Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống xoan đào (pygeum arboreum endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh lào cai​ (Trang 35 - 37)

Văn Bàn có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, đa dạng, có diện tích và trữ lƣợng lớn đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng có rừng tốt nhất tỉnh, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn. Tổng diện tích đất có rừng là 92.695,39 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên: 85.201,70 ha, diện tích rừng trồng: 7.439,69 ha.

- Hệ thực vật: Với điều kiện khí hậu, đất đai màu mỡ nên thực vật ở đây khá đa dạng và phong phú, trong đó có một số loài có giá trị lớn về mặt khoa học và kinh tế nhƣ: Pơmu, Samu, Bách tán Đài Loan, Đinh, Giổi, Sến, Táu,

Thông đỏ, Vối thuốc, Huyền sâm, Thảo quả, Quế… Hàng năm có thể khai thác đủ để cung cấp cho lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, nứa, song, mây.

+ Đất rừng sản xuất phân bố chủ yếu ở các xã Khánh Yên Hạ, Liêm Phú, Dƣơng Quỳ, Khánh Yên Trung, Chiềng Ken, Tân An. Tại đây có các loài cây gỗ nguyên liệu nhƣ mỡ, trám, keo, luồng…

+ Đất có rừng phòng hộ tập trung ở các xã Nậm Tha, Nậm Mả, Sơn Thuỷ. Tại đây cây cối tƣơng đối đa dạng, phong phú với các loài gỗ quý nhƣ pơmu, giổi, đinh…

+ Đất có rừng đặc dụng nằm ở các xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm Phú. Quần thể động thực vật ở đây còn tƣơng đối phong phú, có nhiều loài cây quý hiếm nhƣ Pơ mu, bách tán Đài Loan, thông, tre, giổi, thông đỏ, vối thuốc, huyền sâm… cần đƣợc bảo tồn và phát triển.

- Động vật rừng: Do hệ sinh thái rừng bị con ngƣời tác động mạnh cộng với nạn săn bắn những năm trƣớc đây nên động vật rừng của huyện bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay tồn tại vào khoảng 380 loài động vật, nằm trong 24 bộ và 83 họ gồm: 56 loài thú, 217 loài chim, 73 loài bò sát và 34 loài ếch nhái. Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ cần đƣợc bảo vệ.

Nhìn chung, tài nguyên rừng khá phong phú cả về chủng loại, trữ lƣợng, chất lƣợng, có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và điều hoà không khí, nguồn nƣớc. Tuy nhiên, do quá trình khai thác rừng không hợp lý nên tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Nạn săn bắt và điều kiện sinh sống không đảm bảo làm cho động vật rừng suy giảm, một số loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng. Vì vậy thời gian tới cần có biện pháp khai thác và bảo vệ rừng hợp lý, có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống xoan đào (pygeum arboreum endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh lào cai​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)