Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống xoan đào (pygeum arboreum endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh lào cai​ (Trang 32 - 34)

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 1960 và nghiên cứu chỉnh lý bổ sung năm 1994 (trừ diện tích mặt nƣớc, núi đá, đất chuyên dùng và đất ở), cho thấy huyện Văn Bàn có 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa sông suối (P): Diện tích 3.901 ha, chiếm 2,70% diện tích đất tự nhiên. Phân bố rải rác dọc theo hệ thống sông, ngòi thuộc các xã Thẩm Dƣơng, Hòa Mạc, Dƣơng Quỳ… Đất đƣợc hình thành từ sự bồi lắng các vật liệu phù sa sông, suối, do các suối chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình khác nhau tích tụ lại. Đất có độ phì tƣơng đối cao, giàu chất hữu cơ, thích hợp cho phát triển các loại cây lƣơng thực (lúa, ngô, đậu, rau màu).

- Nhóm đất đỏ vàng (F): Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện ở độ cao 900 m trở xuống, diện tích khoảng 58.151 ha, chiếm 40,70% diện tích tự nhiên. Đất thƣờng có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Quá trình hình thành và tích lũy chất hữu cơ không có tầng thảm mục hoặc có nhƣng rất mỏng, quá trình phong hóa xẩy ra mạnh. Thành phần khoáng vật sét chủ yếu là: Caolinít, Gơtít, Gipxít. Các chất bazơ kiềm, kiềm thổ (Mg, Ca..) bị rửa trôi mạnh nên đất thƣờng chua. Đất có độ phì khá, thích

hợp cho phát triển cây hàng năm. Phân theo nguồn gốc phát sinh nhóm đất này gồm các loại:

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Phân bố ở các khu vực địa hình núi cao trung bình đến thấp và các thung lũng thuộc các xã Sơn Thủy, Võ Lao, Nậm Tha… Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, tầng dầy trung bình 50 - 120 cm. Thành phần cơ giới đất từ cát, cát pha thịt trung bình nặng đến thịt nhẹ, tầng đá phong hóa sâu, độ phì tự nhiên khá, ít chua, hàm lƣợng Kali, Lân nghèo do bị rửa trôi.

+ Đất vàng xám trên đá macma axít (Fa): Phân bố ở địa hình thung lũng, bồn địa, núi thấp dọc các suối chính, thuộc địa bàn các xã: Minh Lƣơng, Thẩm Dƣơng, Hòa Mạc, Liêm Phú… Đất có màu nâu đỏ, đỏ vàng, tầng dày trung bình lớn hơn 50 cm. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt nhẹ pha cát. Đất có đặc tính chua, chất dinh dƣỡng từ trung bình đến giàu, hàm lƣợng lân kém.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ (HF): Phân bố ở phía Tây và Nam huyện nơi có độ cao 900 - 1800 m thuộc các xã: Nậm Xây, Nậm Xé, Nậm Tha …với diện tích khoảng 44215 ha, chiếm 30,72% diện tích tự nhiên. Đất có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng rực rỡ, đƣợc hình thành từ đá mẹ Granít, tầng dầy trung bình 50 - 120 cm. Đạm, kali khá, lân trung bình đến nghèo. Đất thích hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, nông nghiệp, dƣợc liệu… Theo nguồn gốc phát sinh nhóm này gồm:

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất: Phân bố trên địa hình núi cao trung bình ở các xã Thẩm Dƣơng, Dƣơng Quỳ… Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, tầng dày trung bình 50 - 100 cm, ít chua, độ phì khá, hàm lƣợng lân, kali nghèo.

+ Đất mùn vàng xám trên đá macma axít (HFa): Phân bố ở phía Tây và Nam huyện thuộc các xã Nậm Xây, Nậm Chày, Nậm Xé… Đất có đặc tính chua, mùn và các chất dinh dƣỡng từ trung bình đến giàu, lân nghèo.

+ Đất mùn vàng trên đá cát kết: Phân bố ở địa hình núi cao trung bình và thung lũng thuộc địa phận xã Nậm Tha. Đất có màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày đất 50 - 120 cm, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trung bình.

+ Đất mùn đỏ nâu trên đá macma bazơ: Diện tích nhỏ, phân bố ở xã Võ Lao. Đất có đặc tính chua, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng khá.

- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao (HA): Diện tích khoảng 19.505 ha, chiếm 13,55% diện tích tự nhiên. Đất đƣợc hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau ở độ cao 1700 m - 2800 m, thuộc các xã Nậm Chày, Nâm Xây, Nậm Xé... Đất có màu xám, chua, tỷ lệ các chất hữu cơ giàu nhƣng độ phân giải chậm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày 50 - 120 cm. Đất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp (sồi, dẻ, thông...), cây đặc sản, cây dƣợc liệu (thảo quả, huyền sâm...), cây lƣơng thực, thực phẩm có giá trị (lúa mì, khoai tây, đậu tƣơng, rau đậu...).

- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (F): Diện tích khoảng 2.600 ha, chiếm 1,80% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở các xã Dƣơng Quỳ, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken …Đất thuộc loại Feralitíc hoặc mùn Feralitíc ở các sƣờn ít dốc, các hụt Kaster, đƣợc nhân dân cải tạo thành ruộng để trồng lúa, màu...

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (Bm): Chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở xã Chiềng Ken, Khánh Yên Hạ, do đốt rừng làm nƣơng, mƣa lớn làm xói mòn, trơ sỏi đá nên hầu nhƣ mất khả năng sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống xoan đào (pygeum arboreum endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh lào cai​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)