Tại Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam - Viện điều tra quy hoạch rừng: Tổng số mẫu tiêu bản của chi Táu và chi Sao là 87 mẫu thuộc 12 loài chiếm 54,54% tổng số loài phân bố tại Việt Nam. Trong đó Chi Sao có 8 loài chiếm 61,54% và 60 mẫu chiếm 68,96% tổng số mẫu . Chi Táu có 4 loài chiếm 44,44% và 27 mẫu chiếm
31,03% tổng số mẫu nghiên cứu. Gồm các loài như Táu xanh - Vatica subglabra
Merr. 1942, Táu thị - Vatica diospyroides Symington, 1939, Táu trắng - Vatica
odorata (Griff) Sym ssp. odorata và Táu mật - Vatica cinerea King, 1893. Còn chi Sao có 60 loài chiếm 68,97% tổng số mẫu điều tra. Trong tổng số 12 loài nghiên cứu thì tại đây có tới 8 loài chiếm 66,67% tổng số loài tại Việt Nam. Gồm các loài như Sao
hải nam - Hopea hainanensis Merr & Chun, 1940, Sao đen - Hopea odorata Roxb.
1819, Săng đào - Hopea ferrea Pierre, 1886, Sao mặt quy - Hopea mollisima
C.Y.Wu, 1957, Sao mang - Hopea reticulata TarditooiTTDDSHVVK Kền kền phú
quốc - Hopea pierrei Hance, 1876, Kền kền - Hopea siamensis Heim, Sao hòn gai -
Về khu vực lấy mẫu tiêu bản: Qua điều tra tôi thấy các mẫu tiêu bản được lấy ở nhiều khu vực khác nhau của nước ta như ở Tiên Yên – Quảng Ninh, Văn Chấn, Chạm Chu – Tuyên Quang, Nghệ An, Lạng Sơn, Gia Lai Kon Tum, phố Tăng Bạt Hổ - Hà Nội và một số mẫu được lấy từ những nước bạn như ở Khen Hỉu – Lào, Hải Nam – Trung Quốc.
Về thời gian lấy mẫu tiêu bản: Tất cả các mẫu tiêu bản hầu hết là được lấy từ rất lâu từ những năm 1956, 1960, 1963, năm 1964 và các năm 1975, 1976, 1980, 1985. Tôi thấy rằng chất lượng các mẫu tiêu bản ở đây không được tốt, ở mức trung bình có rất nhiều mẫu lấy từ những năm 60, 64 đã bị hỏng.
Bên cạnh các mẫu tiêu bản đã được định loại đến loài có đầy đủ số hiệu mẫu tiêu bản và etiket rõ ràng, thì ở đây còn rất nhiều mẫu tiêu bản chỉ mới được định loại đến chi và chưa gắn etiket.