Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 34 - 40)

3.1.4.1. Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được chia thành 12 nhóm đất, 24 đơn vị đất và 80 đơn vị phụ như sau: (Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2005)

- Nhóm đất cát:

Diện tích 19.955,6 ha = 3,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh phân bố chủ yếu ở các huyện, thị ven biển và hải đảo.

Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của các hệ thống sông và biển.

- Nhóm đất mặn:

Diện tích 33.922,33 ha = 6,37% diện tích đất tự nhiên, có 3 đơn vị đất: Đất mặn sú, vẹt, đước: Diện tích 30.074,22 ha, chiếm 88,66% diện tích nhóm đất, phân bố ở các bãi ngoài đê biển thuộc Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn và Hoành Bồ.

Đất mặn nhiều: Diện tích 812,95 ha, chiếm 2,4% diện tích nhóm đất, phân bố tập trung chủ yếu ở Đầm Hà, Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Hải Hà, Hạ Long. Địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, ảnh hưởng mặn do thủy triều.

Đất mặn trung bình và ít: Diện tích 3.035,2 ha, chiếm 8,95% diện tích nhóm đất, phân bố ở các huyện ven biển.

- Nhóm đất phèn: Diện tích 7.456,42 ha = 1,62% diện tích tự nhiên, có 2

đơn vị đất:Đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng.

- Nhóm đất phù sa: diện tích 15.170,2 ha = 2,6% diện tích đất tự nhiên,

được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong vùng.

- Nhóm đất có tầng sét loang lổ: diện tích 4.553 ha = 0,77% diện tích

đất tự nhiên, thường phân bố ở bậc thềm thấp của phù sa cổ ở Cẩm Phả, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Quảng Yên.

- Nhóm đất glây: diện tích 562,8 ha, đất glây hình thành từ các vật liệu

có đặc tính phù sa. Phân bố tập trung tại những khu vực thấp trũng, thung lũng hoặc những vùng thoát nước kém ở Cô Tô, Đầm Hà, Bình Liêu, Cẩm Phả, Hạ Long.

- Nhóm đất xám: diện tích 5.075,39 ha = 0,86% diện tích đất tự nhiên,

đất xám hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ và đá cát, hầu hết nằm ở địa hình cao, thoát nước tốt. Thành phần khoáng trong đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, halozit, gơtit.

- Nhóm đất nâu tím: diện tích 16.719,07 ha, chiếm 2,83% diện tích đất

tự nhiên, Phân bố chủ yếu ở một số xã vùng núi thuộc Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Móng Cái. Đất hình thành và phát triển trên đá phiến thạch tím hạt mịn. Có 01 đơn vị đất nâu tím chua đá sâu.

- Nhóm đất vàng đỏ: diện tích 378.526,84 ha = 64,2% diện tích đất tự

nhiên, Phân bố ở Hoành Bồ, Móng Cái, Đầm Hà, Cô Tô, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hải Hà, Hạ Long, Bình Liêu và Tiên Yên.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 17.727,1 ha, chiếm 3%

diện tích đất tự nhiên, được hình thành ở độ cao tuyệt đối >700m thuộc cánh cung Đông Triều - Nam Mẫu - Bình Liêu.

- Nhóm đất tầng mỏng: Đất tầng mỏng hình thành trong điều kiện địa

hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị tàn phá nặng nề và do hậu quả của nhiều năm canh tác không chú trọng đến việc bảo vệ đất. Phân bố rải rác ở Đông Triều và Móng Cái.

- Nhóm đất nhân tác:

Diện tích 13.201,3 ha, chiếm 2% diện tích đất tự nhiên. Đất nhân tác hình thành do tác động của con người. Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt

động của công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm. Phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện miền núi. có 02 đơn vị đất:

- Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi: diện tích 12.179,01 ha, chiếm 2,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố ở các huyện, thị xã trong tỉnh.Thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nặng.

- Đất bãi khai thác mỏ: diện tích 1.022,3 ha.Phân bố ở các khu vực khai thác mỏ than hoặc các bãi thải ở ven biển (Cẩm Phả và Hạ Long).

3.1.4.2. Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Nguồn nước mặt ở Quảng Ninh chủ yếu được khai thác từ các sông suối và hồ đập trên địa bàn tỉnh, lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực.

Dòng chảy sông ngòi Quảng Ninh chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 với lượng nước chiếm từ 75 - 80% tổng lượng nước năm; Mùa cạn bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm từ 15 - 20%.

- Nước ngầm:

Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì Quảng Ninh là khu vực nghèo nước ngầm.

3.1.4.3. Tài nguyên rừng

Năm 2010, Quảng Ninh hiện có 388.356,22 ha đất có rừng, tỷ lệ đất có rừng chiếm 63,64% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; trong đó đất rừng sản xuất 241.033,73 ha chiếm 62,06% diện tích đất có rừng, rừng phòng hộ có 122.064,39 ha chiếm 31,43% diện tích rừng, rừng đặc dụng có 25.258,1ha chiếm 6,5% diện tích rừng.

Tổng trữ lượng các loại rừng của Quảng Ninh khoảng 6 -7 triệu m3 gỗ và gần 30-35 triệu cây tre nứa các loại. Trong đó rừng tự nhiên có tổng trữ lượng khoảng 4-5 ngàn m3 gỗ và 2-2,5 triệu cây tre nứa, còn lại là rừng trồng.

Rừng Quảng Ninh phong phú về chủng loại động, thực vật.

- Về hệ thực vật: Hệ thực vật Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam - Trung Quốc.

Thực vật ôn đới có họ: Giẻ, thích, du, nhài, đỗ quyên...

Thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là các họ: Cà phê, xoan, dâu tằm, trám...

Theo thống kê, hệ thực vật Quảng Ninh có 1.027 loài, 80 họ và 6 ngành, một số ngành lớn như: Ngành mộc lan: 951 loài; Ngành dương xỉ: 58 loài; Ngành thông: 11 loài; Trong đó có các loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Lim xanh, sến mật, vù hương, sa nhân, ba gạc...

- Hệ động vật:

Theo số liệu thống kê của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (1993) Quảng Ninh có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó:

Thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài; Chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài;

Bò sát, lưỡng thê: 37 loài (trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài). Về lâu dài Quảng Ninh có khả năng phát triển rừng không những để bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, sinh thái cho vùng du lịch nổi tiếng mà còn cung cấp gỗ cho sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp mỏ và phục vụ đời sống nhân dân.

3.1.4.4. Tài nguyên biển

Vùng biển Quảng Ninh ở phía trong vịnh Bắc Bộ trải dài trên 250 km, với 2.077 hòn đảo lớn nhỏ xếp thành từng cụm hoặc rải rác với những hang

động kỳ thú, bờ biển tương đối khúc khuỷu với các bãi tắm nổi tiếng như Bãi Cháy, Trà Cổ, Vĩnh Thực, Vân Đồn, Tuần Châu.

Nước biển khơi vào sâu trong vịnh nhờ các luồng lạch. Địa hình dáng biển tương đối bằng phẳng và đơn giản, một vài nơi có dạng đá. Độ sâu không lớn, chỗ sâu nhất khoảng 25 - 30m, thường nằm ở vùng giáp ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Đáy biển phần lớn là bùn, cát hoặc pha lẫn bùn cát, hoặc là đá pha trộn cát bùn...những nơi thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra biển Quảng Ninh rất rộng, nhiều ngư trường lớn từ Long Châu, Bạch Long Vĩ đến Cô Tô, Vĩnh Thực là nơi hội tụ nhiều nguồn lợi từ các loài hải sản.

Bên cạnh nguồn lợi về hải sản, biển Quảng Ninh còn là điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan vịnh Hạ Long một kỳ quan được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; đặc biệt vừa qua được công nhận là kỳ quan mới của thế giới.

3.1.4.5. Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản đã được điều tra, thăm dò, đánh giá ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là nguồn khoáng sản than đá.

3.1.4.6. Tài nguyên du lịch và nhân văn

Du lịch Quảng Ninh với ưu thế nổi trội là du lịch biển và du lịch lễ hội. Quảng Ninh có bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, có vịnh Hạ Long với sắc thái kỳ diệu và nhiều hang động kỳ thú được 2 lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nhiều di tích lịch sử có giá trị, nhiều công trình văn hoá đặc sắc, nhiều lễ hội phong tục tập quán hấp dẫn chứa đựng nhiều tiềm năng về các loại hình du lịch như lễ hội

du lịch biển Bãi Cháy, lễ hội chùa Yên Tử, du lịch tham quan hang động vịnh Hạ Long, du lịch sinh thái vịnh Bái Tử Long, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển Trà Cổ v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)