Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống xoan đào (pygeum arboreum endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh lào cai​ (Trang 37)

- Thuận lợi:

+ Là địa phƣơng giàu tài nguyên khoáng sản, tiềm năng về thuỷ điện ... Đây là thế mạnh lớn, là cơ sở rất quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản góp phần vào sự khởi động và triển khai công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phƣơng và của tỉnh.

+ Diện tích đất đai lớn cùng với nhiều tiểu vùng khí khác nhau để phát triển đa dạng nông nghiệp cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản.

+ Huyện có vị trí quan trọng, cửa ngõ giao thƣơng với tỉnh Yên Bái và Lai Châu để giao lƣu hàng hóa, phát triển kinh tế hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.

- Khó khăn: Địa hình phức tạp, bị chia cắt manh mún tạp nên khó bố trí thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Hàng năm thƣờng có lũ lụt, sạt lở về mùa mƣa, hạn hán và thiếu nƣớc về mùa khô. Suất đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lớn.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm học, vật hậu và sinh thái học của Xoan đào

4.1.1. Những đặc điểm hình thái

Xoan đào là cây gỗ lớn trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao tới 40m đƣờng kính 75cm. Thân cây hình trụ, thẳng, vỏ mỏng, nhẵn màu xám bạc, bên ngoài vỏ màu xanh lá cây, dác gỗ màu trắng.

Hình 4.1. Cây Xoan đào tại Văn Bàn, Lào Cai

Hình 4.2. Vỏ cây Xoan đào tại Văn Bàn, Lào Cai

Hình 4.3. Mặt trên của lá

Hình 4.6. Nụ Xoan đào Hình 4.7. Hoa Xoan đào

Cành non đƣợc bao phủ bởi lông mịn dày đặc màu nâu, lá đơn nguyên hình trứng hoặc elip rộng 2-7 cm, dài khoảng 10-15 cm, 2 mặt lá đều có lông, lá non có lông mịn màu trắng, lá có 7-10 đôi gân phụ. Lá Xoan đào vò ra có mùi hôi bọ xít.

Hoa chùm màu vàng trắng mọc ở nách lá, hình chuông chia làm nhiều thùy, gốc hoa có phủ lớp lông màu trắng, đầu nhị có nhụy hình chùy màu trắng xám (hình 4.7).

Xoan đào quả ra thành từng chùm, dạng quả hạch, hình dạng giống quả chè, kích thƣớc 0,6-1,2 cm x 0,3-0,7 cm. Quả khi chín màu tím và có mùi thơm.

Hình 4.8. Quả mới ra Hình 4.9. Quả trưởng thành Hình 4.10. Quả chín

Hạt Xoan đào khi chín có màu nâu, hạt có hình giống quả chè có kích thƣớc chiều rộng từ 0,2-0,6 cm, chiều dài từ 0,5-1,1cm, nhân màu trắng có tinh dầu và có mùi hôi bọ xít, 1kg có từ 2000-2400 hạt.

4.1.2. Đặc điểm sinh thái của Xoan đào

- Đặc điểm phân bố: Kết quả nghiên cứu cho thấy, Xoan đào có biên độ sinh thái rộng, phân bố ở những nơi có độ cao từ 900m trở xuống, lƣợng mƣa bình quân 1400-2500 mm/năm; Trong rừng tự nhiên, Xoan đào thƣờng xuất hiện với các loài nhƣ: Quế, Xoan nhừ, Mỡ, Trám, Nhội. Xoan đào có mức sinh trƣởng tốt trên đất feralit đỏ vàng, tầng đất sâu dày, ẩm mát đặc biệt những nơi còn tính chất đất rừng, ƣa đất thoát nƣớc tốt. Xoan đào là cây tiên phong ƣa sáng, thƣờng xuất hiện sau nƣơng rẫy, trong rừng phục hồi và các lỗ trống trong rừng. Cây mọc phân tán trong các rừng nguyên sinh và thứ sinh, đôi khi mọc thành quần thụ lớn. Cây ƣa sáng, sinh trƣởng tƣơng đối nhanh, dễ gây trồng, có thể trồng thuần loài hoặc hỗn giao với nhiều loài cây khác.

Hình 4.11. Xoan đào mọc thuần loài tại Văn Bàn, Lào Cai

Hình 4.12. Xoan đào mọc hỗn giao tại tại Văn Bàn, Lào Cai

- Đặc điểm khí hậu của Xoan đào: Xoan đào có phân bố ở nơi có biên độ nhiệt tƣơng đối rộng từ 8 - 320

C, nhiệt độ trung bình năm là 22,90C (Văn Bàn). Độ ẩm không khí biến động từ 65-90%, độ ẩm trung bình năm khoảng từ 86%. Lƣợng mƣa trung bình 1500mm/năm.

- Cấu trúc tổ thành: Ở một số khu vực trong rừng tự nhiên điều tra có cây Xoan đào, số loài cây tham gia vào tổ thành khá đa dạng, dao động từ 5 -

20 loài, tuy nhiên chỉ có từ 2 - 4 loài là tham gia chính vào công thức tổ thành, trong đó một số loài có hệ số tổ thành cao và chiếm vị trí quan trọng trong lâm phần nhƣ: Xoan đào (hệ số tổ thành dao động 3,5-5,5). Một số OTC Xoan đào có hệ số tổ thành rất cao nhƣ: OTC 2 (thôn Khe Cóc), OTC3 (thôn Khe Cóc), OTC8 (thôn Khe Tào) với hệ số tổ thành tƣơng ứng là 5,5; 4,8 và 4,9. Có thể nhận thấy rằng ở các địa điểm này Xoan đào chiếm một vị trí rất quan trọng trong lâm phần (bảng 4.1)

Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên có Xoan đào phân bố

OTC Địa điểm Công thức tổ thành Ghi chú

1 Thôn Khe cóc – Xã Nậm Tha

3,5 XĐ + 0,5 Q + 0,4 XN + 0,7 G + 0,6 Tr + 0,6 S + 0,7 SP1 + 3,0 LK(20) 2 Thôn Khe cóc – Xã Nậm Tha

5,5 XĐ + 0,9 Q + 0,9 XN + 2,7 LK (7)

3 Thôn Khe cóc – Xã Nậm Tha 4,8 XĐ + 1,9 Tr + 1,3 Q + 0,7 XN + 1,3 LK(7) 4 Thôn Khe Vai – Xã Nậm Tha 3,9 XĐ + 1,2 Q + 0,9 XN + 0,7 Tr + 0,8 Nh + 2,5 LK(12) 5 Thôn Khe Vai – Xã Nậm Tha 4,3 XĐ + 1,5 Q + 0,8 XN + 0,8 MT + 0,9 Tr + 1,4 LK(8) 6 Thôn Khe Vai – Xã Nậm Tha 3,8 XĐ + 1,8 Q + 1,1 Tr + 0,7 Nh + 1,1 XN + 1,5 LK(12) 7 Thôn Khe Vai – Xã Nậm Tha

4,2 XĐ + 1,2 Q + 0,8 Tr + 0,6 XN + 0,6 LH + 0,8 Nh + 1,8 LK(8)

8 Thôn Khe Tào – Xã Nậm Tha

4,9 XĐ + 1,1 Q + 0,8 XN + 0,5 Tr + 0,7 LH + 2,0 LK(13)

9 Thôn Khe Tào – Xã Nậm Tha

3,7 XĐ + 2,3 Q + 1,2 XN + 0,7 Tr + 0,6 LH + 1,5 LK(9)

10 Thôn Khe Tào – Xã Nậm Tha

3,8 XĐ + 1,2 Q + 0,8 Tr + 0,7 LH + 0,3 SP1 + 3,2 LK(15)

Chú Thích:

XĐ: Xoan đào LH: Lát hoa S: Sồi phảng XN: Xoan nhừ LK: Loài khác Nh: Nhội

Tr: Trám SP1: Chưa xác định được tên MT: Màng tang Q: Quế G: Gội

4.1.3. Đặc điểm tổ thành cây tái sinh và mật độ cây 4.1.3.1. Về tổ thành cây tái sinh:

Xoan đào là loài cây có khả năng tái sinh mạnh dƣới tán rừng kết quả nghiên cứu về tổ thành cây tái sinh đƣợc thể hiện ở bảng 4.2:

Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành mật độ cây tái sinh dƣới tán rừng tự nhiên

OTC Địa điểm N

(cây/ha) N (Xoan đào) Công thức tổ thành 1 Thôn Khe cóc – Xã Nậm Tha 3000 760 3,0XĐ+ 0,5Tr + 0,4Q + 0,7XN + 0,6 Nh + 1,4 TT + 0,9 SP1 + 3,0 Loài khác (17) 2 Thôn Khe cóc – Xã Nậm Tha 3600 670 3,2XĐ+1,9Q+0,6XN+1,1Tr+1 ,2 SP1+2,0LK(20) 3 Thôn Khe cóc – Xã Nậm Tha 4300 575 2,6XĐ+2,2Q+0,4XN+1,1Nh+ 0,7+1,1SP1+0,9LK(17) 4 Thôn Khe Vai

– Xã Nậm Tha 4500 660

4,1XĐ+3,2Q+0,5Tr+0,4XN+1 ,7LK(23)

5 Thôn Khe Vai

– Xã Nậm Tha 2500 400

3,3XĐ+3,9Q+1,4XN+0,5Nh+ 1,1LK(16)

6 Thôn Khe Vai

– Xã Nậm Tha 4400 458

2,9XĐ+3,1Q+1,1XN+0,6Tr+0 ,2Nh+2,1LK(27)

7 Thôn Khe Vai

– Xã Nậm Tha 3500 450

2,8XĐ+1,9Q+1,1XN+0,8Tr+0 ,6Nh+3,0LK(34)

8 Thôn Khe Tào

– Xã Nậm Tha 4330 520

3,2XĐ+2,5Q+1,8XN+0,7Tr+0 ,8SP1+1,0LK(24)

9 Thôn Khe Tào

– Xã Nậm Tha 4600 630

2,8XĐ+3,2Q+1,1Tr+0,7XN+0 ,7SP1+1,5LK(32)

10 Thôn Khe Tào

– Xã Nậm Tha 3400 430

2,7XĐ+2,5Q+1,5XN+0,9Tr+0 ,7Nh+1,7LK(14)

Chú thích:

XĐ: Xoan đào Q: Quế Tr: Trám Nh: Nhội XN: Xoan nhừ TT: Thẩu tấu SP1: Chưa xác định được tên LK: Loài khác

Qua số liệu ở bảng 4.2 cho thấy Xoan đào ở rừng tự nhiên hoặc vƣờn rừng của các hộ gia đình đƣợc bảo vệ tốt tại Thôn Khe Cóc, Khe Vai và thôn Khe Tào, Xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn có tổ thành cây tái sinh khá đa dạng gồm những loài ƣa sáng nhƣ Xoan đào, Xoan nhừ, Trám, Quế, Nhội, Thẩu tấu… Tuy nhiên, nhiều loài cây trong số này không có mặt ở tầng cây cao mà chủ yếu Xoan đào là chính. Điều này chứng tỏ Xoan đào là loài cây có khả năng sinh trƣởng, phát triển mạnh và khả năng cạnh tranh tốt, trong giai đoạn đầu sống dƣới tán rừng có độ tàn che từ 0,5-0,8. Ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi có Xoan đào ở tầng cây cao thì tổ thành cây tái sinh khá đa dạng hệ số tổ thành của loài Xoan đào lớn, đây là trạng thái rừng mới phục hồi, đất còn khá tốt, thảm thực bì thƣa cùng với một số cây mẹ có sẵn là điều kiện rất thuận lợi để cho Xoan đào tái sinh và phát triển. Trên một số khu vực vƣờn rừng của hộ gia đình có Xoan đào tái sinh đƣợc khoanh nuôi bảo vệ từ năm 2002, tầng cây cao chỉ có Xoan đào thuần loài, ở lớp cây tái sinh có hệ số tổ thành loài Xoan đào khá cao và dao động từ 2,6 đến 4,1.

4.1.3.2. Mật độ cây tái sinh:

Mật độ cây tái sinh biến động lớn, thấp nhất là 2500 cây/ha tại thôn Khe Vai, xã Nậm Tha (trong đó Xoan đào là 400 cây/ha), cao nhất là 4600 cây/ha tại thôn Khe Tào, xã Nậm Tha (trong đó Xoan đào là 630 cây/ha). Ở các trạng thái rừng đƣợc khoanh nuôi, bảo vệ tốt tại hộ gia đình ông Phùng Dung Thanh, thôn Khe Cóc, xã Nậm Tha thì mật độ tái sinh cây Xoan đào từ 400 cây/ha đến 760 cây/ha.

Mật độ cây tái sinh thấp nhất tại OTC5, thôn Khe Vai, xã Nậm Tha với mật độ 400 cây/ha, đây là khu vực có độ cao thấp nên chịu tác động mạnh của các hoạt động chăn thả gia súc nên cây tái sinh khó tồn tại và phát triển. Cây Xoan đào có biên độ sinh thái rộng và có thể tái sinh đƣợc trên nhiều loại đất, nhiều loại lập địa khác nhau. Song những nơi còn tính chất đất rừng cây sinh trƣởng và tái sinh mạnh hơn.

Hình 4.13. Cây con Xoan đào mọc tái sinh tại Văn Bàn, Lào Cai 4.2. Kết quả nghiên cứu bảo quản hạt giống

- Kết quả về bảo quản hạt giống

Thí nghiệm về bảo quản hạt Xoan đào đƣợc thực hiện với 3 công thức CT1: bảo quản khô trong bình kín ở nhiệt độ 25-300C; CT2: Bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 0-50

C; CT3 bảo quản khô ở nhiệt độ phòng 25-30oC (thời gian bảo quản hạt giống 12 tháng), mỗi công thức thí nghiệm đƣợc thực hiện 3 lần lặp kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.3. Kết quả bảo quản hạt giống ở các các công thức thí nghiệm

Công thức Lần lặp Tổng số hạt TN Số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) 1 1 100 47 47,00 1 2 100 45 45,00 1 3 100 51 51,00 TB 47,67 47,67 2 1 100 65 65,00 2 2 100 68 68,00 2 3 100 70 70,00 TB 67,67 67,67 3 1 100 38 38,00 3 2 100 34 34,00 3 3 100 40 40,00 TB 37,33 37,33

Từ bảng số liệu trên cho thấy: Trong 3 công thức thí nghiệm ta thấy công thức 2 (bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 0-50C) tỷ lệ nảy mầm tốt nhất đạt 67,67%; công thức 1(bảo quản khô trong bình kín ở nhiệt độ 25-300C) tỷ lệ nảy mầm 47,67%; công thức 3 (bảo quản khô ở nhiệt độ phòng 25-30o

C) tỷ lệ nảy mầm thấp nhất 37,33%, đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau.

Hình 4.14. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Xoan đào trong các công thức thí nghiệm

Để có căn cứ khoa học và lựa chọn đƣợc nhiệt độ bảo quản hạt tốt nhất cho loài Xoan đào, đề tài tiến hành phân tích phƣơng sai một nhân tố và vận dụng tiêu chuẩn Duncan để lựa chọn với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.

Kiểm tra sự bằng nhau của các phƣơng sai tổng thể theo tiêu chuẩn Levene cho thấy Sig = 0,580 > 0,05 điều này cho phép ta kết luận phƣơng sai của các tổng thể nghiên cứu là bằng nhau. và Sig F < 0,05 có nghĩa là các loại nhiệt độ khác nhau ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ nảy mầm khi tiến hành bảo quản loài Xoan đào.

0 10 20 30 40 50 60 70 CT1 CT2 CT3 47,67 67,67 37,33 Tỷ lệ nảy mầm (%)

4.3. Kết quả gieo ƣơm Xoan đào

4.3.1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Xoan đào ở các loại giá thể khác nhau:

Tỷ lệ nảy mầm của hạt Xoan đào đƣợc thực hiện trên 4 loại giá thể khác nhau là cát, đất, giấy thấm và bông.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Xoan đào ở các loại giá thể khác nhau

Công thức Lần lặp Tổng số hạt TN Số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) 1. Bông 1 250 72 28,80 2 250 67 26,80 3 250 19 7,60 TB 52,67 21,07 2. Cát 1 250 182 72,80 2 250 179 71,60 3 250 177 70,80 TB 179,33 71,73 3. Giấy thấm 1 250 68 27,20 2 250 61 24,40 3 250 63 25,20 TB 64,00 25,60 4. Đất 1 250 170 68,00 2 250 165 66,00 3 250 167 66,80 TB 167,33 66,93

Trên mỗi giá thể khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm của hạt có sự khác nhau rõ rệt. Ở 4 loại giá thể: cát, đất, giấy thấm và bông . Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất là trên giá thể cát đạt tỷ lệ (71,73%), sau đó đến giá thể đất đạt tỷ lệ nảy mầm (66,93%). Trên giá thể giấy thấm có tỷ lệ

nảy mầm đạt mức độ trung bình (25,60%), trên giá thể bông hạt Xoan đào đạt tỷ lệ nảy mầm thấp nhất chỉ đạt 21,07%.

Hình 4.15. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Xoan đào trên các loại giá thể

Để có căn cứ khoa học và lựa chọn đƣợc giá thể tốt nhất cho loài Xoan đào, đề tài tiến hành phân tích phƣơng sai một nhân tố và vận dụng tiêu chuẩn Duncan để lựa chọn với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.

Kiểm tra sự bằng nhau của các phƣơng sai tổng thể theo tiêu chuẩn Levene cho thấy Sig = 0,003 < 0,05 điều này cho phép ta kết luận phƣơng sai của các tổng thể nghiên cứu là bằng nhau. và Sig F < 0,05 có nghĩa là các loại giá thể khác nhau ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ nảy mầm khi tiến hành thí nghiệm cho loài Xoan đào.

4.4. Kết quả gieo ƣơm cây Xoan đào

4.4.1. Kỹ thuật gieo ươm cây Xoan đào từ hạt

- Kết quả xử lý hạt giống ở các nhiệt độ nƣớc khác nhau

Tạo rừng bằng cây con là phƣơng pháp phổ biến và chủ yếu hiện nay, xử lý hạt là một trong những khâu quan trọng nhất giúp kích thích hạt nảy mầm nhằm mục tiêu tạo đƣợc nhiều cây mầm chất lƣợng tốt trong thời gian

0 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 CT2 CT3 CT4 21,07 71,73 25,60 66,93 Tỷ lệ nảy mầm (%)

ngắn nhất. Xoan đào là một trong những loài cây lấy gỗ sinh trƣởng nhanh nhƣng những nghiên cứu và chỉ dẫn nhân giống bằng hạt còn rất khiêm tốn.

Đề tài tiến hành thử nghiệm 9 công thức xử lý hạt Xoan đào với biện pháp kích thích nảy mầm khác nhau, cụ thể nhƣ sau:

TN1: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ thƣờng trong 1 giờ. TN2: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ thƣờng trong 2 giờ. TN3: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ thƣờng trong 5 giờ. TN4: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ 300

C trong 1 giờ. TN5: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ 300C trong 2 giờ. TN6: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ 300C trong 5 giờ. TN7: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ 500

C trong 1giờ. TN8: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ 500C trong 2 giờ. TN9: Ngâm nƣớc ở nhiệt độ 500C trong 5 giờ.

Trong các thí nghiệm trên, nhiệt độ nƣớc không đƣợc duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm. Tổng hợp số liệu theo dõi trong quá trình thí nghiệm đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5. Kết quả thí nghiệm xử lý hạt giống ngâm nước ở các nhiệt độ khác nhau Thí nghiệm Lần lặp Số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) Thí nghiệm Lần lặp Số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) 1 1 164 65,50 6 1 189 75,60 1 2 169 67,40 6 2 195 77,80 1 3 163 65,30 6 3 192 76,60 TB 165,17 66,07 TB 191,67 76,67 2 1 169 67,70 7 1 197 78,90 2 2 172 68,80 7 2 195 77,90 2 3 174 69,50 7 3 202 80,60 TB 171,67 68,67 TB 197,83 79,13 3 1 179 71,50 8 1 206 82,30 3 2 182 72,70 8 2 202 80,60 3 3 177 70,90 8 3 206 82,40 TB 179,25 71,70 TB 204,42 81,77 4 1 167 66,70 9 1 214 85,40 4 2 165 65,90 9 2 210 84,10 4 3 166 66,50 9 3 214 85,70 TB 165,92 66,37 TB 212,67 85,07

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống xoan đào (pygeum arboreum endl) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh lào cai​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)