Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 47 - 50)

tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Dựa trên số liệu của các Hạt kiểm lâm các huyện và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, kết hợp với quá trình khảo sát điều tra thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh việc nhân nuôi các loài động vật hoang dã tương đối phát triển với sự đa dạng về thành phần loài và số lượng cá thể. Cụ thể, có tổng số 24 loài động vật hoang dã đang được nhân nuôi với gần 8000 cá thể.Việc nhân nuôi động vật hoang dã tại đây với nhiều mục đích khác nhau trong đó chủ yếu là mục đích kinh tế, thương mại.

Bảng 4.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

TT Tên phổ thông Tên khoa học Số lượng

cá thể

1 Rắn Hổ mang Naja naja 2017

2 Rắn ráo trâu Ptyas mucosus 259

3 Kỳ đà hoa Varanus bengalensis 119

4 Tắc kè Gekko gecko 400

5 Cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis 356 6 Rùa đầu to Platysternum megacephalum 7

7 Rùa sa nhân Cuora mouhotii 3

9 Trĩ sao Rheinardia ocellata 6 10 Diều hoa miến điện Spilornis cheela 3

11 Khỉ vàng Macaca mulatta 750

12 Khỉ đuôi dài Macaca fascicata 6

13 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina 2

14 Khỉ cộc Macaca arctoidess 1

15 Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus 18

16 Cầy hương Viverricula indica 3

17 Mèo rừng Prionailurus bengalensis 2

18 Lợn rừng Sus scrofa 1560

19 Đon Atherurus macrourus 12

20 Nhím Hytris brachyura 1924

21 Dúi Cannomys badius 26

22 Hươu sao Cervus nippon 71

23 Nai Cervus unicolor 9

24 Gấu ngựa Ursus thibetanus 148

Tổng 7912

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra 2014

Các loài động vật được nhân nuôi hầu hết hầu hết là các loài có giá trị kinh tế và được pháp luật bảo vệ. Đây là những loài có tên Nghị định 32/2006/NĐ-CP[2].

Trong số các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì Rắn hổ mang, Nhím, Lợn rừng là những loài có số lượng cá thể nhiều nhất. Có tổng số 2017 cá thể Rắn hổ mang (chiếm 25,5%), 1924 cá thể Nhím (chiếm 24,3%), 1560 cá thể Lợn rừng (chiếm 19,7%) được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh. Xét trên tổng số cá thể, 3 loài nói trên chiếm xấp xỉ 70% tổng số cá thể động vật hoang dã đang được nhân nuôi tại đây. Số liệu này cũng phản ánh khá chính xác xu thế nhân nuôi động vật hoang dã tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh khu vực Đông Bắc Việt Nam.

Các loài động vật hoang dã đang được nhân nuôi khác có số lượng cá thể ít hơn, từ vài chục đến vài trăm cá thể.

Hình 4.1. Mô hình chăn nuôi Rắn hổ mang (Naja naja) tại TP.Hạ Long

Trong danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có 8 loài được nhân nuôi với mục đích cứu hộ, bảo tồn tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Vườn quốc gia Bái Tử Long. Đây

là các loài động vật quý hiếm, bao gồm: Mèo rừng, Khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài, Khỉ mặt đỏ, Rùa sa nhân, Rùa đầu to, Diều hoa miến điện, Trĩ sao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 47 - 50)