Những giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đông sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 93 - 121)

4.4.3.1. Chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn về canh tác nông lâm nghiệp và chăn nuôi

1. Chuyển giao khoa học công nghệ

Chuyển giao kỹ thuật sử dụng bếp đun tiết kiệm nguyên liệu như: bếp đun củi cải tiến, bếp ga sinh học nhằm giảm áp lực về nguồn nguyên liệu vào tài nguyên rừng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm từ cấp thôn nhằm tạo điều kiện nhanh chóng và dễ dàng cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên cũng như chỉ đạo sản xuất. Trang bị hệ thống máy tính tới các xã và nối nhằm phục vụ chuyển giao công nghệ.

2. Phổ biến kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại trong hoạt động canh tác nông lâm nghiệp.

Tình trạng hiện nay khi phổ cập, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thường sử dụng kiến thức, kinh nghiệm từ sách vở mà ít chú ý khai thác kiến thức bản địa từ người dân. Đó là nguyên nhân làm cho một số hoạt động khuyến lâm, khuyến nông chưa hiệu quả. Tổ chức nghiên cứu phổ cập kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại để áp dụng vào hoạt động canh tác ở các hộ gia đình như mở các lớp tập huấn ngắn hạn về chọn loại cây trồng, kỹ thuật trồng, chăn nuôi thú y, quản lý bảo vệ rừng,… Đây là một trong những yếu tố kích thích quan trọng đối với lợi ích cá nhân, thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

3. Xây dựng mô hình chăn nuôi động vật hoang dã

Xây dựng các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều loài thú hoang dã có giá trị kinh tế cao như: Dê, Nhím, Dúi, Thỏ, lợn rừng,… rất phù hợp gây nuôi ở địa phương do có môi trường sống phù

hợp và nguồn thức ăn dồi dào. Vì vậy, hỗ trợ nghiên cứu phát triển chăn nuôi động vật hoang dã sẽ là hướng đi tốt góp phần phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực vào tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Phát triển chăn nuôi động vật hoang dã không chỉ giảm áp lực của cộng đồng vào tài nguyên động vật rừng ở địa phương mà còn tăng cường gắn kết các hộ gia đình trong quá trình sản xuất và phát triển thị trường, hình thành những tổ chức cộng đồng và luật lệ cần thiết cho phổ biến kiến thức, phòng chống dịch bệnh, ổn định thị trường… qua đó phát triển được mối liên kết của người dân với cộng đồng.

4. Xây dựng biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp

Trong quá trình trao đổi những người được phỏng vấn đã thống nhất rằng cần nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng trong hệ thống canh tác nông nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của cộng đồng vào tài nguyên rừng. Cụ thể là thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng; phòng trừ sâu bệnh; xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp; chuyển đổi diện tích đất ruộng một vụ thành diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả,… sử dụng hiệu quả đất vườn tạp theo những mô hình canh tác bền vững trên đất dốc; tăng cường công tác trồng rừng trên các diện tích được giao và tạo cơ hội việc làm cho người dân trên cơ sở vừa trồng rừng gỗ nguyên liệu vừa tròng rừng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao.

5. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y

Kết quả thống kê cho thấy thu nhập kinh tế từ chăn nuôi của người dân mặc dù có tỷ trọng lớn trong kinh tế hộ gia đình nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Còn nhiều hộ chưa tham gia chăn nuôi, nhiều hộ khác chăn nuôi ít hoặc phát triển cầm chừng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là dịch bệnh thường phát triển mạnh với các loài gia súc, gia

cầm. Có những bản gần như không chăn nuôi gà, ngay cả trâu bò cũng không đáng kể. Lý do là dịch bệnh đã tiêu diệt hết đàn gia súc, gia cầm mà họ chưa thể khôi phục được vì thiếu vốn. Nên cần phải hỗ trợ các thôn hình thành các dịch vụ về giống và kỹ thuật phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương. Đây là yếu tố phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp họ sử dụng tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học và những điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y là yếu tố tăng cường tính gắn kết cộng đồng trong bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên.

4.4.3.2. Phát triển công nghệ canh tác trên đất dốc

1. Hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất ở địa phương:

Kết quả nghiên cứu cơ cấu đất canh tác của người dân KBT TN Đồng Sơn - Kỳ Thượng cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng khá lớn là 97,68% tổng diện tích đất canh tác của khu vực trong khi đó đất nông nghiệp chỉ chiếm 2,32%. Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp chưa được sử dụng một cách hợp lý. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn 5 xã vẫn còn 3626.75 ha chiếm 7.77% tổng diện tích đất tự nhiên chưa đưa vào sử dụng, trong đó đất đồi núi là 3384.47 ha = 7.25% tổng diện tích tự nhiên, đất khác chưa sử dụng là 242.28 ha =0.52% tổng diện tích tự nhiên.

Trong bối cảnh hiện nay, việc quy hoạch và sử dụng hợp lý diện tích tự nhiên đặc biệt là diện tích đất lâm nghiệp để tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng là vấn đề cấp thiết

Mặt khác từ khi thành lập Khu bảo tồn năm 2003 đến nay, diện tích Khu bảo tồn được điều chỉnh vào năm 2007, sau khi tiến hành rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính phủ thì ranh giới KBT được điều chỉnh lại ranh giới, diện tích rừng đặc dụng Đồng Sơn - Kỳ Thượng theo quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 còn 15.637,7 ha và mới đấy nhất theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 13

tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh thì Diện tích KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là 15.593,810 ha. Vì vậy, trong thời gian tới cần khẩn trưởng hoàn thiện việc cắm mốc ranh giới KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng ở ngoài thực địa.

2. Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc

Cần tiến hành xây dựng các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, vì diện tích ruộng lúa nước ở địa phương chiếm tỷ lệ thấp. Thì canh tác lương thực trên đất dốc là mô hình phổ biến để bảo vệ rừng, bảo vệ đất và duy trì năng suất canh tác cần hỗ trợ việc áp dụng những công nghệ canh tác mới. Đặc biệt là công nghệ chống xói mòn và duy trì độ ẩm đất.

Để phát triển công nghệ canh tác trên đất dốc cần có những hoạt động nỗ lực của cộng đồng trong việc xây dựng quy ước về chuyển giao kỹ thuật, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ mọi thành viên thực hiện công nghệ canh tác, đặc biệt là việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, góp phần tích cực trong việc đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, phát huy hiệu quả quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy người dân tham gia vào công tác QLBVR tại KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Khu Đồng Sơn - Kỳ Thượng là khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi thấp, hiện còn diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng ở KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng khá đa dạng phong phú về thành phần loài, nhiều loài quý hiếm được ghi trong danh lục đỏ của IUCN 2010 (thực vật có có 31 loài, động vật có 16 loài);

2. Những đặc điểm kinh tế, xã hội và nhân văn cơ bản hiện nay ở khu vực nghiên cứu là thu nhập bình quân trên đầu người thấp, chủ yếu là sản xuất thuần nông, nền sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, hiệu quả kinh tế của quản lý rừng và đất rừng còn rất thấp. Tập quán khai thác tài nguyên lạc hậu, trình độ văn hoá thấp, kiến thức bản địa phong phú nhưng chưa được phát huy đầy đủ. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng;

3. Hoạt động quản lý tài nguyên rừng đã có sự chuyển biến song vẫn còn lỏng lẻo, vai trò của cộng đồng còn mờ nhạt, thiếu những tổ chức và luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên. KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng hiện nay đang có nguy cơ đe dọa bị xâm lấn cũng như bị tàn phá cao nên rất cần có sự chung tay tham gia QLBVR của mọi cấp mọi ngành và toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng địa phương.

4. Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể ở địa phương, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm lôi cuốn cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng ở các xã trong khu vực, trong đó có những giải pháp về kinh tế như đầu tư phát triển

sản xuất, mở rộng ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng, sản xuất hàng hóa, phát triển thị trường nông lâm sản, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình và những giải pháp xã hội như đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, chính sách về thị trường nông lâm sản; Một số giải pháp về khoa học công nghệ như tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ rừng, phát triển công nghệ canh tác trên đất dốc...

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Về phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan, chưa đánh giá được cụ thể được độ chính xác của các tài liệu này.

- Những số liệu thu thập bằng phương pháp PRA, kết hợp phỏng vấn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá sâu sắc hơn, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học đúng đắn hơn.

- Đề tài không có điều kiện so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ phù hợp với địa bàn KBTTN Đồng Sơn Kỳ Thượng.

3. Khuyến nghị

Việc đưa ra các giải pháp tối ưu để cộng động người dân địa phương chủ động và tích cực tham gia vào công tác QLBVR của KBT là vấn đề khó khăn và phức tạp, phải thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trong thời gian dài. Do điều kiện có hạn về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy những nghiên cứu tiếp theo nên tập chung vào một vài lĩnh vực và đề xuất những giải pháp chi tiết và cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (2010), Báo

cáo đánh giá hiện trạng các loài bị đe dọa toàn cầu và các sinh cảnh quan trọng KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Quảng Ninh.

2. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (2010), Báo

cáo tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2005 - 2010 của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Quảng Ninh.

3. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (2010), Điều

tra đánh giá đa dạng các loài thực vật thân gỗ trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng và đề xuất giải pháp bảo tồn, năm 2010, Quảng Ninh.

4. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (2011),

Điều tra đánh giá đa dạng các loài thực vật thân thảo trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng và đề xuất giải pháp bảo tồn, năm 2011,

Quảng Ninh.

5. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (2012), Điều

tra đánh giá đa dạng các loài thực vật có giá trị dược liệu trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng và đề xuất giải pháp bảo tồn, năm 2012, Quảng Ninh.

6. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (2012), Báo

cáo công tác quản lý bảo vệ rừng từ ngày thành lập đến năm 2012,

Quảng Ninh.

7. Cục kiểm lâm, Bộ nông nghiêp và PTNT (2004), Lập kế hoạch quản lý cho các khu bảo tồn của Vịêt Nam, Dự án (PARC), Hà Nội tháng

11/2004, Hà Nội.

8. Donovan D., Rambo A.T, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1997),

nghiên cứu mẫu và bài học từ châu á, Trung tâm Đông Tây, Trung tâm

nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang (1-2), Hà Nội.

9. Gilmour, D.A và Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, IUCN, Hà Nội.

10.Trần Ngọc Hải và các cộng tác viên (2002), Phân tích cơ sở lý luận về quản

lý bền vững tài nguyên rừng và vai trò kinh tế của lâm sản ngoài gỗ tại một số thôn vùng đệm của VQG Ba Vì, Đề tài nghiên cứu khoa học,

Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

11.Hoàng Hoè (1995), Bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

là sự nghiệp của nhân dân, Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên

nhiên ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, trang (12-14), Hà Nội

12. Trần Ngọc Lân (1999), Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Bá Ngãi (2001), Phương pháp đánh giá nông thôn, Trường Đại

học Lâm nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Bá Ngãi (2005), Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam,

Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên (2004), Báo cáo về

nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng, Tổ công tác

quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng, Tháng 8/2004, Hà Nội.

16. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Hồng Quân, Ernst Kuester (2005), Báo cáo về lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam, Diễn đàn lâm nghiệp cộng đồng,

Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng khu vực Thái Lan, từ ngày 24/8/05 đến 25/8/05, Hà Nội.

17. Phân hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (1997), Tuyển tập

báo cáo hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Hội khoa học kỹ

thuật lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

18. Primack, Richard B. (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Phương (2003), Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng VQG Ba Vì tỉnh Hà Tây,

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

20. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Số 29/2004/QH11 ban

hành ngày 03/12/2004, Hà Nội.

21.Tài liệu hội thảo (2005), Quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người

dân, Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tháng 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đông sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 93 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)