CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 95 - 97)

- Sơ bộ đánh giá tình trạng nguồn lợ

b. Mức độ đa dạng loà

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

1. Rừng trên núi đá vôi của VQG Xuân Sơn thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với 2 kiểu phụ: Kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đá vôi xương xẩu và kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đá vơi xương xẩu, trong đóbao gồm 4 kiểu trạng thái rừng IIIA3, IIIA2, IIIA1, IIA.

2. Trong 4 kiểu trạng thái rừng, loài cây ưu thế khơng rõ ràng, những lồi thường xuất hiện là: Cà lồ, Trâm trắng, Trâm vỏ đỏ,… Đây là những loài cây gỗ có giá trị kinh tế thấp nên việc cân nhắc trồng thêm các loài cây đặc hữu núi đá (Trai, Nghiến, Mắc mật,…) là rất cần thiết.

3. Cấu trúc rừng trên núi đá vôi ở khu vực nghiên cứu tương đối ổn định, có thể mơ phỏng được bằng các hàm tốn học:

- Phân bố số lượng lồi cây theo cỡ đường kính ở vị trí 1,3m (NL/D1.3) được mơ phỏng theo hàm Weibull.

- Phân bố số cây theo cỡ đường kính ở vị trí 1,3m (N/D1.3) được mơ phỏng theo hàm Khoảng cách.

- Phân bốsố lượng lồi cây và sốcây theo cỡchiều cao (NL/Hvn, N/Hvn) được mô phỏng bằng hàm Weibull.

- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m (Hvn/D1.3) được mô phỏng qua dạng hàm: Hvn = a + b.LogD1.3 và lập được phương trình chung cho 3 đai cao (đai cao 1000 m, 800 m, 600 m) trừ đai cao 400m.

- Tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m (Dt/D1.3) được mơ phỏng tốt bởi hàm: Dt = a + b.D1.3 và lập được phương trình chung cho mỗi đai cao.

- Trong khu vực nghiên cứu, mức độ phong phú và đa dạng loài giảm dần khi độ cao tăng lên.

- Đưa ra được giải pháp về kỹthuật và chính sách cho cơng tác quản lý bền vững rừng trên núi đá vơi tại VQG Xn Sơn, trong đó giải pháp vềchính sách là chủyếu.

5.2. Tồn tại

- Do điều kiện tự nhiên khu vực núi đá vôi rất hiểm trở, phức tạp và hạn chế về mặt kinh phí nên đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu tồn diện về đặc điểm tài ngun rừng trên đó.

- Chưa nghiên cứu được cấu trúc rừng trên núi đất, nên chưa có sự so sánh về đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài giữa rừng trên núi đất và rừng trên núi đá vôi tại VQG Xuân Sơn.

- Những nghiên cứu về rừng trên núi đá vôi mới được chú ý trong những năm gần đây và còn chưa nhiều, nên cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rừng trên núi đá vôi không tránh khỏi những thiếu sót.

5.3. Kiến nghị

- Cần có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu hơn nữa về tài nguyên rừng trên núi đá vôi, làm cơ sở xây dựng các giải pháp quản lý bền vững rừng trên núi đá vôi một cách đồng bộ.

- Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong việc thực hiện công tác quản lý bền vững tài nguyên rừngở VQG Xuân Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài của rừng trên núi đá vôi tại vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)