Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 25 - 29)

Để nghiên cứu phân loại hai chi Táu (Vatica) và chi Sao (Hopea) - Họ Dầu

(Dipterocarpacece) ở Việt Nam, chúng tôi dùng phương pháp hình thái so sánh. Đây là phương pháp kinh điển và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại dễ dàng trong nghiên cứu do trang thiết bị không phức tạp, dễ sử dụng, và về mặt khoa học vẫn cho những kết quả đáng tin cậy. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản vì nó ít biến đổi và ít phụ thuộc vào điều kiện của môi trường bên ngoài. Chính bằng phương pháp này, nhiều tác giả đã xây dựng thành công các hệ thống phân loại cũng như các hệ thống phát sinh của thực vật.

Khi so sánh hình thái của các mẫu vật, chúng tôi tuân theo nguyên tắc là chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau. Đó là những cơ quan có chung nguồn gốc, tuy có thể có sự sai khác chút ít trong cấu tạo và chức phận. Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác của phương pháp, chúng tôi chỉ so sánh các cơ quan tương ứng trong cùng một giai đoạn phát triển. Đôi khi, các dấu hiệu về hình thái rất phức tạp, vì hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan để thích nghi với điều kiện bên ngoài, nên có thể phải sử dụng các phương pháp khác để hỗ trợ nếu cần thiết.

Như vậy việc nghiên cứu phân loại của hai chi Táu (Vatica) và chi Sao

(Hopea) - Họ Dầu (Dipterocarpacece) - ở Việt Nam được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tập hợp, kế thừa, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước về chi

thống phân loại phù hợp với việc phân loại của hai chi Táu (Vatica) và chi Sao

(Hopea) ở Việt Nam.

Bước 2: Tham gia các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật; quan sát

và ghi chép các đặc điểm của mẫu vật (dạng sống, màu sắc hoa, quả...) mà ở trạng thái khô không quan sát được; quan sát xác định về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác. Đồng thời, chúng tôi sơ bộ phân tích vì ở trạng thái tươi dễ quan sát và định loại.

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích các mẫu vật của của hai chi Táu (Vatica)

và chi Sao (Hopea) - Họ Dầu (Dipterocarpacece), do các nhà thực vật trong nước và

nước ngoài thu thập, lưu giữ tại các phòng tiêu bản. Trong quá trình phân tích, so sánh và định loại, chúng tôi chủ yếu dựa vào các bản mô tả gốc, các sách chuyên khảo, các bộ thực vật chí của Việt Nam và các nước lân cận.

Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh các nội dung khoa học

của luận văn.

Sau khi tiến hành quan sát ở các phòng tiêu bản cũng như điều tra thực tế, xác định được thành phần các loài thuộc chi Táu và chi Sao ta tiến hành lập danh lục các loài theo mẫu biểu sau:

TT

Chi - Loài Nguồn thông tin

Tình trạng Tên phổ

thông

Tên khoa

học Quan sát Tiêu bản Tài liệu

- Xây dựng khóa định loại hai chi các loài trong hai chi ở Việt Nam. Khóa định loại xây dựng theo kiểu lưỡng phân. Để xây dựng khóa này, chúng tôi đã sử dụng những đặc điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- Mô tả các phân các chi và loài ở Việt Nam

 Mô tả loài gồm: Danh pháp (Tên khoa học, Tên Việt Nam, Tác giả, Năm công bố, Tài liệu dẫn); Đặc điểm loài (Thân, Lá, Lá kèm, Hoa, Quả, Hạt); Typus; Sinh học và sinh thái; Phân bố; Giá trị sử dụng (nếu có). Mẫu nghiên cứu;

- Lập khoá tra cho các loài hai chi Táu (Vatica) và chi Sao (Hopea) theo phương

pháp (Greesink et al 1995; Nguyễn Nghĩa Thìn 1997, Nguyễn Tiến Bân 1997,

Chương 3

KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Bên cạnh việc nghiên hệ thống tiêu bản của hai chi Táu và chi Sao thuộc Họ Dầu tại các phòng thực vật, nhà bảo tàng như Trung tâm Đa dạng sinh học, Trường đại học Lâm Nghiệp; Phòng tiêu bản thực vật – viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Hà Nội; Phòng tiêu bản thực vật – viện điều tra quy hoạch rừng; Phòng tiêu bản thực vật – Trường đại học khoa học tự nhiên; Phòng tiêu bản thực vật Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu thực địa tại một số địa điểm sau.

3.1. Vườn quốc gia Cúc Phương

Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý rừng. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia diện tích 25.000 ha. Luận chứng kinh tế-kỹ thuật của vườn quốc gia được phê duyệt ngày 9 tháng 5 năm 1988 theo Quyết định số 139/CT. Trong đó, ranh giới của vườn được xác định lại với tổng diện tích là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Toạ độ rừng: Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, 105°29' tới 105°44' kinh đông.

Trong đó ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài. Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể

hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng , hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách thăm quan. Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc. Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ô rô. Khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc-Himalaya, Ấn Độ-Myanma và Malesia. Đến nay, đã có 3 loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ thực vật Cúc Phương là hồ trăn Cúc Phương, mua Cúc Phương và cui Cúc Phương. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam. Vườn có diện tích 22.000ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m.

Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7°C . Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)