Khu BTTN Văn Hóa Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 31 - 32)

Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập đầu năm 2004, là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hóa của Việt Nam. Khu Bảo tồn thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5- lưu vực sông Đồng Nai - WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới được xác định trong “Global 200 Ecoregions”. Là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF 2003-2004).

Tổng diện tích tự nhiên của KBT trên 100.303 ha, gồm: 67.903 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An). Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân thuộc huyện

Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai. Khu Bảo tồn nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai; phía

Tây giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km (nằm cạnh nhà máy Thủy điện Trị An). Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, trước đây còn là vùng căn cứ

cách mạng với địa danh nổi tiếng Chiến khu Đ. Đa dạng sinh học Theo kết quả điều

tra của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, Viện Sinh thái – Tài nguyên Sinh vật và Viện Nghiên cứu - Nuôi trồng Thủy sản II (2008-2009). Tài nguyên động thực vật tại KBT rất đa dạng về chủng loài và nhiều về số lượng cá thể, qua

điều tra bước đầu ghi nhận: Thực vật: có 1.401 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ,

vật đặc hữu của Đồng Nai, như: Cù đèn Đồng Nai; Lát hoa Đồng Nai; Ngâu Biên Hòa; Bướm bạc Biên Hòa; Hạ đệ; Xú hương Biên Hòa, có 02 loài hiếm được phát hiện ở KBT là cây Vấp thuộc họ Bứa, Thông tre thuộc họ Kim giao, cây dược liệu có 103 loài. Thảm thực vật rừng trong KBT, gồm các kiểu rừng: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (Rkx); kiểu rừng kín nửa ru ̣ng lá ẩm nhiệt đới (Rkn); kiểu rừng kín ru ̣ng lá hơi ẩm nhiệt đới (Rkr).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)