngành Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và chuyên nghiệp đó là mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác xúc tiến du lịch. Muốn thực hiện được điều đó cần có các yếu tố sau đây:

- Chuẩn bị tốt các nguồn lực phục vụ cho công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch bao gồm: nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch cần được đảm bảo về chất lượng, số lượng và nguồn lực về cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, kỹ thuật.

- Đảm bảo sự phối hợp nhuẫn nhuyễn, khoa học giữa các Bộ, ngành liên quan, để có thể phối hợp với nhau triển khai các mối quan hệ hợp tác.

- Tạo ra các sản phẩm du lịch với đặc trưng nổi bật riêng. Trong thời gian qua, có thể nói, việc tìm ra sản phẩm du lịch đặc trưng của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm đặc trương này cần phụ thuộc vào từng vùng miền và xây dựng phù hợp với từng đối tượng khách du lịch ở mỗi quốc gia. Các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam có thể kể ra như: du lịch văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…

- Chủ động trong xây dựng và tiến hành quy trình hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch phù hợp với yêu cầu của từng chủ thể.

KẾT LUẬN

Hợp tác quốc tế là một hoạt động không thể thiếu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế hòa dịu và hợp tác ngày càng tăng, Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế giúp khẳng định được vai trò của chúng ta, giảm các nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, hơn bao giờ hết, phát triển trở thành ưu tiên và là động lực của các quốc gia, do đó hợp tác quốc tế đã trở thành phương thức quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển.

Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, xu thế đi du lịch của thế giới ngày càng tăng, hơn nữa, Việt Nam có rất nhiều thế mạnh trong ngành công nghiệp này. Để phát triển được du lịch thì hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch là không thể thiếu.

Trong thời gian qua, thông qua việc nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vai trò của Ngành Du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội, Du lịch Việt Nam đã được quan tâm phát triển. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thời gian qua của Du lịch Việt Nam đã đạt được thành tựu nhất định. Hình ảnh Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, chiến tranh đã dần dần được thay bằng một Việt Nam đổi mới và phát triển.

Cùng với sự phối hợp với các ngành, các mối quan hệ hợp tác trong phát triển du lịch nói chung và trong xúc tiến du lịch nói riêng đã được triển khai nhuần nhuyễn và ngày càng được mở rộng. Người Việt Nam đã hình thành xu hướng đi du lịch như một nhu cầu thiết yếu để nghỉ dưỡng, trải nghiệm cuộc sống không những ở trong nước mà cả ở ngoài nước. Nhiều khách du lịch nước ngoài đã đến với Việt Nam mang lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước. Thông qua hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch, nhiều nguồn vốn đầu tư đã đến với Việt Nam góp phần xây dựng

cơ sở hạ tầng của đất nước ngày càng khang trang, hiện đại; xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ…

Cũng như Quan hệ quốc tế là một Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xúc tiến hiệu quả hơn nữa cần có sự tham gia tích cực của các ban, ngành liên quan.

Hiện nay thế giới luôn phải đối mặt với nhiều biến động về chính trị, kinh tế, biến đổi khí hậu… việc đưa ra định hướng phát triển hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố… của các chủ thể tham gia và là một vấn đề cần phải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá thường xuyên cho phù hợp với xu thế phát triển của du lịch thế giới. Do đó trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong muốn và hy vọng được sự nhận xét, góp ý bổ sung của các thầy, cô để cho luận văn được hoàn thiện và có tính khả thi cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Chương trình hành động của ngành du lịch, Thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 - 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007).

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Hội thảo “Phát triển Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế”.

3. Dự án VIE/031 (2011), Tài liệu Dự án VIE/031 Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam.

4. Dự án EU (2013), Báo cáo của Ban quản lý dự án EU về kết quả hoạt động năm 2013 và kế hoạch hoạt động năm 2014.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đảng khóa IX. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng khóa X. 7. Hoàng Phong Hà (2013), Các nước và lãnh thổ trên thế giới, Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia.

8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 9. Nguyễn Văn Lưu (2013), Du lịch Việt Nam và hội nhập quốc tế, Tạp

chí Du lịch Việt Nam, số 9.2013, tr.14,15.

10.Vũ Đức Minh (1999): Tổng quan về du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục 11.Hoàng Khắc Nam (2006): Bài giảng Nhập môn Quan hệ quốc tế, Trường

12.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, 2006.

13.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XIII, Luật Quảng cáo, NXB Chính trị quốc gia, 2012.

14.Vũ Thị Thoa (2009), Phát triển Du lịch - cơ hội và thách thức, Tạp chí Du lịch, số 3/2009 (tr.36).

15.Lê Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu (2009): Một số giải pháp xúc tiến các món ăn tiêu biểu của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Tây Âu -Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

16.Nguyễn Anh Tuấn và nhóm nghiên cứu (2007): Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao nâng lực cạnh trạnh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiên hội nhập quốc tế - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

17.Nguyễn Minh Tuệ và nhóm biên soạn (2012): Địa lý Du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

18.Tổng cục Du lịch (2009): Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch (2001 - 2008).

19.Tổng cục Du lịch (2012): Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

20.Nguyễn Thị Hải Yến (2007): Văn hóa du lịch châu Á: Ma - lay - xia, Nhà xuất bản Thế giới.

21.Nguyễn Thị Hải Yến (2007): Văn hóa du lịch châu Á: Xing - ga -po, Nhà xuất bản Thế giới.

22.Nguyễn Thị Hải Yến (2007): Văn hóa du lịch châu Á: Thái Lan, Nhà xuất bản Thế giới.

Tài liệu tiếng nước ngoài

23.Azizan Marzuki (2010): Tourism development in Malaysia. A review on federal government policies, Theoretical and empirical Researches in urban management Nu. 8 (17)/November 2010.

24.Higham James (2000): Thailand prospects for a tourism-led economic recovery, Hall

25.M.C. and Page S. Eds.(2010): Tourism in South and Southeast Asia: Issues and Cases, Butterworth Heinemann.

26.Tirasayapitak, A. and Laws E. (2003): Development a New Multi- nation Tourism Region: Thai Perspectives on the Mekong Initiatives, Asia Pacific Journal of Tourism Research, Vol. 8, Issue 1, 48-57.

27.Sakon Phu-ngamdee (2010), Central Thailand Watt Tourism: Strategy for tourism promotion of Bangkok Mass Transit Authority, European Journal of Social Sciences - Volume 13, Number 4 (2010).

28.UNWTO (2013): Tourism Hightlight.

29.UNWTO (2013): Malaysia country report, UN WTO 25th CAP-CSA and UNWTO conference on sustainable tourism development.

Các trang thông tin điện tử

www.bvhttdl.gov.vn http://baothanhhoa.vn http://www.chinhphu.vn/ http://www.discoveryresearchgroup.com www.itdr.org.vn http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc-te.html http://fama2.us.es:8080/turismo/turismonet1/economia%20del %20turismo/turismo%20zonal/lejano%20oriente/tourism%20in%20Singapore.pdf www.mofa.gov.vn www.UNWTO.org http:// www.tourismthailand.my www.vietnamtourism.com http://vietnamtourism.gov.vn http://www.virtualmalaysia.com www.visitsingapore.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 - 2006

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng thu từ khách du 17,40 20,50 23,00 22,00 26,00 30,00 51,00

lịch (nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%) 17,8 12,2 -4,3 18,2 15,4 70,0

Nguồn: http://vietnamtourism.gov.vn

Phụ lục 1.2: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2007 - 2013

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng thu từ khách du 56,00 60,00 68,00 96,00 130,00 160,00 200,00

lịch (nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%) 9,8 7,1 13,3 41,2 35,4 23,1 25,00

Phụ lục 2: Tuyên bố Hội An về thúc đẩy hợp tác du lịch APEC

TUYÊN BỐ HỘI AN

VỀ THÚC ĐẨY HỢP TÁC DU LỊCH APEC Hội An, Quảng Nam, Việt Nam

17/10/2006 *****

1. Chúng tôi, các Bộ trưởng Du lịch APEC gồm: Australia; Brunei Darussalam; Canada; Chile, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Hồng Kông; Cộng hòa Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Mêhicô; Niu Dilân; Papua Niu Ghi-nê; Pêru; Philipin; Liên bang Nga; Xin-ga- po; Đài Loan; Thái Lan; Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, tổ chức tại Hội An, Quảng Nam, Việt Nam từ ngày 15 – 17/10/2006 trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006, dưới sự chủ trì của Bà Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì Thịnh vượng chung”.

2. Tham dự Hội nghị còn có Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC và Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là quan sát viên.

3. Hội nghị vinh dự được đón Ngài Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Lễ Khai mạc Hội nghị.

4. Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, hữu nghị, trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Hội nghị đã thảo luận những vấn đề ưu tiên hợp tác thiết thực đang đặt ra nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch APEC; và,

Các Bộ trưởng:

5. Hoan nghênh quyết định của các nhà lãnh đạo APEC coi du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác khu vực. Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong tôn trọng và bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, tăng cường giao lưu văn hóa và thu hẹp khoảng cách qua việc xây dựng tình hữu nghị giữa các nền kinh tế thành viên APEC và đối tác, phấn đấu vì hòa bình và hài hòa trên thế giới.

6. Công nhận Hiến chương Du lịch APEC thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ nhất tại Seoul, Hàn Quốc năm 2000 là nền tảng vững chắc và định hướng quan trọng cho hợp tác du lịch khu vực. Trong thời gian qua, việc triển khai các dự án trong khuôn khổ 4 mục tiêu chính sách đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên du lịch ở các nền kinh tế thành viên.

7. Ghi nhận rằng, trong tình hình hiện nay, chủ đề được lựa chọn tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, “Thúc đẩy hợp tác du lịch APEC vì Thịnh vượng chung”, là rất phù hợp và thiết thực, góp phần tăng cường hợp tác song phương và đa phương giữa các nền kinh tế thành viên APEC trên các lĩnh vực như: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiêu chuẩn hóa dịch vụ và kỹ năng nghề du lịch, tạo thuận lợi đi lại cho khách du lịch, với mục đích sớm thực hiện các mục tiêu chính sách tại Hiến chương Du lịch APEC nói riêng và mục tiêu Bogor nói chung, phấn đấu vì một cộng đồng ổn định, an ninh và thịnh vượng.

8. Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả làm việc của Nhóm Công tác Du lịch APEC thời gian qua trong triển khai thực hiện 4 mục tiêu chính

sách của Hiến chương Du lịch APEC. Những nỗ lực đó được thể hiện một cách sinh động và rõ nét qua kết quả thực hiện các dự án đã được triển khai, như: Nghiên cứu những trở ngại đối với du lịch – Giai đoạn 3; Nghiên cứu những mô hình tiêu biểu về quản lý bền vững ngành du lịch trong khuôn khổ hợp tác APEC; Nghiên cứu những mô hình tiêu biểu về tăng cường an ninh, an toàn, chống khủng bố, phục vụ phát triển bền vững ngành du lịch; Áp dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nền kinh tế thành viên APEC; tài khoản vệ tinh du lịch; tiêu chuẩn nghề du lịch APEC.

9. Ghi nhận những tiến triển khả quan của “Đánh giá Độc lập” do Nhóm Công tác Du lịch triển khai, trong đó tập trung xem xét tính tương thích và sự phù hợp của những mục tiêu và hoạt động của Nhóm Công tác; xác định cơ chế nhằm tập trung vào các ưu tiên chiến lược và định hướng trong tương lai của Nhóm Công tác. Ghi nhận ý kiến phản hồi của Nhóm Công tác đối với kết quả của “Bản Đánh giá Độc lập” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhóm.

Một phần của tài liệu 02050003205 (Trang 105 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w