Đặc điểm tài nguyên rừng tại KBTTNĐồng Sơn-Kỳ Thượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đông sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 58)

4.1.1.1. Đặc điểm về diện tích

Trước đây, từ năm 2001 đã xây dựng dự án xây dựng KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng tỉnh Quảng Ninh. Tháng 5 năm 2002, KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng được thành lập theo Quyết định số: 1672/QĐ-UB ngày 22/5/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh, nhưng giai đoạn này Ban quản lý KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng chưa được thành lập,

* Theo Quyết định số 440/QĐ-UB ngày 12 tháng 02 năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh [34], về việc thành lập Ban quản lý KBTTN Đồng

Sơn- Kỳ Thượng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh, KBT nằm trên địa bàn các xã: Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Đồng Lâm, Vũ Oai và Hoà Bình thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, diện tích khu rừng đặc dụng là 17.792 ha. Trong đó:

Diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 14.432 ha, bao gồm phần sườn trên và đỉnh của dãy núi chính là khe Ru - Đèo Mo. Rừng tự nhiên trong khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 12.577 ha, chiếm 87,0% tổng diện tích tự nhiên phân khu và bằng 73,5% diện tích rừng tự nhiên trong phạm vi Khu bảo tồn. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là nơi tập trung rừng tự nhiên và là môi trường sống của hầu hết các loài động, thực vật trong Khu bảo tồn.

- Diện tích của phân khu phục hồi sinh thái 3.875 ha gồm:

+ Phân khu I ở phía Tây Bắc, diện tích 550 ha thuộc tiểu khu 52B, xã Đồng Sơn.

+ Phân khu II ở phía Nam diện tích 3.325 ha trong đó: Xã Đồng Lâm 1.195.ha, xã Vũ Oai 1.580 ha, xã Hoà Bình 550 ha.

- Phân khu dịch vụ hành chính 35 ha.

* Sau khi rà soát điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và theo Quyết định số 4903/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh [35], thì diện tích của Khu bảo tồn là 15.637,7 ha. Trong đó: Diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được điều chỉnh giảm còn 12.949,7 ha; Diện tích phân khu phục hồi sinh thái được điều chỉnh giảm xuống còn lại 2.653 ha, Dịch vụ hành chính 35 ha. Ranh giới KBT đã được xác định trên bản đồ và thực địa bằng 140 cọc mốc và 10 bảng nội quy.

Diện tích giảm 2.154,3 ha bao gồm: Đất có rừng trồng 708,9 ha, đất chưa có rừng 9,4 ha, đất khác (nông nghiệp, thổ cư) 1.436,0 ha. Phương án điều chỉnh này đã giúp cho KBT quản lý, bảo vệ tốt hơn diện tích rừng được giao. Theo phương án này ranh giới đất được thể hiện rõ trên bản đồ và ngoài thực địa, sự tranh chấp đất đai đã được giải quyết cùng với việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho người dân.

* Căn cứ kết quả rà soát điều chỉnh rừng đặc dụng, giai đoạn 2009-2015 và kết quả phúc tra hiện trạng của Phân viện diều tra quy hoạch (ĐTQH) rừng Đông Bắc bộ tháng 11 năm 2012, diện tích KBT là 15.637,7 ha.

Số liệu cụ thể về diện trích rừng và đất rừng tại KBT trong thời gian này được trình bày ở bảng 4.1 và thể hiện ở hình 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Diện tích rừng và đất rừng tại KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Đơn vị: ha

T

T Hạng mục Tổng

Phân theo các phân xã Đồng Lâm Đồng Sơn Hoà Bình Kỳ Thượng Vũ Oai 15.637,7 3.620,6 3.682,7 2.214,9 3.182,5 2.937,0 1. Đất có rừng 14.157,8 3.128,8 3.147,7 2.031,2 3.022,5 2.827,6 1.1. Rừng tự nhiên 13.284,5 2.443,0 3.039,7 2.019,3 3.004,8 2.777,7 - Rừng trung bình 4.155,3 499,85 413,2 691,9 1.560,4 989,8 - Rừng nghèo 1.917,2 259,2 238.9 918,8 51,6 448,6 - Rừng phục hồi 5.924,6 1.683,9 1.214,3 408,5 1.278,5 1.339,2 - Rừng hỗn giao 1.173,2 1173,2 - Rừng tre nứa 114.3 114,3 1.2. Rừng trồng 873.3 685,8 108,0 11,9 17,7 49,9 - Có trữ lượng 501.7 457,74 43.91 - Chưa có trữ lượng 353,1 227,24 99,47 11,85 8,51 6,03 - Đặc sản 18,6 0,86 8,51 9,18 2 Đất chưa có rừng 1.479,9 492,0 534,8 183,8 160,0 109,3 - Cỏ, lau lách (IA) 329,0 205,4 91,4 23,35 8,87 - Cây bụi, gỗ rải

rác (IB) 622,5 108,2 373,0 94,3 2,7 44,32 - Cây gỗ tái sinh (IC) 528,4 178,4 70,5 89,5 133,91 56,14

(nguồn: Kết quả phúc tra hiện trạng rừng của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng năm 2012)

Hình 4.2: Diện tích rừng và đất rừng của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Trong đó:

- Xã Đồng Sơn gồm 4 tiểu khu: 52, 56, 58, 59, diện tích 3.682,7 ha - Xã Kỳ Thượng gồm 2 tiểu khu: 60, 61, diện tích 3.182,5 ha.

- Xã Đồng Lâm gồm 4 tiểu khu: 68, 69, 70, 77A, diện tích 3.620,6 ha - Xã Vũ Oai gồm 2 tiểu khu: 71, 79, diện tích 2.937,0 ha

- Xã Hoà Bình gồm 2 tiểu khu 72, 80A diện tích 2.214,9 ha.

Theo kết quả trên, diện tích đất có rừng trên địa bàn KBT là 14.157,7 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên chiếm 93,83% đất có rừng, độ che phủ rừng đạt trên 80%. Chất lượng rừng còn khá tốt, rừng tự nhiên trung bình trở lên chiếm trên 29,35%, rừng nghèo chiếm 13,54%, còn lại là rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng phục hồi chiếm 50,94% đất có rừng.

Diện tích rừng trồng là 873,3 ha, chiếm 6,17% đất có rừng, gồm chủ yếu là cây: Thông mã vĩ, Ngân hoa, Quế, Keo ... trồng trong phân khu phục hồi sinh thái. Do đặc thù KBT còn có dân sinh sống trong vùng lõi và một phần diện tích đất của các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi thành lập KBT, do chưa có phương án đền bù và di chuyển nên người dân vẫn tiến hành trồng rừng. Đây là một vấn đề tồn tại gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng của KBT.

Có thể thấy diện tích đất chưa có rừng trong Khu bảo tồn là khá lớn, với 1.479,9 ha, chiếm 9,46% diện tích đất rừng đặc dụng. Trong đó, đất trống có cây gỗ rải rác (IC) 528,4 ha; đất trống trảng cỏ, cây bụi (IA+IB) 951,51 ha.

+ Hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp:

Mới đây theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh [40], thì Diện tích KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là 15.593,810 ha (diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 12.949,7 ha; Diện tích phân khu phục hồi sinh thái 2.609,11 ha; Dịch vụ hành chính 35 ha. Trong đó:

- Xã Đồng Sơn gồm 4 tiểu khu: 52, 56, 58, 59, diện tích 3.648,7 ha - Xã Kỳ Thượng gồm 2 tiểu khu: 60, 61, diện tích 3.202,2 ha.

- Xã Đồng Lâm gồm 4 tiểu khu: 68, 69, 70, 77A, diện tích 3.199,09 ha - Xã Vũ Oai gồm 2 tiểu khu: 71, 79, diện tích 3.264,84,0 ha

- Xã Hoà Bình gồm 2 tiểu khu 72, 80A diện tích 2.278,98 ha.

Hình 4.3: Hiện trạng diện tích KBTTN phân theo các xã

Vị trí địa lý và Phạm vi ranh giới đã được trình bày cụ thể ở các mục 3.1.1 và mục 3.1.2.

4.1.1.2. Đặc điểm về tài nguyên thực vật, động vật.

+ Hệ thực vật rừng vật rừng: - Thảm thực vật rừng:

Trên cơ sở phân loại Thảm thực vật rừng Việt Nam của GS.TS Thái Văn Trừng, thảm thực vật của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có thể xếp vào các kiểu rừng và thảm tươi như sau:

* Kiểu thảm thực vật thường xanh mưa ẩm Á nhiệt đới núi thấp * Kiểu thảm thực vật thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

- Thực trạng trữ lượng rừng của KBT

Thực hiện chủ trương đóng cửa khai thác rừng tự nhiên trên toàn quốc. Trong những năm qua KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng làm nhiệm vụ bảo vệ nghiêm ngặt rừng hiện có. Rừng có trữ lượng nhưng trữ lượng chưa cao, tổ thành loài cây phức tạp chủ yếu là cây có phẩm chất tốt và trung bình. Vì vậy, ngoài việc bảo vệ tốt cần có các biện pháp tích cực về mặt lâm học để điều chỉnh tổ thành phát triển sinh khối, khôi phục lại vốn rừng, nâng cao chất lượng rừng. Điều này được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Diện tích và trữ lượng thực vật rừng tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng

STT Hạng mục Tổng DT (ha) Trữ lượng Gỗ (m3) Tre (tấn) 14.157,8 818.568 21.363 A Rừng tự nhiên 13.284,5 812.143 21.363 1 Rừng trung bình 4.155,3 185.087 2 Rừng nghèo 1.917,2 179.915 3 Rừng hỗn giao 1.173,2 58.164 19.311

4 Rừng phục hồi sau khai thác kiệt 3.054,5 388.977 5 Rừng phục hồi sau nương rẫy 2.870,1

6 Rừng tre nứa 114,3 2.052 B Rừng trồng 873,3 6.425 1 Thông 410,1 2.805 2 Ngân hoa 6,0 3 Đặc sản 16,8 185 4 Keo+ Bạch đàn 440,4 3.435

(nguồn: Kết quả phúc tra hiện trạng rừng của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng năm 2012)

- Thực vật thân gỗ:

Trên cơ sở số liệu điều tra và kế thừa trước đây [3], KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có 546 loài, thuộc 332 chi của 97 họ, trong 2 ngành thực vật.

Ta nhận thấy: Thực vật thân gỗ ở KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng khá phong phú về số loài, đặc biệt có một số loài đặc trưng nhất của khu Đông Bắc như Táu mật, Gụ Lau, Sao Hòn Gai, Dẻ Cuống, Dẻ gai thô, Sồi quả lông…đều có mặt ở đây.

- Thực vật thân thảo:

Năm 2011 Chi cục kiểm lâm tỉnh và KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã phối hợp với chuyên gia trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng tiến hành điều tra sự đa dạng các loài thực vật thân thảo kết quả thể hiện ở phụ biểu 04[4].

Qua kết quả điều tra cho thấy thực vật thân thảo ở KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng khá phong phú với tổng 617 loài, thuộc 380 chi của 119 họ, trong 4 ngành thực vật. So với thực vật thân gỗ (546 loài, thuộc 332 chi của 97 họ, trong 2 ngành thực vật) ta thây thực vật thân thảo có mặt ở 4 ngành thực vật bậc cao, tăng thêm 3 ngành là Thông đất, Mộc tặc, Dương xỉ nhưng lại không có loài nào thuộc ngành hạt trần (Pinophyta). Đáng chú ý là trong KBT có một số cây thân thảo có nguồn gốc trồng trong các gia đình để lấy quả, hạt, rau ăn hay làm thuốc không được đề cấp trong danh lục cây thân thảo vì chúng không phải là thực vật rừng có nguồn gốc tự nhiên tại chỗ.

- Thực vật có giá trị trong dược liệu:

KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là vùng có tiềm năng về cây thuốc, với nhiều loài cây thuốc quý hiếm phân bố tập trung nhiều nhất vùng Đông Bắc. Kết quả điều tra thu thập năm 2012 tại Khu bảo tồn [5], đã phát hiện và thống kê được 428 loài cây thuốc mọc tự nhiên, thuộc 330 chi, 125 họ của 4 ngành thực vật bậc cao và Nấm. Cụ thể ở phụ biểu 05.

Với 426 loài cây thuốc là thực vật bậc cao có mạch và 2 loài nấm làm thuốc đã ghi nhận được, chắc chắn là chưa đầy đủ. Tuy nhiên đem so sánh với tổng số loài thực vật rừng đã biết gần đây là 617 loài, thuộc 119 họ, 4 ngành, cho thấy nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là khá phong phú và đa dạng.

Trên địa bàn KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có 64 loài thực vật quí hiếm thuộc 52 chi, 38 họ, theo các tiêu chí đánh giá, các loài quí hiếm gồm có các nhóm sau:

- Loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007: Có 43 loài thuộc 33 chi, 43 họ. Trong đó:

1. Cấp CR - Rất nguy cấp có 1 loài; 2. Cấp EN - Nguy cấp có 14 loài; 3. Cấp VU - Sẽ nguy cấp có 28 loài.

Số liệu cho thấy có 13 loài thuộc 9 chi, 7 họ trong KBT là những loài được ghi trong Nghị định 32/CP của Chính phủ về quản lý các loài động thực vật quí hiếm. Trong đó:

1. Nhóm IA (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) có 1 loài là Lan kim tuyến.

2. Nhóm IIA (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) có 12 loài, gồm: Tuế balansa (Cycas balansae Warb.), Hoa tiên (Asarum

glabrum Merr.), Đinh (Markhamia stipulata (Wall.) Seem), Lim xanh

(Erythrophloeum fordii Oliv.), Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.), Củ bình vôi (Stephania cepharantha Hayata), Dây mối (Stephania hernandiifolia (Willd.) Spreng.), Lõi tiền (Stephania

longa Lour.), Dây đồng tiền (Stephania sinica Diels), Hoàng thảo dẹt

- Với những loài được ghi trong danh lục đỏ của IUCN 2010, thì tại khu vực này có 31 loài trong đó:

1. Cấp CR - Critically endangered (cực kỳ nguy vấp) 3 có loài; 2. Cấp DD - Data dificient (thiếu dẫn liệu) có 1 loài;

3. Cấp EN - Endangered (nguy cấp) có 3 loài; 4. Cấp LC - Least concern có 1 loài;

5. Cấp NT - Near threatened (Sắp bị đe dọa) có 2 loài; 6. Cấp VU - Vulnerable (sắp nguy cấp) có 5 loài; 7. Cấp LR/lc - Lower Risk/least concern có 14 loài; 8. Cấp LR/nt - Lower Risk/near threatened có 2 loài. + Tài nguyên động vật rừng:

Khu hệ động vật trong KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng tuy đã chịu sức ép nặng nề từ hoạt động săn bắn của người dân địa phương nhưng vẫn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm như Báo hoa mai, Nai, Gấu, ... Tuy nhiên kích thước quần thể của các loài đều nhỏ hơn nhiều so với thời điểm cách đây khoảng 10 năm. Nhiều loài hiện chỉ còn một vài cá thể sinh sống trong KBT. Hiện trạng khu hệ động vật của khu bảo tồn được thể hiện trong phụ biểu 06 [1].

Qua quá trình phỏng vấn kết hợp điều tra thực địa, nhóm điều tra thực hiện dự án VCF đã ghi nhận sự có mặt của 56 loài thú đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong số đó có 16 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên) [5]. Trong đó:

- 135 loài chim đã được ghi nhận trong cuộc điều tra, trong số đó có 12 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).

- 31 loài bò sát đã được phát hiện, trong đó có 8 loài nằm trong sách đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên).

- Một số loài Hổ, loài Vượn đen và Voọc má trắng, Voọc Bạc được ghi nhận là đã từng có mặt ở KBT (đề án xây dựng KBT).

Từ các số liệu trên cho thấy tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng ở KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng khá đa dạng phong phú về thành phần loài, nhiều loài quý hiếm được ghi trong danh lục đỏ của IUCN 2010 (thực vật có có 31 loài, động vật có 16 loài). Tuy nhiên hiện nay các loài này đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

4.1.1.3. Vùng đệm của KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Các xã có diện tích đất trong KBT hoặc có ranh giới giáp với KBT được tính vào vùng đệm.

a. Vùng đệm bên ngoài (vùng đệm ngoài)

Theo dự án đầu xây dựng KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1672/QĐ-UB ngày 22/5/2002 và dự án rà soát điều chỉnh đầu tư rừng đặc dụng, giai đoạn 2009 - 2015 KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng [36].vùng đệm KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng gồm diện tích xung quanh ranh giới khu thuộc 5 xã (Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng, Vũ Oai, Hoà Bình) với tổng diện tích là 31.618,6 ha. Số liệu về diện tích vùng đệm ngoải KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng được được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.2.

Bảng 4.3: Diện tích vùng đệm bên ngoài KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

TT Hạng mục

Tổng cộng (ha)

Diện tích phân theo xã (ha) Đồng Sơn Đồng Lâm Kỳ Thượng Oai Hoà Bình 31.618,6 9.012,8 7.890,7 6.685,1 2.258,4 5.771,6 1 Đất nông lâm nghiệp 26.998,9 8.340,8 6.398,9 5.919,6 1.363,0 4.976,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 992,3 608,1 100,8 47,3 128,2 108,0 1.2 Đất lâm nghiệp 26.005,3 7.732,7 6.298,1 5.872,3 1.234,2 4.867,9 1.2 .1 Đất rừng sản xuất 22.128,6 7.732,7 6.298,1 5.872,3 1.197,7 1.027,8 1.2 .2 Đất rừng phòng hộ 3.876,7 36,5 3.840,2 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,3 0,6 0,7

2 Đất phi nông nghiệp 1.000,3 178,9 291,6 65.2 238,4 226,2 3 Đất chưa sử dụng 3.619,4 493,2 1.200,2 700.3 657,1 568,7

(nguồn: Dự án rà soát điều chỉnh đầu tư rừng đặc dụng, giai đoạn 2009 - 2015 KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, năm 2009).

Hình 4.4: Cơ cấu sử dụng đất vùng đệm ngoài KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

b. Vùng đệm bên trong (vùng đệm trong)

Diện tích đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 527,4 ha, chiếm 42,50 % quỹ đất hiện có mà người dân đang sử dụng. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bình quân 0,08 ha/người. Người dân chưa yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đông sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)