Phần lớn người dân sống trong khu vực thuộc các xã vùng cao, cuộc sống của họ chủ yếu là hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn do năng suất thấp và thiếu đất canh tác. Do tập quán sản xuất chính là làm nương rẫy và khai thác lâm sản. Do nhu cầu của đời sống mưu sinh, người dân vẫn lén lút vào rừng khai thác lâm sản như: Gỗ gia dụng, củi đốt, cây thuốc, săn bắt động vật, thu hái phong lan, khai thác nhựa trám.... Người dân chưa có tập quán trồng rừng lấy gỗ, củi, trồng cây thuốc quanh nhà và việc chăn thả gia súc tùy tiện không có người giám sát. Tất cả các yếu tố trên đã gây ra những tác động tiêu cực khó lường đối với đa dạng sinh học và cảnh quan Khu bảo tồn. Những hoạt động phát triển kinh tế trên đã gây khó
khăn và cản trở quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật KBT.
3.2.4.1. Hiện trạng sử dụng đất các xã trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Thực trạng sử dụng đất các xã trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng được trình bày cụ thể qua bảng 3.3 và thể hiện qua hình 3.3 như sau:
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất các xã trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng Mục đích sử dụng đất Tổng cộng (ha)
Tỉ lệ Diện tích phân theo các xã (ha)
TT (%) Kỳ Thượng Đồng Sơn Đồng Lâm Hòa Bình Vũ Oai Tổng 46665.14 100 9823.39 12572.09 11325.98 7841.07 5102.61 1 Đất nông nghiệp 988.20 2.12 47.27 606.58 100.79 107.93 125.63 2 Đất lâm nghiệp 41610.97 89.17 9054.91 11403.68 9918.74 7082.35 4151.29 Đất rừng tự nhiên 29141.20 62.45 7071.30 7942.90 4767.10 6350.10 3009.80 Đất rừng trồng 11117.90 23.82 1472.20 3266.00 4752.80 665.30 961.60 3 Đất chuyên dùng 365.77 0.78 15.26 44.75 83.10 75.13 147.53 4 Đất ở 73.45 0.16 5.61 16.58 23.19 6.99 21.08 5 Đất chưa sử dụng 3626.75 7.77 700.34 500.50 1200.16 568.67 657.08 Đất đồi núi 3384.47 7.25 689.92 485.43 1171.18 528.65 509.29 Đất chưa sử dụng khác 242.28 0.52 10.42 15.07 28.98 40.02 147.79
Hình 3.3: Hiện trạng sử dụng đất các xã trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Từ kết quả trên cho thấy diện tích đất tự nhiên được sử dụng chủ yếu cho hoạt động lâm nghiệp ( chiếm 89,17%).
3.2.4.2. Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Theo số liệu thống kê năm 2012 về hoạt động sản xuất
nông nghiệp của các xã trong vùng đệm như sau:
Tổng diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp là 992,31 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 342,66 ha (chiếm 34,53% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp), còn lại là diện tích trồng cây hoa màu và các loại cây hàng năm khác. Diện tích đất canh tác bình quân đầu người trên toàn vùng là 1.166,8 m2. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của toàn vùng là 1.793,5 tấn/năm, tổng sản lượng lương thực này mới đủ nhu cầu cho khoảng 5.952 người, còn lại khoảng 2.252 người thường xuyên thiếu đói.
Lương thực quy thóc bình quân đầu người do sản xuất nông nghiệp mang lại là 210 kg/năm, sản lượng này chưa đảm bảo nhu cầu về lương thực cho cuộc sống của người dân địa phương, chỉ đủ ăn trong vòng 8-9 tháng trong năm, còn lại 3-4 tháng thiếu ăn. Bên cạnh đó sản lượng lương thực ở các xã trong vùng có sự chênh lệch khá lớn.
- Chăn nuôi: Ngoài trồng trọt người dân còn tổ chức chăn nuôi gia súc,
lợn, gà… Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính. Hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình, giống cũ địa phương cho năng suất thấp, công tác thú y chưa được chú trọng, người dân chưa hướng tới sản xuất hàng hóa.
3.2.4.3. Sản xuất lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thực hiện trong vùng đệm của Khu bảo tồn.
Đối với vùng lõi, từ năm 2003 đến nay, Ban quản lý KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi và trồng bổ sung trong phân khu phục hồi sinh thái, nhằm tạo công ăn việc làm cho các HGĐ đang sinh sống đan xen trong vùng. Ban quản lý KBT còn hỗ trợ cây giống, công trồng, chăm sóc để người dân thực hiện trồng rừng trên nương rẫy bỏ hóa.
Ngoài ra, bằng các nguồn vốn tự có hoặc được đầu tư từ các dự án, nhiều hộ gia đình đã tham gia tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, lập trang trại theo hướng nông lâm kết hợp…