Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rừng trên núi đá vô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 87 - 95)

- Sơ bộ đánh giá tình trạng nguồn lợ

b. Mức độ đa dạng loà

4.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rừng trên núi đá vô

4.4.1.1. Thuận lợi

* Về mặt tài nguyên rừng

- Tài nguyên rừng trên núi đá vôi rất đa dạng và phong phú, có tác dụng nhiều mặt đối với con người như: Cung cấp lâm sản, cảnh quan du lịch, môi trường sinh thái, …

- Rừng trên núi đá vôi thường ở những nơi xa xơi, địa hình hiểm trở, khó khăn, giao thơng chưa phát triển,… đã phần nào làm giảm sự tác động phá hoại rừng của con người. Trong khu vực đã thành lập được Vườn Quốc Gia (năm 2003), nên tài nguyên rừng đã vàđang được bảo vệ tốt.

* Về dân cư

Người dân sống trong khu vực VQG Xuân Sơn chủ yếu là người dân tộc Dao và Mường, đồng bào có tinh thần đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau và có sự gắn bó lâu đời với rừng nên người dân luơn có nguyện vọng duy trì và phát triển tài nguyên rừng trên núi đá vôi.

* Về chính sách

- Đã có nhiều chính sách của Nhà nước liên quan đến cơng tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nói chung và rừng trên núi đá vơi nói riêng như: Chính sách giao đất giao rừng, chính sách đầu tư, trồng cây đặc sản,… đảm bảo lợi ích cho người dân trong khu vựcVQG.

- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, phát triển, đời sống người dân được nâng cao: Làm đường, xây trường học, trạm y tế,…

* Về khoa học cơng nghệ

Bước đầu đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quảnlý, khơi phục và phát triển rừng tại khu vực, vấn đề khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ được quan tâm phát triển.

4.4.1.2. Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên: Rừng trên núi đá vơi thường có địa hình hiểm trở, phức tạp nên cơng tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

- Tài ngun rừng trên núi đá vơi có tính đặc thù riêng, việc nghiên cứu địi hỏi tốn nhiều cơng sức và đầu tư nên cho đến nay chưa được nghiên cứu nhiều và đồng bộ, chưa cung cấp được những cơ sở khoa học tin cậy phục vụ cho công tác quản lý, khơi phục và phát triển rừng.

- Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn còn thấp, gây khó khăn trong việc nâng cao nhận thức về bảo tồn, xây dựng và phát triển rừng trên núi đá vôi.

- Đời sống sinh hoạt của dân trong vùng còn rất thấp, dẫn tới tình trạng khai thác lâm sản từ rừng làm nguồn thu nhập chính.

- Nhu cầu về gỗ, lâm sản ngồi gỗ của địa phương và thị trường ngày càng lớn, gây áp lực đối với tài nguyên rừng và công tác quản lý bền vững rừng trên núi đá vơi.

Kết quả phân tích trên cho thấy công tác quản lý bền vững rừng trên núi đá vơi đã vàđang gặp rất nhiều khó khăn, làm cho nguy cơ mất rừng ngày càng cao. Chúng ta cần tích cực phát huy những điểm thuận lợi để duy trì, khơi phục và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.

4.4.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng trên núi đá vôi tạiVQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu hiện trạng rừng cho thấy:

- Trong khu vực có 4 kiểu trạng thái rừng: IIA, IIIA1, IIIA2, IIIA3. Trữ lượng nhìn chung cũng rất thấp, rừng IIIA3 có trữ lượng bình quân 141,993 m3/ha, rừng IIIA2 là 120,692 m3/ha, rừng IIIA1 chỉ có 49,203 m3/ha, cịn rừng IIA là 27,216 m3/ha.

- Các quy luật phân bố thực nghiệm NL/D1.3, N/D1.3, NL/Hvn, N/Hvn đều mơ hình hóa được bằng các hàm toán học (Khoảng cách, Weibull). Quy luật tương quan Hvn/D1.3, Dt/D1.3 cũng được mơ phỏngqua các phương trình tương quan (Logarit, đường thẳng). Điều đó cho thấy, cấu trúc rừng đã có tính ổn định và chúng ta cần giữ gìn, phát huy tínhổn định của rừng.

- 5 chỉ số đa dạng sinh học (chỉ số phong phú của loài, chỉ số Shannon – Weiner, chỉ số Simpson, chỉ số đa dạng lý thuyết thông tin, chỉ số hợp lý), đã phản ánh tính đa dạng lồi của khu vực nghiên cứu tương đối cao.

Xuất phát từ hiện trạng tài nguyên rừng trên núi đá vôi tại VQG Xuân Sơn, chúng ta cần phải thực hiện 6 nhiệm vụ sau:

(1). Bảo vệ diện tích rừng hiện có.

(2). Thực hiện các giải pháp khôi phục rừng trên diện tích khơng cịn rừng trên cơ sở: Xây dựng các biện pháp khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, chăm sóc ni dưỡng làm giàu rừng, nâng cao chất lượng của rừng, đảm bảo cho rừng phát huy tốt nhất tính năng và tác dụng phòng hộ cũng như đáp ứng về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt là các trạng thái rừng IIA và IIIA1.

(3). Đẩy mạnh nghiên cứu tính đặc thù của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

(4). Tiếp tục kiện toàn và tăng cường hiệu lực cho bộ máy quản lý của VQG Xn Sơn.

(5). Có chính sách thích hợp để nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

(6). Làm tốt việc xây dựng và thực hiện quy ước của người dân trong các xóm ở trong VQG (xóm Cỏi, xóm Dù, xóm Lạng, xóm Lấp, xóm Lùng Màng,...) về bảo vệ và phát triển rừng trên núi đá vơi tại VQG Xn Sơn.

Để thực hiện có hiệu quả 6 nhiệm vụ trên, đề tài đưa ra 2 giải pháp chủ yếu: Giải pháp về kỹ thuật và giải pháp về chính sách.

4.4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật

Cơng tác quản lý rừng bền vững tại các VQG nói chung và VQG Xuân Sơn nói riêng, ln ln phải hướng tới mục tiêu: Cấu trúc rừng ổn định, duy trì vànâng cao tính đa dạng sinh học cũng như giá trị sử dụng của rừng.Từ tổ thành loài cây (theo chỉsố N% và IV%) cho thấy: Trong khu vực các lồi cây có giá trị kinh tế thấp là chủ yếu, các lồi có giá trị chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, để giữ vững và nâng cao tính ổn định của cấu trúc rừng, tính đa dạng sinh học cần tiến hành:

- Chặt tỉa thưa những cá thểbị sâu bệnh hại, các cá thểcủa các lồi làm kìm hãm sự phát triển của một số lồi có giá trị khác, nhưng phải đảm bảo yêu cầu:

+ Không làm phá vỡ kết cấu tầng tán rừng

+ Không được làm mất lồi hiện có trong VQG Xn Sơn, kể cả lồi cây có giá trị thấp.

- Bảo vệ, duy trì, phát triển những lồi có giá trị, đặc hữu của núi đá vôi.

* Biện pháp kỹ thuật thực hiện ở các kiểu trạng thái rừng trên núi đá vôi được đưa ra như sau:

- Với kiểutrạng thái rừng từ IIIA2đến IIIA3(thuộc loại rừng trung bình và rừng giàu), các loại rừng này phân bố chủ yếu ở núi Cẩn và đai cao 800 m trở lên. Những đối tượng này cần được quản lý bảo vệ, ít tác động. Đặc biệt quan tâm phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ, tăng thu nhập và phát huy tác dụng phịng hộ tồn diện của rừng, phát huy thế mạnh của rừng trên núi đá vôi.

- Kiểu trạng thái rừng IIIA1: Phân bố chủ yếu ở đai cao 400 m –600 m, là rừng nghèo kiệt, bị khai thác kiệt quệ và chưa có thời gian phục hồi, cấu trúc rừng bị xáo trộn, tán rừng bị phá vỡ, cây gỗ cịn lại có chất lượng kém, trữ lượng khoảng 50 m3/ha. Rừng có nhiều dây leo bụi rậm, ảnh hưởng lớn đến khả năng tái sinh phục hồi rừng. Do đó cần:

+ Quản lý bảo vệ không để tiếp tục bị khai thác, phá hoại.

+ Thực hiện các biện pháp lâm sinh: Nuôi dưỡng, cải tạo, phục hồi rừng, phát dây leo bụi rậm, chặt bỏ những cây sâu bệnh, xúc tiến tái sinh tự nhiên, cải tạo tổ thành, trồng dặm các loài cây bản địa có giá trị kinh tế như Lát hoa, Nghiến, Trai lý, Mắc mật,…

+ Có thể tận thu các sản phẩm trong q trình chăm sóc ni dưỡng, cải tạo rừng, đặc biệt là các loại lâm sản ngoài gỗ.

- Với kiểu trạng thái rừng non IIA: Phân bố ở đai cao 400 m, là loại rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác kiệt. Mật độ cây thấp, tổ thành loài đơn giản với các loài cây ưa sáng, mọc nhanh như: Lá nến, Ngát, Hoắc quang trắng, Thị rừng,… Chúng ta cần tiến hành:

+ Quản lý bảo vệ rừng

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để chăm sóc ni dưỡng rừng: Tu bổ vệ sinh, phát luỗng dây leo bụi rậm tạo điều kiện cho cây tái sinh

phát triển thuận lợi, xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung các lồi cây bản địa có giá trị kinh tế nhưTrai lý, Nghiến, Mắc mật,….

- Với khu vực khơng cịn rừng thì tiến hành áp dụng biện pháp khoanh ni tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, tạo điều kiện cho gieo giống tái sinh tự nhiên.

Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho các phương thức: Trồng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung được thực hiện theo quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre, nứa (QPN 14 – 92) ban hành theo quyết định số 200/QĐ/KT ngày 31 tháng 03 năm 1993 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT).

* Đề xuất một số loài cây trồng xây dựng và phục hồi rừng trên núi đá vôi tại VQG Xuân Sơn

Ưu tiên lựa chọn các lồi cây bản địa có giá trị cả về mặt kinh tế, sinh thái, môi trường để trồng rừng. Tại khu vực nghiên cứu có thể chọn một số lồi sau:

- Lát hoa (Chukrasya Tabularis)

- Sến mật (Madhuca Pasquyeri)

- Nghiến(Burretiodendron Tonkinensis) - Tông dù (Toona Sinensis)

- Sấu(Dracontomelum Duperreanum)

- Trám trắng(Canarium Album)

-Trám đen (Canarium sp)

- Mắc mật(Clausena Excavasta)

- Mắc rạc(Delavaya Tosocarpa) - Kim giao (Podocarpus Fleuryi)

4.4.2.2. Giải pháp về chính sách

* Chính sách di dân, định cư

Xây dựng kế hoạch di dân và định cư cho các hộ gia đình sống ở 10 xóm trong khu vực VQG (xóm Dù, Lùng Màng, Lấp, Lạng,…) ra ngồi vùng đệm, đồng thời phải có chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý nhằm giúp những hộ gia đình trong diện phải di dời ổn định đời sống.

* Chính sách quản lý đất đai và tài nguyên rừng

- Thực hiện có hiệu quả các quyđịnh về luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản dưới luật về quản lý đất đai tài nguyên rừng.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng thôn bản, cá nhân bảo vệ rừng, đảm bảo tất cả các mảnh đất, khoảnh rừng đều có chủcụthể với các quyền và trách nhiệm rõ ràng.

* Chính sách đầu tư xây dựng

Đẩy mạnh thực hiện các dự án 135, dự án làm đường, dự án 327, 661 đang được triển khai tại khu vực VQG Xuân Sơn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm dần sức ép đối với rừng.

* Chính sách thích hợp trong khai thác, sửdụng, hưởng lợi từrừng

Các chính sách này giúp cho hạn chế việc khai thác gỗ, củi, đồng thời tạo điều kiện để chủ rừng khai thác nguồn lâm sản ngoài gỗ, giúp người dân nâng cao thu nhập và đời sống, sẽ khuyến khích họ tham gia quản lý bảo vệ rừng.

* Công tác xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng

Cần làm tốt công tác xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ, phát triển rừng trong cộngđồng dân cư, bản, xómởVQGvà vùng đệm.

- Các quy ước là những quy tắc xử sự trong nội bộ cộng đồng, do cộng đồng thỏa thuận theo đa số và tự nguyện thực hiện.

- Các quy ước về bảo vệ, phát triển rừng vừa phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và tuân thủ theo quy định của pháp luật, vừa phải phù hợp với điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội của địa phương, phải kế thừa và phát huy thuần phong mỹtục, tập quán tốt đẹp của người dân, đồng thời phải bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, phạt vạ trái pháp luật, gây chia rẽ mất đoàn kết trong cộng đồng.

- Nội dung trong quy ước phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, dễthực hiện, tránh chung chung, nhiều nghĩa và phải luôn được điều chỉnh theo sự phát triển của tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và các chính sách, luật pháp của nhà nước.

Trong 2 giải pháp được đưa ra thì giải pháp về chính sách được xác định là chủyếu. Vớiđiều kiện hiện tại của khu vực nghiên cứu, có 10 xóm mà chủyếu là đồng bào dân tộc Dao, Mường sinh sống trong khu vực VQG Xuân Sơn, đời sống vật chất và tinh thần cịn rất nhiều khó khăn thiếu thốn, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng nên ngày càng tạo áp lực rất lớn lên tài nguyên rừng của khu vực. Vì vậy, cần đưa ra những chính sách hỗtrợ người dân về đời sống vật chất, tinh thần, nhằm thực hiện mục tiêu di dời người dân của 10 xóm đang sinh sống trong khu vực Vườn Quốc Gia ra ngoài vùng đệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 87 - 95)