Cơ sở dữ liê ̣u về hình thái, sinh thái, phân bố, giá tri ̣ sử dụng và tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 54 - 70)

bả o tồn các loài thuộc Chi Táu (Vatica)

1. Táu thị

Tên khoa học: Vatica diospyroides Symingt

Tên khác: Táu muối, làu táu nước

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, cao 30 - 35m, đường kính 1m. Thân tròn, thẳng. Vỏ màu trắng xù xì, thịt vỏ màu trắng. Cành non phủ nhiều lông hình sao màu gỉ sắt.

Lá đơn, mọc cách, thuôn dài 14 - 19cm, rộng 5 - 6,5cm, đầu và gốc lá đều thuôn tù hẹp. Mặt dưới lá có nhiều lông hình sao màu vàng nhạt và vảy nhỏ trắng như muối. Gân bên dày xếp song song với nhau, thẳng, có 19 đôi. Cuống dài 1 - 1,2 cm, màu đen nhạt. Lá kèm sớm rụng để lại vết sẹo dài. Cụm hoa chuỳ, mọc ở nách lá, dài khoảng 10cm. Cánh hoa mặt ngoài nhiều lông màu vàng, hoa nhỏ có lá đài dạng thuôn hẹp nhọn và có lông màu vàng. Cánh tràng mềm mầu vàng nhạt dài 2cm. Nhị đực 15.

Quả hình trái xoan nhọn, dài, lá đài dạng cánh thẳng đứng, cánh quả có 10 - 11 gân song song.

* Đặc tính sinh học, sinh thái học

Táu thị mọc trong rừng kín thường xanh, trạng thái nguyên sinh ở độ cao từ 300 - 800m. Thường mọc lẫn sao mặt quỉ, Sến mật, Giổi, Re, Mít nài...

Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, sống lâu năm, ưa đất sét pha, tầng dầy, nhiều mùn. Khả năng tái sinh hạt rất tốt dưới tán rừng có độ tàn che 0,7 - 0,9. Cây non chuyển sang ưa sáng dần, nếu vẫn bị che bóng nhiều, cây con sẽ bị chết hàng loạt. Mùa hoa tháng 5 - 8, mùa quả chín tháng 11 - 12.

* Phân bố

Trong nước: Loài có phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đã gặp ở Yên Bái, Vĩnh Phúc, Lai Châu (Mường Lay), Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An (Quỳ Châu, Cô Ba), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê)

* Giá trị

Gỗ nặng có dầu nhưng kém bền, dễ bị mối mọt nhóm VI, thường dùng trong xây dựng, làm cầu, tà vẹt

* Mẫu nghiên cứ u

- 5216 – FIPI; 204 - FIBI; 5219- FIPI; 6706 – FIPI; Bx1124 (5218 - FIPI); 101 (5220 - FIPI); Bx1155 (37 - FIPI); Bx1006 (5217 - FIPI); 4918 – FIPI; 4919 – FIPI; HN 0000020443; HN 0000020442; HN 0000020441; HN 0000020444.

Hình 4. 1: Vatica diospyroides Symingt 1, 2 Mẫu tiêu bản; 2. Hình vẽ; 3. Cành mang lá

2. Táu mật

Tên khoa học: Vatica cinerea King

Tên khác: Làu táu, Táu nước

* Đặc điểm nhận biết

Táu mật là loài cây gỗ lớn, thường xanh, cao tới 20 – 35 m. Thân mập, thẳng. Vỏ thân nứt đều màu nâu xám, đường kính thân 40 - 50 cm, có khi lên tới 100cm,

1 2

có nhựa, phân cành nhánh mập, thẳng, tán cao, nhánh non có lông mịn, hình sao màu rỉ sắt.

Lá đơn mọc cách có dạng thuôn bầu dục, thuôn nhọn ở đầu và tù gần tròn ở đuôi lá, dài 8 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, màu xanh lục bóng nhẵn, dày, dai, gân bên thưa đều. Cuống lá có chiều dài 1 - 1,5cm, là kèm dài 0,2 - 0,8cm.

Cụm hoa dạng chùy mọc ở nách lá, có lông mịn, đều. Hoa trung bình, cánh đài 5, thuôn dài, gần bằng nhau, hai mặt phủ lông. Cánh tràng 5, dài 1 cm, mềm, dễ rụng. Nhị đực 12, trung đới tù. Bầu thượng, noãn sào có 6 rãnh, có lông xám. Đầu nhụy xẽ 3 thùy tam gác.

Quả hình cầu có lông, mang 2 cánh phát triển, dài 4 - 5 cm, rộng 1,5 cm và có 5 gân song song, những cánh nhỏ dài 1,5cm, có 4 gân nổi rõ.

* Đặc tính sinh học, sinh thái học

Ra hoa vào tháng 5 và quả chín vào tháng 9 - 10

Loài cây thường thấy ở độ cao 300 - 900 m so với mực nước biển.

* Phân bố:

Thế giới: Loài cây có ở các nước Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia.

Trong nước: loài phân bố ở các tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang (Phú Quốc). Loài có phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc từ Tuyên Quang, Lạng Sơn tới Phú Thọ và các tỉnh Miền Trung. Tại Yên Bái có rải rác một số cây ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn và Lục Yên. Có thể tìm thấy ở Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và nhiều nơi khác ở Vườn quốc gia Cúc Phương.

* Giá trị

Gỗ cứng, có gỗ giác gỗ lõi phân biệt, giác màu trắng xám, lõi màu nâu nhạt. Gỗ tốt không bị mối mọt, là một trong tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu), được sử dụng nhiều trong xây dựng, làm tà vẹt, đường tàu hỏa, xây dựng cầu, xẻ làm ván sàn, đóng đồ gỗ.

- BC – TV 000431; Bs 39 (5223 - FIPI); Bs 321 (15 - FIPI); 5225 – FIPI

* Một số hình ảnh

Hình 4.2: Vatica cinerea King

1. Mẫu tiêu bản; 2. Hình vẽ; 3. Tán cây; 4. Lá, quả

3 4

1

3. Táu xanh

Tên khoa học: Vatica subglabra Merr

Tên khác: Táu muối gân nhẵn.

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn thường xanh, cao 20 - 30 m, thân thẳng, phân cành sớm, đường kính 40 - 60 cm, vỏ màu xám đen, có đường nứt dọc nông, thịt vỏ màu hồng hay màu vàng nhạt, có xơ, có nhiều địa y bao phủ.Cành mảnh, khi khô màu nâu hồng, khi non có lông hình sao, sau nhẵn.

Lá đơn mọc cách, hình trái xoan, dài 4 - 7 cm, rộng 1 - 4 cm, hơi cong và không đối xứng, đầu lá thót nhọn, đuôi lá hình nêm hơi lệch, mép nguyên. Gân cấp hai từ 10 - 13 đôi. Cuống lá mảnh, dài 0,5 cm.

Cụm hoa hình chùy, mọc ở tận cùng hay mọc ở nách, có lông sau nhẵn. Hoa hình trụ dài 10 mm, cuống 6 - 10 mm có lông xám hình sao. Cánh đài 5, hình mác. Cánh tràng 5, mặt ngoài có lông. Nhị 10 - 12. Bầu phủ nhiều lông hình sao. Tiểu nhụy 10 -15, ngắn.

Quả hình cầu, nhẵn, có 5 cánh rời, đường kính 8mm, có vòi tồn tại, không đều nhau, khi chín màu nâu vàng, hai cánh lớn dài 3,5 cm rộng 1,6 cm. Ba cánh nhỏ dài 1,5 - 2cm.

* Đặc tính sinh học, sinh thái học

Mùa hoa tháng 4 - 5, mùa quả tháng 6 - 8

Cây mọc ở độ cao 100 - 900m. Tập trung ở 300 - 600 m. Cây ưa ẩm nên thường thấy mọc ở chân núi, trong thung lũng, ven sông suối, thường mọc cùng Chò chỉ, Chò nâu, Chò xanh, Nhội... tái sinh tự nhiên ở dưới tán rừng nơi thưa (0,3 – 0,5)

* Phân bố:

Ở Việt Nam mới thấy ở Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Nam, ở Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

Là loài đặc hữu Việt Nam, gỗ màu trắng vàng, cứng. Giác màu sáng hơn phần lõi, tỷ trọng 0,7 – 1,1, loài cho gỗ mịn, thớ thẳng, bền với mối mọt nhưng hơi khó chế biến. Dân địa phương thường dùng làm cột nhà.

* Tình trạng bảo tồn

Do gỗ tốt nên bị khai thác mạnh, cộng với môi trường sống bị phá hủy mạnh nên loài cây càng ngày càng trở nên hiếm. Tuy vậy Táu nước phân bố ở Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây), Xuân Sơn (Phú Thọ), Cúc Phương (Ninh Bình), Vũ Quang (Hà Tĩnh)… nên sự sống sót của loài được bảo đảm hơn. Phân hạng: EN

* Mẫu nghiên cứ u

- BC – TV 000438; BC – TV 001434; Bx 1159 – FIPI; Bx 959 – FIPI; HN 0000020449; 6364 (HN 0000020452); HN 0000020451; HN 0000020450; 6525 (HN 0000020445); HN 0000020453; 6525 (HN 0000020447); HN 0000020453.

* Hinh ảnh

Hình 4. 3: Vatica subglabra Merr

1. Mẫu tiêu bản; 2. Tán cây

(Hình 1: Phan Văn Dũng)

4. Táu trắng

Tên khoa học: Vatica odorata (Griff) Sym. Ssp. odorata

Tên đồng nghĩa: Vatica astrotricha Hance; Synaptea odorata Griff

Tên khác: Làu táu trắng, làu táu vàng, làu táu xanh

* Đặc điểm nhận biết

Táu trắng là loài cây gỗ lớn, thân thẳng, đường kính có thể lên tới 40 - 70 cm , phân cành cao và ít cành, tán nhỏ. Vỏ ngoài xám xanh hay trắng, nhẵn có nhiều bì khổng, rỉ nhựa màu hồng, vỏ trong mỏng màu nâu hồng. Cành non đứng có nhiều lông màu hung.

Lá hình êlíp trứng. Phiến lá rộng 3,5 - 6cm, dài 11- 17cm, đầu lá nhọn hay tù, có mũi ở đầu, dai. Gân bên từ 11 -18 đôi. Gân thứ cấp thưa hình vòng cung, có 10 - 14 cặp, gân tam cấp nổi rõ hai mặt. Cuống lá dài 1 – 1,2cm, có nhiều lông hình sao màu hung.

Cụm hoa dạng chùy, mọc ở ngọn hay ở nách lá, dài 3 - 7cm, có nhiều lông màu hung. Đài 5, không đều, 2 đài lớn tù, 3 đài nhỏ hình mũi mác và đầu nhọn. Tràng hình êlíp, màu hồng, hẹp dần ở đáy, tù hay nhọn ở đầu, mặt ngoài có nhiều lông tơ. Nhị 15, ngắn không đều. Bầu có nhiều lông. Tiểu nhụy 15.

Quả hình cầu hay hình nón, rộng 0,5 – 0,7cm, cao 0,8 - 1cm. Đài đồng trưởng 5, dính sát 1/2 trái, 2 đài lớn hình thuôn, rộng 0,5cm, cao 3,5 – 3,8 cm, tù hay nhọn ở đầu, 3 gân chạy tới mép, 3 đài nhỏ, thuôn nhọn.

* Đặc điểm sinh học, sinh thái học

Mùa hoa tháng 1 - 2, mùa quả chín vào tháng 3 - 4. Qua một số năm khảo sát không thấy có quả hoặc có rất ít quả.

Loài cây mọc nhiều trong rừng thường xanh hay nửa thường xanh, trên đất cát ven biển hay trên đất phù sa cổ. Cây mọc rải rác hay thành đám, tái sinh bằng hạt.

* Phân bố

Thế giới: Phân bố ở các nước Malaixia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma.

Trong nước: Các địa điểm có phân bố đã được khảo sát là Tân Phú (Đồng Nai) và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Bà Rịa Vũng Tàu). Ngoài ra loài cây có phân bố ở các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

* Giá tri ̣

Cây cho gỗ tốt, nặng, dai và dễ chế biến, gỗ được dùng trong xây dựng, đóng

táu thuyền, làm cầu cống làm tà vẹt và nông cụ.

* Mẫu nghiên cứ u

- P1891 – FIPI; 4463 – FIPI; 10462 – FIPI; 6928 – FIPI; 6926 – FIPI; 6942 – FIPI; 6929 – FIPI; 6948 – FIPI; 6927 – FIPI; 5224 – FIPI; 208 – FIPI; 213 – FIPI;

- 1393 (HN 0000020439); 906 (HN 0000020440)

* Hình ảnh

Hình 4.4: Vatica odorata (Griff) Sym. Ssp. odorata

1. Mãu tiêu bản Lá, quả; 2. Tán cây; 3. Mẫu lá, quả; 4. Thân Táu trắng;

(2,3,4. theo Sách họ Dầu Việt Nam, 2005)

1 2

5. Táu ngâu

Tên khoa học: Vatica fleuryana Tardieu

Tên khác: Táu núi, Lầu táu.

* Đặc điểm nhận biết

Cây hỗ lớn, cao 30 – 35 cm, đường kính 1m thân tròn, thẳng. Vỏ màu xám, xù xì, thịt vỏ màu trắng. Cành non phủ nhiều lông màu gỉ sắt.

Lá thuôn, dài từ 14 – 19 cm, rộng từ 5 - 6,5 cm, đầu hơi lệch về một bên, mặt dưới lá có nhiều lông và vẩy nhỏ trắng như muối. Gân bên có 19 đôi. Cuống lá dài 1,5 cm. Lá kèm sớm rụng để lại sẹo dài. Cụm hoa chùy, mọc ở nách lá, dài khoảng 10 cm. Cánh đài 5 bằng nhau dựng đứng. Cánh tràng 5, mặt ngoài nhiều lông, mặt trong nhẵn. Nhị đực 15, có chỉ nhị rất ngắn. Bầu thượng, nhiều lông, hình cầu, đường kính 0,2 cm. Vòi nhụy nhẵn, xẽ 3 thùy.

* Đăc tính sinh thái học

Cây ưa sáng mọc rải rác trong rừng sinh trưởng chậm, sống lâu năm, ưa đất sét pha, tồng đất dày, có nhiều mùn, ở độ cao từ 300 - 900m. Khả năng tía sinh hạt rất mạnh dưới tán rừng. Ra hoa thang 5 và 8, quả chín tháng 11 và 12.

* Phân bố

Cây phân bố rải rác trong rừng nguyên sinh các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái,..., Thường mọc lẫn nhau hoặc mọc tập trung thành quần thụ ưu thế.

* Giá trị

Gỗ nặng, bền, dai, không bị mối mọt, giác màu hồng nâu nạt, lỏi màu đen vòng năm khó nhận. Gỗ muộn chặt chẻ, có màu mạch thưa. Tia và mạch nhỏ, mật độ cao. Gỗ nặng, tỷ trọng 0.987 bền. Thường dùng trong xây dựng, làm cầu, làm tà vẹt, xẻ ván sàn, ít cong vênh.

Hình 4.5: Vatica fleuryana Tardieu 1. Hình vẽ Táu ngâu (1. Cành lá và hoa; 2. Hoa; 3. Cánh tràng; 4-5. Cánh đài; 6. Nhị 7. Bộ nhị và nhụy; 8. Bầu) http://www.plantillustrations.org 6. Táu nước

Tên khoa học: Vatica philastreana Pierre

Tên khác: Lầu táu nước

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn cao 15 – 30 m, thân mập, thẳng, vỏ thân nhẵn, nứt bong mảng, đường kính 50 – 60 cm, phân cành cao, tán rộn cành non có lông mịn màu xám.

Lá đơn mọc cách dạng thuôn, bầu dục dài, đầu lá thuôn nhọn có mũi ngắn. Gốc tròn hay tù rộng, dài từ 12 – 15 cm, rộng từ 3 – 9 cm, màu xanh lục bóng nhẵn ở mặt trân, mặt dưới có lông thưa hay không, màu xanh mốc. Gân bên 9 – 12 đôi. Cuống lá dài từ 0,8 – 1,2 cm. Lá kèm dạng trái xoan thuôn hẹp, dễ rụng. Cụm hoa dạng chùy ở nách lá. Hoa lớn thưa có hương thơm. Lá đài hợp ở gốc dạng thuôn cao 0,2 cm. Cánh tràng luôn tù ở đầu cao 1,5 cm. Nhị đực 12 – 15. Tiểu nhụy 12 -15. Bầu có lông.

Qủa bế dạng trái xoan thuôn tù ở đầu, cao từ 1,2 – 2 cm, rộng 1,2 cm, có 3 cạch tròn. Đài còn lại ở gốc, xếp lật xuống, dạng thuôn nhọn đều.

* Đặc điểm sinh thá học

Ở Việt Nam cây mọc trong rừng ẩm thường xanh nhiệt đới gió mùa. Hoa tháng 3 – 7. Quả tháng 4

1 G

* Phân bố

Ở Việt Nam phân bố ở các tỉnh Trung bộ: Phú yên, Khánh Hòa, đến Nam bộ: Tây Ninh; Dọc theo các hồ nước, kênh rạch, hay trong các thung lũng ẩm.

* Giá trị

Cây cho gỗ trung bình, dễ nứt nẻ, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc trong gia đình làm cầu thuyền xẽ ván.

* Mẫu nghiên cứu

- Bx 1159 – FIPI; Bx 959 – FIPI.

- HN 0000020449; 6364 (HN 0000020452); HN 0000020451; HN 0000020450; 6525 (HN 0000020445); HN 0000020453; 6525 (HN 0000020447); HN 0000020453.

*Hình ảnh

Hình 4.6: Vatica philastreana Pierre

1. Hình vẽ; 2.Mẫu tiêu bản

(hinh 1 theo: http://www.plantillustrations.org)

7. Táu duyên hải

Tên khoa học: Vatica magachopoi Blanco

Tên khác: Lầu táu, Lầu mật.

* Đặc điểm nhận biết

Táu duyên hải là loài cây gỗ nhỡ, cao 8-10 m, đường kính khoảng 25cm, tán thưa, hình trụ. Vỏ ngoài màu xám hay nâu, nhẵn hay nứt dọc. Cành non mảnh, không lông, có nhiều bì khổng, màu nâu và khi già chuyển thành màu nâu đen.

Lá có hình êlíp hay bầu dục nhỏ, phiến lá rộng 1,5-2 cm, dài 4-4,5 cm, đầu nhọn hay tù, không lông, mép bìa uốn xuống; gân thứ cấp hình vòng cung, gồm có 7-8 cặp, gân tam cấp hình mạng. Cuống lá dài đến 1-1,2 cm, không lông.

Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở ngọn hay ở nách lá, dài 5-10 cm. Cuống hoa dài 0,5-0,7cm, có lông màu nâu. Đài 2-3 cm, có lông màu trắng ở hai mặt. Tràng màu trắng, thuôn, đầu tù, kích thước 0,5-1,2 cm. Nhị 15, cao 0,5-0,7 mm, bao phấn dạng dải cụt. Bầu không lông, màu trắng. Vòi nhuỵ ngắn 1 mm, không lông.

Quả hình trứng, rộng 0,8 cm, cao 1 cm, có lông hình sao rãi rác. Đài đồng trưởng 5, hai đài lớn hình trứng thuôn, đầu tù, rộng 1,5 cm, cao 4 cm, có 5 gân không chạy tới mép; 3 đài nhỏ rộng 0,5 cm, cao 1,2 cm, mang 4 gân.

*Đăc điểm sinh thái học

Loài có phân bố ở rừng còi hay rừng nửa rụng lá trên đất cát ven biển. Hai địa điểm thấy loài có phân bố nhiều là Cam Hải Đông và Cam Hải Tây (Cam Ranh, Khánh Hoà) và Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Quả đã được thu hái trong một số năm vừa qua để thử nghiệm gieo ươm và chuẩn bị gây trồng. Mùa hoa vào tháng 7-8, mùa quả chín vào tháng 8-9.

*Phân bố

Cây phân bố rộng rải trong rừng thứ sinh hay nguyên sinh, các tỉnh: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh... ở độ cao 300 – 900m.

*Giá trị

Gỗ cứng, tốt không bị mối mọt, là một trong tứ thiết, được sử dụng nhiều trong xây dựng, làm tà vẹt, làm cầu, nhà, xẻ ván sàn...

* Mẫu nghiên cứu

- BC - TV 001444

*Hình ảnh

Hình 4.7: Vatica magachopoi Blanco

1. Mẫu tiêu bản Hoa, quả; 2. Hoa; 3,4. Quả và lá (ảnh Hoàng Văn Sâm, (2011), VTV Hoa Nam, Trung Quốc)

8. Táu muối

Tên khoa học: Vatica chevalieri (Gagnep.) Smitinand Tên đồng nghĩa: Brachidanra chevalieri Gagnep

Tên khác: Táu bắc, Táu.

1

4 3

*Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn hay nhỡ, cao 15 – 20 m, phân cành nhánh cao, tán thưa, cành non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)