Công tác quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 60)

dã tại Quảng Ninh

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm Lâm Quảng Ninh, việc quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang dã được tiến hành thường xuyên, đảm bảo đúng quy trình, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã phát triển và ngăn chặn có hiệu quả việc nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường các biện pháp quản lý, đổi mới công tác quản lý, thực hiện các giải pháp tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lí cơ sở gây nuôi động vật hoang dã; hệ thống lại việc lưu trữ, theo dõi số liệu các cơ sở gây

nuôi động vật hoang dã đến từng hộ gây nuôi. Chỉ đạo các đơn vị cơ sở thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chủ nuôi chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về gây nuôi động vật hoang dã. Trong quá trình thực hiện đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân gây nuôi ĐVHD thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh... đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.

Hiện 369 cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã đã được cấp phép, các cơ sở còn lại đang trong quá trình chờ cấp phép.

Việc phát triển các cơ sở trang trại gây nuôi động vật hoang dã phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế, dịch vụ của Nhà nước, của tỉnh; góp phần quan trọng vào việc thu hút lao động, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Trong các loài đang được nhân nuôi trên địa bàn thì Gấu ngựa là một đối tượng đặc biệt.Đây là loài động vật có tên trong phụ lục IB của Nghị định 32, nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng vì mục đích thương mại.Toàn tỉnh hiện có 148 cá thể được nuôi trong 18 cơ sở.Trước đây Gấu được nuôi để chích hút lấy mật nhưng quy định mới của nhà nước đã nghiêm cấm hoàn toàn hoạt động này. Điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho chính quyền các địa phương có hoạt động nuôi Gấu nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Các trung tâm cứu hộ không thể tiếp nhận toàn bộ số Gấu này do hạn chế về nhân lực, quy mô, kinh phí. Mặt khác, sẽ rất khó thích ứng nếu thả chúng về tự nhiên. Do vậy, để duy trì hoạt động này đúng pháp luật thì Nhà nước cần có các quy định một cách cụ thể, các cơ chế hợp lý với việc đầu tư của các chủ nuôi Gấu.

Hình 4.4. Mô hình nuôi Gấu ngựa tại Thành phố Hạ Long 4.2. Thực trạng về kỹ thuật, chính sách chăn nuôi động vật hoang dã

4.2.1. Thực trạng về kỹ thuật nhân nuôi

Nghề chăn nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam mặc dù mới hình thành nhưng đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì vấn đề khó khăn vấp phải chính là nhiều hộ gia đình, cơ sở nhân nuôi hình thành theo hướng tự phát, không có hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ. Điều này đã dẫn đến năng suất và chất lượng vật nuôi thấp, thị trường không ổn định, hiệu quả mang lại không cao. Những vấn đề còn tồn tại này là thực trạng chung đối với nghề nhân nuôi động vật hoang dã của cả nước, không ngoại trừ tỉnh Quảng Ninh.

Các đối tượng nuôi đa dạng, đòi hỏi các chủ hộ phải có những kiến thức nhất định. Đối với những loài được nhân nuôi lâu năm hoặc nuôi với số lượng cá thể lớn, nhiều hộ tham gia như Nhím, Lợn rừng, Rắn hổ mang,

Hươu sao...thì kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi về cơ bản đáp ứng được yêu cầu và ngày càng hoàn thiện. Những hộ nuôi này thường tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm hoặc có nhiều thời gian, địa chỉ để trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau cùng phát triển.Kết quả phỏng vấn cho thấy các chủ hộ nuôi các loài này thường đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật từ 60-70%.

Trái lại với những chủ hộ nuôi nuôi lâu năm, quy mô lớn thì những hộ, cơ sở chọn những đối tượng mới, quy mô nhỏ hoặc có số lượng hộ nuôi ít thường thiếu kỹ thuật nuôi cơ bản.Hầu hết các chủ hộ phải tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi dẫn đến hiệu quả nuôi không cao. Điển hình như các hộ nuôi Dúi, Đon, Cầy hương...Kết quả điều tra cho thấy các hộ này chỉ hiểu biết về kỹ thuật nuôi từ 20 – 30%.

Một vấn đề chung gặp phải của hầu hết các hộ chăn nuôi là khó khăn trong công tác phòng trị bệnh. Các loài động vật hoang dã thường ít bệnh tật hơn các động vật nuôi thông thường, tuy nhiên khi đã mắc bệnh, việc điều trị sẽ rất khó khăn, phức tạp. Hầu hết các hộ và cơ sở nhân nuôi không có cán bộ thú y chuyên trách nên các chủ hộ phải tự tìm hiểu về các loại bệnh và tìm cách điều trị theo kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, do không có những hướng dẫn chi tiết về các biện pháp phòng và trị bệnh cho các loài vật nuôi nên hiệu quả chăn nuôi không cao.

Kỹ thuật nuôi là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của công tác nhân nuôi.Nếu kỹ thuật nuôi được hoàn thiện, chắc chắn hiệu quả công tác chăn nuôi sẽ được nâng cao đáng kể. Từ thực trạng của các hộ và cơ sở nhân nuôi được điều tra, việc phổ biến kỹ thuật nhân nuôi động vật hoang dã là một yêu cầu cấp thiết, quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc nhân nuôi động vật hoang dã.

4.2.2. Nhu cầu và hình thức phổ biến kỹ thuật nhân nuôi

việc phổ biến kỹ thuật nuôi được hầu hết người dân tán thành.Kết quả phỏng vấn cho thấy 90% các hộ được phỏng vấn mong muốn được phổ biến kiến thức nhân nuôi dưới nhiều hình thức, đặc biệt là kỹ thuật nuôi.Chỉ có 10% số hộ phỏng vấn không có nhu cầu phổ biến kỹ thuật nhân nuôi. Đây hầu hết là các hộ đã nhân nuôi lâu năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đã tương đối thành công với nghề nhân nuôi động vật hoang dã như các hộ nuôi Nhím, Rắn, Lợn rừng...

Các hộ cần phổ biến kỹ thuật nuôi chủ yếu là mới bắt đầu quá trình nhân nuôi, các đối tượng nuôi thường mới, chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi, đồng thời chưa có nhiều cơ sở để tham quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm.

Các hộ nhân nuôi và cơ sở nuôi có nhu cầu phổ biến kỹ thuật một cách hoàn chỉnh từ khâu chuẩn bị, chọn giống, thiết kế, xây dựng chuồng trại, thức ăn, biện pháp chăm sóc, phòng trị bệnh, khai thác sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, việc đề xuất thêm các loài vật nuôi phù hợp với điều kiện từng địa phương, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng được các hộ nuôi quan tâm.

Có ba hình thức phổ biến kỹ thuật nhân nuôi động vật hoang dã được các chủ hộ quan tâm, đề cập nhiều là phổ biến thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật; phổ biến thông qua thăm quan, học hỏi từ các mô hình thực tế và phổ biến thông qua các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi như sách báo, băng đĩa hình.

Hình thức phổ biến kỹ thuật nuôi thông qua tham gia các lớp tập huấn được 37% số người được hỏi đề cập đến, trong khi có lần lượt 31% và 29% số người được hỏi mong muốn được phổ biến kỹ thuật thông qua thăm quan hô hình và qua tài liệu. Số còn lại mong muốn cả 3 hình thức trên.

trò và tầm quan trọng của kỹ thuật nuôi tới hiệu quả của công tác nhân nuôi, đồng thời cũng đề ra được các hình thức phổ biến kỹ thuật phù hợp.Từ đây, các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý cần xây dựng nên những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân nuôi thông qua việc phổ biến kỹ thuật nuôi tới các cơ sở và hộ gia đình.

4.2.3. Thực trạng về chính sách nhân nuôi động vật hoang dã

Nhìn chung, nhà nước và các cơ quan có liên quan luôn tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính sách đối với hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã tại tất cả các địa phương trên cả nước. Tại Quảng Ninh, hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực tiếp đề xuất các chính sách thuận lợi cho hoạt động này. Cụ thể, Chi cục kiểm lâm và hạt kiểm lâm các huyện thường xuyên theo dõi, tiếp nhận các cơ sở, hộ gia đình có nhu cầu nhân nuôi các loài động vật hoang dã được pháp luật cho phép. Chủ động và nhanh chóng giải quyết các thủ tục cần thiết để cấp giấy phép nhân nuôi cho các cơ sở và hộ gia đình.

Tuy nhiên, trong cơ chế, chính sách đối với hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã vẫn tồn tại một số bất cập.

Việc định hướng cho người dân trong nhân nuôi động vật hoang dã vẫn chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các đối tượng động vật hoang dã được người dân đưa vào gây nuôi mang tính tự phát do người dân tự tìm hiểu. Song song với đó, các cơ quan quản lý cũng chưa có những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao kiến thức về nhân nuôi động vật hoang dã cho người dân, đặc biệt là việc tập huấn, đào tạo về kỹ thuật nuôi. Chính điều này đã khiến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không theo những định hướng rõ ràng, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

nuôi cũng chưa được quan tâm khiến việc chăn nuôi của một số loài bấp bênh, không ổn định.Một số cơ sở và hộ gia đình có kết quả chăn nuôi tốt nhưng lại không tìm được đầu ra cho sản phẩm sẽ dẫn đến dao động về tâm lý, hình thành thái độ chản nản với hoạt động này.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Hiệu quả nhân nuôi động vật hoang dã phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố chủ đạo, quyết định phần lớn đến kết quả và hiệu quả. Việc xác định các yếu tố đó có vai trò quan trọng trong việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhân nuôi động vật hoang dã nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Kết quả điều tra tại các cơ sở và hộ nhân nuôi động vật hoang dã cho thấy, có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã, bao gồm: Vốn đầu tư, Nguồn giống vật nuôi, Kỹ thuật nhân nuôi, Dịch bệnh và Thị trường tiêu thụ.

Bảng 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

TT Các yếu tố Thuận lợi

(%) Bình thường (%) Khó khăn (%) 1 Vốn đầu tư 12,7 32,0 65,3

2 Nguồn giống vật nuôi 21,3 25,1 53,6

3 Kỹ thuật nhân nuôi 14,5 35,5 50,0

4 Dịch bệnh 9,7 22,5 67,8

4.3.1. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là vấn đề quan trọng hàng đầu khi tiến hành nhân nuôi động vật hoang dã. Do vậy nó có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng quy mô ban đầu và mở rộng quy mô trong tương lai. Tại Quảng Ninh, phần lớn cơ sở và hộ nhân nuôi sử dụng vốn đầu tư từ 2 nguồn: vốn tự có và vốn vay, trong đó vốn vay chiếm từ 30-40%. Với nguồn vốn vay khá cao như vậy, khi kết quả nuôi không tốt thì hiệu quả chăn nuôi sẽ rất thấp do các cơ sở phải trả thêm nguồn lãi vay hàng kỳ. Mặt khác, do nguồn vốn ít, nhiều hộ gia đình không dám mở rộng quy mô do lo sợ tính rủi ro trong chăn nuôi động vật hoang dã.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, 65,3% số hộ được hỏi gặp khó khăn trong vấn đề vốn.

4.3.2. Nguồn giống vật nuôi

Có 53,6 % số hộ được phỏng vấn cho biết nguồn giống vật nuôi là khó khăn hàng đầu. Đối với những hộ này, nguồn giống chủ yếu được họ tự tìm hiểu thông qua các trang trại giống hoặc tham khảo trên các báo đài. Do thiếu kiến thức nên việc lựa chọn được nguồn giống tốt gặp nhiều khó khăn. Điều này là nguyên nhân cơ bản khiến hiệu quả nhân nuôi thấp.

4.3.3. Kỹ thuật nhân nuôi

Kỹ thuật nhân nuôi là yêu cầu bắt buộc để quá trình nhân nuôi thành công. Hiện nay phần lớn những hộ gia đình hay cơ sở nhân nuôi chủ yếu tự học hỏi kỹ thuật nhân nuôi qua các chủ nuôi hoặc các cơ sở nuôi khác chứ rất ít tham gia các khóa đào tạo hay tập huấn về kỹ thuật nhân nuôi.

Tại Quảng Ninh, một nửa số hộ nhân nuôi động vật hoang dã cho biết gặp khó khăn về kỹ thuật nuôi do không được trang bị đầy đủ về kiến thức. Những hộ này thường là những hộ mới tiếp cận với quá trình nhân nuôi nên hiệu quả nhân thường không cao do kỹ thuật chưa hoàn thiện, đặc biệt là các kỹ thuật được tích lũy qua nhiều năm nhân nuôi. Số còn lại cho rằng khó khăn

về kỹ thuật nhân nuôi ở mức bình thường, một số ít cho rằng thuận lợi. Đây là các hộ hay cơ sở nhân nuôi đã nuôi trong nhiều năm, kỹ thuật nhân nuôi cũng đã nắm tương đối chắc, đồng thời những kinh nghiệm thực tế trong quá trình nuôi đã được tích lũy.

4.3.4. Dịch bệnh

Dịch bệnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhân nuôi một cách rõ rệt nhất. Vật nuôi bị dịch bệnh ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.

Cũng như thực trạng nhân nuôi động vật hoang dã chung, các cơ sở nhân nuôi tại Quảng Ninh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phòng trừ dịch bệnh. Hầu hết các cơ sở nhân nuôi không có cán bộ thú y chuyên trách phụ trách công tác phòng trừ dịch bệnh mà chủ yếu do công nhân hoặc người nhà phụ trách. Điều này đã dấn đến hiệu quả nhân nuôi bị ảnh hưởng, khi xuất hiện các loại dịch bệnh mới thì các cơ sở luôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt trong điều kiện chất lượng môi trường thấp, ô nhiễm môi trường xảy ra tại nhiều địa phương, ảnh hưởng của gió bão...đã làm cho các loại dịch bệnh càng xuất hiện nhiều hơn và khó chữa trị hơn.

Một khó khăn khác trong công tác phòng trừ dịch bệnh chính là các loại thuốc phòng trị chủ yếu dành cho các loại gia súc, gia cầm trong chăn nuôi, hầu như chưa có các loại thuốc điều trị chính thống cho các loài động vật hoang dã. Điều đó cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả phòng trừ dịch bệnh. Kết quả điều tra cho thấy có gần 70% số hộ nuôi cho rằng dịch bệnh là khó khăn lớn gặp phải trong quá trình nhân nuôi, số còn lại ở mức bình thường hoặc thuận lợi.

4.3.5. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ luôn là yếu tố quyết định cuối cùng và quan trọng nhất đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Trong nhân nuôi động vật

hoang dã, thị trường tiêu thu lại càng trở nên quan trọng hơn do đối tượng kinh doanh là các loài động vật hoang dã, chi phí sản xuất phải liên tục. Do đó, nếu thị trường bất ổn định thì hiệu quả nhân nuôi chắc chắn sẽ thấp, thậm chí là lỗ. Ở Quảng Ninh, thị trường tiêu thụ cũng là mối quan tâm hàng đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 60)