Đặc điểm chung của chi Sa o Hopea

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 70 - 99)

Cây gỗ thường xanh có kích thước lớn, thân có bạnh vè, nhánh mảnh, thường nằm ngang và thòng. Lá kèm dễ rụng, lá có kích thước thay đổi, không lông hoặc có lông mịn rải rác, cuống lá không gấp khúc.

Cụm hoa ở ngọn và ở nách lá thành chùy nhỏ. Nụ hình trứng, lá đài 5, lợp lên nhau. Cánh hoa thuôn, dính nhau và có dạnh hũ ở gốc, phía trên tách ra hình tỏa tròn. Nhị 10 - 15 gần bằng nhau, xếp thành 3 vòng với chỉ nhị rộng và dẹp ở gốc, thót lại và ở dạng sợi dưới bao phấn, bao phấn gần hình cầu có 4 túi phấn, phần phụ của trung đới dạng sợi. Bầu hình trứng, hình nón với cuống nhụy ít rõ, đầu nhụy nhỏ.

Quả nhỏ hình trứng, có mũi nhọn với vỏ quả mọng, thùy của đài lợp đồng

trưởng không đều, hai cái ngoài phát triển dạng mo, ba cái trong nhỏ hơn dày, có khi các thùy đều nhau và không đồng trưởng.

Thế giới gồm từ 110 loài phân bố từ Ấn Độ, Xrilanca, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và vùng Mã Lai. Qua điều tra tại các phòng tiêu bản thực vật, điều tra thực địa ở các địa điểm nghiên cứu cũng như tham khảo tài liệu thì chi Sao có 12 loài.

4.5.5. Cơ sở dữ liê ̣u về hình thái, sinh thái, phân bố, giá tri ̣ sử dụng và tình trạng

bả o tồn các loài thuộc Chi Sao (Hopea)

1. Sao hinh tim

Tên khoa học: Hopea cordata J. E. Vidal

Tên khác: Sao tim, Sao lá tim, Sung đắng.

*Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, cao 10 – 20m, thân ít thẳng, phân cành sớm, cong queo, dài. đường kính thân thường chỉ đạt trên dưới 20cm. Vỏ nhẵn, màu nâu xám, chảy nhựa. Nhánh màu nâu xám, có nhiều bì khẩu.

Lá đơn mọc cánh, dạng trái xoan thuôn phiến lá dài 9-13 cm, rộng 4-4,5 cm, đầu lá thuôn đều, không lông, đáy hình tim, màu xanh lục, bóng nhẵn. Gân gốc 4 mọc sát cuống lá, gân bên thưa, cong đều.

Cụm hoa dạnh thùy mọc từ nách lá thưa , rộng hoa xếp gần như trên một mặt phẳng. Hoa nhỏ, nụ cao 0,6cm. Lá dài nhỏ,dài 7-9 cm, mang 5-6 nhánh hoa, cuống hoa dài đến 0,5 cm, cánh hoa màu trắng. Đài hình trứng nhọn dần ở đầu, màu nâu, nhẵn, cành tràng có lông mịn ở mép. Nhị đực 15, trung đới kéo dài thành một sợi dài, mình. Bầu nhẵn.

Quả có 5 lá đài bao bọc trong đó ba lá đài ngoài nhỏ hơn hai lá đài trong. Quả hình trứng, có đường kính 1-1,5 cm và cao 1,5-2 cm. Đế quả dẹt còn đỉnh quả thon, nhọn.

*Đăc tính sinh thái học

Mọc rải rác trong rừng duyên hải. Cây mọc ở đồi cát ven biển miền Trung, Cam Ranh. Cây mọc trên các đồi cát khô, nóng, trong lùm bụi cây hay cây gỗ nhỏ, chịu được nóng, khô, nhiều nắng, .

Hoa vào thánh 5 - 6. Quả chín vào tháng 9 – 10. Tái sinh chủ yếu bằng hạt song tái sinh chồi cũng khá mạnh.

* Phân bố

Mới tìm thấy loài ở Cam Hải Đông và Cam Hải Tây (Cam Ranh, Khánh Hoà). Cây sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của vùng cát trắng ven biển:

cây sống trên các đụn cát, bãi cát. Cây thể hiện khả năng chịu hạn cao, sống cùng với chai lá cong, làu táu, các loài cây họ Đậu như gụ.

* Giá trị

Cây cho gỗ cứng, nặng, dùng trong xây dượng, đóng đồ đạc trong gia đình, làm nông cụ. Quả dụng lấy dầu thực phẩm và bột để ăn.

* Hình ảnh

Hình 4.10: Hopea cordata J. E. Vidal

1,2. Hình thái tán cây; 2. Hoa, lá; 4. Quả (ảnh theo: Cây họ Dầu Vệt Nam, 2005)

1

4 3

2. Sao đen

Tên khoa học: Hopea odorata Roxb.

Tên khác: Sao Xanh, Mạy khen hua, Mạy thong

*Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, cao 30 - 40m, đường kính tới 70 - 80cm. Thân thẳng, tròn, chiều cao dưới cành 15 - 20 m. Vỏ màu đen, nứt dọc sau thành những miếng dày xù xì, có nhiều sợi. Cành non, lá và cuống cụm hoa phủ lông màu rỉ sắt, hơi hồng.

Lá hình trứng ngọn giáo hay trái xoan thuôn, dài 8 - 14cm, rộng 3,5 - 7cm, mặt trên màu xẫm hơn và nhẵn mặt dưới có lông hình sao, đầu có mũi nhọn, gốc tròn hay hình tim. Gân bên 7 - 10 đôi, nổi rõ ở mặt sau lá, nách gân lá cấp hai có nhiều tuyến. Lá kèm nhỏ hình tam giác sớm rụng, để lại vết sẹo nhỏ.

Cụm hoa hình bông viên chuỳ, mọc ở đầu cành, thường có 11 - 12 bông nhánh, mỗi bông có 4 - 6 hoa. Cánh đài 5, phía ngoài và trong có lông. Cánh hoa 5, nhỏ, cong, mép có răng. Bầu phủ lông, vòi nhuỵ ngắn, nhẵn.

Quả hình trứng dài 7 - 8mm có lông, vòi tồn tại, 2 cánh lớn, dài 5 - 6cm, rộng 1 - 2 cm, có 7 - 11 gân song song, 3 cánh nhỏ.

* Đặc tính sinh thái học

Cây mọc trong các rừng ẩm thường xanh, rừng ven sông suối ở độ cao dưới 800m. Cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu, ưa đất sét, sét pha sâu, ẩm thoát. Cây mọc trong các rừng nguyên sinh. Cây ra lượng quả nhiều nhưng chỉ 2 năm mới ra quả một lần.

* Phân bố:

Thế giới: Phân bố ở các nước Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia.

Trong nước: Ở Việt Nam loài cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Loài có phân bố ở Hà Nội (trồng đường phố), Thanh Hóa (Bãi Thượng), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Gia Lai (Hậu Bồn: Cheo Leo), Đắc Lắc (Buôn Ma Thuật), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Hach), Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận, Bình Thuận (Phan Thiết), Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên

Hòa, Chứa Chan, Trảng Bôm), Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang (Phú Quốc).

* Giá trị:

Cây cho gỗ tốt nhóm III. Gỗ tốt, không mối mọt, được sử dụng nhiều trong xây dựng, làm cầu phà, đóng tàu... Cây cho rất nhiều quả, khả năng tái sinh hạt tốt. Cây lớn có tán rộng, ít bị bão đổ, được trồng nhiều làm cây bóng mát, cải tạo phong cảnh trong các công viên, công sở, trong các đai rừng phòng hộ. Cây cũng cho nhựa cứng màu vàng.

* Mẫu nghiên cứ u

- BC – TV 000435; BC – TV 000434; BC – TV 000433; BC – TV 000436; BC – TV 000437; BC – TV 001218; BC – TV 001217; 6912 (0018 - FIPI); 7305 – FIPI; 6985 – FIPI; 6863 (0018 - FIPI); 7148 – FIPI; 50 (7290 - FIPI); 7053 – FIPI; 6688 (50 - FIPI); 7054 – FIPI; 6767 (0018 - FIPI); 6894 (0018 - FIPI); 1835 – FIPI; bg1046 (1831 - FIPI); 7138 – FIPI; 7423 – FIPI; bg1046 (1826 - FIPI); bg1046 (1832 - FIPI); bg1046 (1833 - FIPI); bg1046 (1827 - FIPI); bg1046 (1829 - FIPI); bg1046 (1828 - FIPI); bg1046 (1834 - FIPI); bg1046 (1830 - FIPI); P4181 (08806 - HNU) 18 mẫu; P4145 (08804D - HNU); P4145 (08804A - HNU); 06898 – HNU; P4180 (08805 - HNU) 17 mẫu; P4145 (08803C - HNU); P4145 (08804E – HNU; 3034 – HNU; 0683 - HNU 2 mẫu; 0684 – HNU; P4145 (08803B - HNU); P4145 (08803A - HNU); P4145 (08807 - HNU); P4145 (08804C - HNU); 683 – HNU; 06900F – HNU; 06900A - HNU 3 mẫu; 06900C - HNU 2 mẫu; 06900E – HNU; 5968 – HNU; 32032 ( HN 0000020368); 0684 – HNU; 3034 - HNU 3 mẫu; 312 (HN 0000020405); 06900B - HNU 2 mẫu; VNM 00003988; VNM 00003989; VNM 00003977; VNM 00003975; VNM 00003973.

* Hình ảnh

Hình 4.11: Hopea odorata Roxb

1. Mẫu tiêu bản; 2.Lá hoa quả hình vẽ; 3. Lá, hoa; 4. Quả (ảnh http://static.flickr.com)

3. Sao hòn gai

Tên khoa học: Hopea chinensis (Merr.) Hand.-Mazz

Tên đồng nghĩa: Hopea hongayensis Tardieu; Shorea chinensis Merr

Tên khác: Táu vu, Mạy Chi, Hồng quang

1

4 3

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, cao 25 - 40m, đường kính từ 40 - 60cm hay hơn. Thân thẳng, vỏ màu xám nâu xám, bong thành mảng lớn và để lại những vòng đồng tâm trên mặt thân, có bạnh ở gốc. Vết đẽo trắng hồng, nhựa kết trắng xám. Cành non mãnh, nhẵn và cuống lá phủ lông mịn sau nhẵn, khi khô màu nâu đen.

Lá trái xoan thuôn, dài 10 - 20cm, rộng 3 - 6cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu nhạt hơn, khi khô màu nâu nhạt, hai mặt nhẵn. Gốc lá hình tròn, đỉnh có mũi nhọn. Gân giữa mặt hơi lồi, mặt dưới nỗi rõ. Gân bên 7 - 10 đôi, nổi rõ ở mặt sau, mép cong. Lá kèm nhỏ hình tam giác nhọn sớm rụng, để lại vết sẹo nhỏ. Lá non màu tím nhạt nhạt. Cuống lá dài 1 cm, khi khô màu nâu đen.

Cụm hoa chùm viên chuỳ mọc ở nách lá, dài khoảng 8cm, gồm nhiều bông, mỗi bông 3 - 4 hoa, hoa có cuống ngắn, nụ hình nón. Đài hoa 5, Cánh hoa 5 dài 0,6 - 0,9cm, phủ lông mặt ngoài, nhị nhiều khoảng 10 cái, bầu thượng hình trứng có vòi nhuỵ dài nhẵn.

Quả kiên gần hình trứng nhọn, nhẵn, cao 10 mm, rộng 6mm, gốc có 2 cánh lớn phát triển, khi non có màu hồng đào, dài 8cm, rộng 1,5cm, có 11 - 13 gân song song, 3 cánh nhỏ không phát triển. Gốc đài ôm gần kín quả.

* Đặc tính sinh học, sinh thái học:

Hoa tháng 8 - 10. Quả chín tháng 2 - 3.

Cây ưa sáng, mọc chậm, ưa đất sét, sét pha có lẫn đá, thích đất bằng hay ven khe chân núi, tái sinh bằng hạt ít. Cây mọc trong các rừng nguyên sinh ở độ cao dưới 1000m. Thường mọc lẫn với các loài Táu mật, Gội, Dẻ, Sồi, Re,... Có khi mọc thành quần thụ ưu thế.

* Phân bố

Thế giới: Ở Quảng Tây Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaixia

Tại Việt Nam có phân bố rộng ở các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ như Quảng Ninh (Hòn Gai, Tiên Yên, Đầm Hà), Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam,Gia Lai, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang... Loài cũng có phân bố ở Trường Sơn.

Cây cho gỗ nhóm II nặng, tốt, không mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ đạc, trụ mõ, tàu thuyền.

* Mẫu nghiên cứ u

- BC – TV 000368; BC – TV 000430.

- Bx 861 – FIPI; Bx 631 – FIPI; Bx 82 - FIPI; 11403 – FIPI; Bo 340 – FIPI; Bx 794 (7 - FIPI); 6702 – FIPI; 60 – FIPI; Bx 950 (181 - FIPI); Bx 1263 – FIPI. *Hình ảnh:

Hình 4.12: Hopea chinensis (Merr.) Hand.-Mazz

1. Mẫu tiêu bản ; 2. Lá, quả qua hình vẽ; 3. Cành, lá, quả; 4.Quả (ảnh 2 theo: http://www.plantillustrations.org)

1

4 3

4. Kiền kiền phú quốc

Tên khoa học: Hopea pierrei Hance

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, thường xanh có tán hình cầu, thân thẳng, cao tới 40m, đường kính 0,6 - 0,8m hay hơn. Vỏ màu đen, nứt dọc sâu. thịt võ màu phớt hồng, cành màu xám.

Lá đơn, mọc cách, hình trứng, đầu lá có mũi nhọn, đuôi lá tròn, lá khô có màu xám đen, mặt trên có phấn trắng.

Cụm hoa chùm, hoa mẫu 5, cánh hoa màu đỏ nhạt, hợp thành xim, dài từ 4 - 6,5cm, mặt ngoài có lông.

Quả hình trái xoan nhỏ, có mở ở đính, vỏ quả hóa gỗ chứa nhiều nhựa, mang 2 cánh dài 2 - 2,3 cm với 7 gân song song.

* Đặc tính sinh học, sinh thái học

Sống ở đất liền, mọc rải rác hay từng đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, cùng với Sao đen, Trám, Dầu rái.

Ưa đất feralit đỏ vàng và phát triển trên các loại đá axit và kiềm, rất dễ mẫn cảm với các chất hóa học làm trụi lá cây, nên bị chết nhiều trong chiến tranh ở Miền nam việt Nam trước đây.

Mùa hoa từ tháng 9 - 10, mùa hoa tháng 5 - 6. Cây cho nhiều quả tái sinh bằng hạt tốt.

* Phân bố

Thế giới: Thái Lan, Campuchia, Mianma, Inđônexia

Trong nước: Vùng Bắc trung Bộ: Quảng Bình; Quảng trị; thừa Thiên Huế, vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Đảo Phú Quốc (Kiên giang), vùng Đông Nam Bộ: Bình Dương, Bình Phước, Di Linh, vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Quảng Nam,TP Đà Nẵng, vùng Tây Nguyên: Đắc min (Đắc lắc)

* Giá trị

Gỗ tốt cứng, thớ mịn, rất bền ngoài không khí, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng thuyền, làm khung nhà, ván sàn, có thể thay gỗ tếch trong nhiều công việc. Vỏ cây dùng làm vách nhà thay gỗ, rất bền.

Do gỗ có giá trị cao nên đang bị khai thác mạnh ở khắp nơi. Riêng phong trào dùng cây làm cọc tiêu (trụ bám cho dây hồ tiêu) ở Phú Quốc và Tây Nguyên cũng làm cho rừng Kiền Kiền bị chặt phá rất mạnh.

Phân hạng: EN

* Mẫu nghiên cứ u

- BC – TV 000441; BC – TV 001233.

- 42 – FIPI; 6865 – FIPI; 6821 – FIPI; 7328 – FIPI; 7308 – FIPI;

- P4125 (08801C - HNU); P4108 (08802A - HNU); P4107 (08801B - HNU); P4108 (08802M - HNU); P4108 (08802N - HNU); P4125 (08801E - HNU).

- VNM 00003938; VNM 00003981; VNM 00003982; VNM 00003967. * Hình ảnh:

Hình 4.13: Hopea pierrei Hance

1. Mẫu tiêu bản; 2. Thân lá; 3. Quả; 4. Hinh vẽ

3 4

2 1

5. Sao mặt quỷ

Tên khoa học: Hopea mollisima C.Y.Wu.

Tên khác: Táu mặt quỷ, Gù táu.

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, thường xanh, cao tới 40m, đường kính 40 - 80 cm hay hơn. Gốc có bạnh vè khá lớn. Vỏ màu nâu nhạt khi non, khi già màu nâu sẫm và bong thành các mảng đẻ lại các vết sẹo hình tròn đồng tâm, cành non mảnh có lông hình sao màu xám hay xám hồng phủ kín, sau gần nhẵn.

Lá hình trái xoan thuôn hay hình mác, gốc gần hình nêm hay tròn, hơi lệch, mũi thót nhọn, dài 10 - 22 cm, rộng 2,5 - 6 cm, 2 mặt đều có lông hình sao, gân bên 8 - 14 đôi.

Cụm hoa hình viên chùy, chia thành nhiều nhánh, mọc ở nách các lá phía đỉnh hay trên ngọn. Hoa nhỏ, lá đài 5 xếp lợp, hình trái xoan. Cánh hoa 5, xếp vặn, màu hồng, phía ngoài có lông màu vàng nhạt. Nhị 10, bầu nhẵn.

Quả hình cầu, đường kính 8 - 9 mm, 2 cánh phát triển dài 9 - 10 cm, rộng 2,5 - 3,5 cm, với 10 - 14 đôi gân song song.

* Đặc tính sinh học, sinh thái học

Mùa hoa tháng 6 - 9, mùa quả tháng 3 - 4. Cây mọc trong các rừng nhiệt đới, hín, ẩm, thường xanh, ở độ cao 100 - 1100m, nhưng tập trung nhất là ở độ cao 400 - 800m, tạo thành các khu rừng ưu thế Sao mặt quỷ hoặc gần thuần loại. Thường mọc cùng Táu muối, Lim, Vàng Tâm.

Cây ưa đất ẩm, sâu dày nhưng thoát nước, tái sinh dưới tán cây mẹ rất tốt, nhưng nếu không mở sáng kịp thời thì cây mạ sẽ bị chết hàng loạt.

* Phân bố

Thế giới: Nam Trung Quốc

Trong nước: Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

* Giá trị

Gỗ cứng, nặng ít bị mối mọt, nhưng dễ bị nứt nên thường dùng làm cột, ta vẹt, cầu. Cũng dùng đóng đồ, hàng gia dụng.

* Tình trạng bảo tồn

Do gỗ quý nên bị khai thác nhiều, môi trường sống cũng bị suy giảm. Cần tích cực bảo vệ các cá thể Sao Mặt Quỷ còn sót lại ở nước ta.

- Phân hạng: VU

Đã được bảo vệ trong vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Bến En (Thanh Hóa)

* Mẫu nghiên cứ u

- E63 – FIPI - HN 0000020382; HN 0000020383; 3179 (HN 0000020386); 3179 (HN 0000020385); 3179 (HN 0000020384); 3179 (HN 0000020393); 3179 (HN 0000020392); 3179 (HN 0000020389); 3179 (HN 0000020388); 3179 (HN 0000020387); 3179 (HN 0000020394); 3179 (HN 0000020395); 3179 (HN 0000020396); 3179 (HN 0000020397); 3179 (HN 0000020398); 3179 (HN 0000020390); 3179 (HN 0000020391). - VNM 00003970; VNM 00003969. * Hình ảnh: 1 2

Hình 4.14: Hopea mollisima C.Y.Wu.

1,2. Mẫu tieu bản Lá, quả; 3. Thân; 4. Hình vẽ; (ảnh: Phan Văn Dũng)

Chú ý: Theo Thực vật chí Trung quốc (tập 13) loài Hopea chinensis (Merr.)

Hand. Mazz, 1932 và loài Hopea mollisima C.Y.Wu., 1957 là một. Nhưng trong

quá trình nghiên cứu và tham khảo tìa liệu thi hai loài này đều được ghi nhận ở Việt Nam và được mô tả hoàn toàn khác nhau. Theo tài liệu Trần Hợp (2002)[12]. Thì

loài Hopea chinensis (Merr.) Hand. Mazz (tr 314-315), cả hai mặt lá đều nhẵn bóng,

gân bên có 9 - 12 đôi. Còn loài Hopea mollisima C.Y.Wu.(tr 317) mặt trên lá có

lông rải rác, mặt dưới lá có nhiều lông mềm, nhất là trên các gân, gân bên có 8 -14

đôi. Bên cạnh đó loài Hopea chinensis (Merr.) Hand. Mazz, có Nhị đực 15 và hai lá

đài phát triển thành cánh, dài khoảng 7cm, mang từ 7 - 9 đôi gân, nhưng loài

Hopea mollisima C.Y.Wu. thì có nhị đực là 10 và hai cánh đài phát triển, dài từ 9 -

10 cm, có 10 - 14 gân song song. Bên cạnh đó vỏ của Hopea mollisima C.Y.Wu

màu nâu nhạt khi non, khi già màu nâu sẫm và bong thành các mảng đẻ lại các vết

sẹo hình tròn đồng tâm (mặt quỷ). Trong khi vỏ của Hopea chinensis (Merr.) Hand.

Hoàn toàn không có đặc điểm này

Hai loài này cũng được ghi nhận tại cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003)[17], tập II, (tr 332-333).

4 3

6. Săng đào

Tên khoa học: Hopea ferrea Pierre

Tên khác: Săng đá, Sao tía.

* Đặc điểm nhận biết

Săng đào là cây gỗ lớn, cao 20 - 35m, thường xanh, tán hình cầu, đường kính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi táu (vatica) và chi sao (hopea) thuộc họ dầu (Trang 70 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)