Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 50 - 52)

Nhân nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh mặc dù mới được hình thành nhưng đã trở thành một nghề thu hút được nhiều hộ gia định tham gia. Tính đến giữa năm 2014, trên toàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 380 hộ gia đình nhân nuôi động vật hoang dã với tổng số 7912 cá thể của 24 loài động vật hoang dã.

Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh được thể hiện trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã tại Quảng Ninh

TT Tên loài Số hộ nuôi Tỷ lệ %

1 Rắn Hổ mang 10 2,63 2 Rắn ráo trâu 5 1,32 3 Kỳ đà hoa 1 0,26 4 Tắc kè 2 0,53 5 Cá sấu nước ngọt 4 1,05 6 Rùa đầu to 1 0,26 7 Rùa sa nhân 1 0,26 8 Trĩ đỏ 3 0,79 9 Trĩ sao 1 0,26

10 Diều hoa miến điện 1 0,26

11 Khỉ vàng 1 0,26

12 Khỉ đuôi dài 1 0,26

13 Khỉ đuôi lợn 1 0,26

14 Khỉ cộc 1 0,26

15 Cầy vòi hương 7 1,84

16 Cầy hương 1 0,26

17 Mèo rừng 1 0,26

18 Lợn rừng 92 24,21

19 Đon 1 0,26

21 Dúi 1 0,26

22 Hươu sao 20 5,26

23 Nai 2 0,53

24 Gấu ngựa 18 4,74

Tổng 380 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Toàn tỉnh Quảng Ninh có số hộ và cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã khá cao với 380 hộ nhưng có sự khác biệt về đối tượng nuôi.Các loài động vật hoang dã đã được nhân nuôi lâu năm, phổ biến và mang lại giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây được nhiều hộ lựa chọn nhân nuôi. Trong đó, Nhím có số hộ nhân nuôi cao nhất với 204 hộ, chiếm 53,68% tổng số hộ nhân nuôi. Tiếp đến là Lợn rừng (92 hộ, chiếm 24,21%), Hươu sao (14 hộ, chiếm 5,26%), Gấu ngựa (18 hộ, chiếm 4,74%), Rắn hổ mang (10 hộ, chiếm 2,63%), Cầy vòi hương (7 hộ, chiếm 1,84%), Rắn ráo trâu (5 hộ, chiếm 1,32%), Cá sấu nước ngọt (4 hộ, chiếm 1,05%), Trĩ đỏ (3 hộ, chiếm 0,79%), Tắc kè ( 2 hộ, chiếm 0,53%), Nai (2 hộ, chiếm 0,53%); các loài động vật hoang dã còn lại, mỗi loài chỉ có 01 hộ nuôi, chiếm tỷ lệ (0,26%).

Rắn Hổ mang Rắn ráo trâu Kỳ đà hoa Tắc kè Cá sấu nước ngọt Rùa đầu to Rùa sa nhân Trĩ đỏ

Trĩ sao Diều hoa miến điện Khỉ vàng Khỉ đuôi dài Khỉ đuôi lợn Khỉ cộc Cầy vòi hương Cầy hương Mèo rừng Lợn rừng

Đon Nhím

Dúi Hươu sao

Nai Gấu ngựa

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ chi cục kiểm lâm và hạt kiểm lâm các huyện thì trong những năm trở lại đây, phần lớn cả số loài, số hộ và quy mô nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh đều tăng lên, chỉ một số ít loài quy mô nhân nuôi giảm xuống do thị trường tiêu thụ không ổn định. Nhìn chung, hoạt động này vẫn đang có những bước phát triển nhất định, khẳng định được vai trò của một trong những lĩnh vực sản xuất dịch vụ mang lại giá trị kinh tế và giải quyết công ãn việc làm cho nhiều lao động, ðặc biệt là tại các địa phương miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 50 - 52)