Trạng thái rừng ở đai cao 1000 mét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 45 - 46)

- Sơ bộ đánh giá tình trạng nguồn lợ

b. Mức độ đa dạng loà

4.1.1. Trạng thái rừng ở đai cao 1000 mét

Ở đai cao 1000 m so với mực nước biển, rừng ở VQG Xuân Sơn bao gồm các trạng thái rừng IIIA3 và IIIA2, thuộc kiểu rng kín thường xanh á nhiệt đới trên đá vôi xương xẩu. Tại đai cao này, các loài trong họ Dầu

tỷ lệ lớn như Dẻ, Chè, Re, …, đặc biệt cịn xuất hiện lồi Dẻ tùng sọc trắng

(Amentotaxus argotaenia) rất quý hiếm.

Mặt khác, do địa hình dốc đứng với đá tai mèo, đất đai kiệt nước nên phần lớn cây rừng có kích thước nhỏ hơn ở đai rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, cũng có thể bắt gặp những cá thể có đường kính trên 50 cm mọc ở những hốc đá có tầng đấtdày.

Tổng tiết diện ngang cũng như trữ lượng trên đơn vị diện tích tương đối cao:

- Tổng tiết diện ngang (∑G/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA2 dao động từ 19,004 m2 đến 20,146 m2, kiểu trạng thái rừng IIIA3từ 22,794 m2 đến 23,968 m2.

- Trữ lượng (M/ha): Kiểu trạng thái rừng IIIA2đạt từ 115,419 m3 đến 117,996 m3, kiểutrạng thái rừng IIIA3đạt từ 133,801 m3đến 156,580 m3.

- Số cây biến động từ 410 đến 475 cây/ha.

Đai cao này đã bị khai thác ở mức độ trung bình trong thời gian từ 5 ÷ 10 năm trước, nên cấu trúc ổn định vốn có của rừng đã bị thay đổi. Kiểu trạng thái rừng IIIA3: Rừng bị vỡ tán ở mức độ nhẹ, tình trạng dây leo bụi rậm xâm lấn chưa đáng kể. Kiểu trạng thái rừng IIIA2: Tán rừng bị phá vỡ nhiều, mật độ cây to cao ởtầng rừng chính bị giảm mạnh, cây lớn còn lại chủ yếu là cong queo phẩm chất kém, lớp cây nhỏ mới lớn chiếm tỷ lệ đáng kể, rải rác có những đámcây bị cây bụi dây leo xâm lấn mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 45 - 46)