Hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 71 - 72)

Kết quả điều tra cho thấy giá trị giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi cũng có sự khác biệt.

Bảng 4.7. Giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi động vật hoang dã TT Chỉ tiêu ĐVT Rắn Lợn rừng Nhím Hươu sao Bình quân

1 Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 87,1 92,5 71,4 67,4 79,6

2 Chi phí trung gian (IC) Tr.đ 16,8 46,9 38,2 29,4 32,8

3 Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ 70,3 45,6 33,2 38,0 46,8

4 Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ 69,8 44,8 32,4 37,6 46,2

5 Tỷ suất giá trị sản xuất

(GO/IC) Lần 5,2 2,0 1,9 2,3 2,8

6 Tỷ suất giá trị tăng

thêm (VA/IC) Lần 4,2 1,0 0,9 1,3 1,8

7 Tỷ suất thu nhập hỗn

hợp (MI/IC) Lần 4,2 1,0 0,8 1,3 1,8

Kết quả cho thấy mô hình nhân nuôi Rắn hổ mang có hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện qua giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và các tỷ suất đều cao nhất so với các đối tượng vật nuôi khác. Thu nhập hỗn hợp của mô hình nuôi Rắn hổ mang là 69,8 triệu đồng/hộ. Đứng thứ hai là mô hình nuôi Lợn rừng với giá trị thu nhập hỗn hợp là 44,8 triệu đồng/hộ; cuối cùng là mô hình nuôi Hươu sao và Nhím với giá trị thu nhập hỗn hợp lần lượt là 37,6 và 32,4 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thu được của các mô hình cũng chỉ phản ánh hiệu quả tại thời điểm hiện tại, một số loài vật nuôi hiệu quả bấp bênh không ổn định giữa các năm do phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Mô

hình nuôi Rắn hổ mang là mô hình mang lại hiệu quả cao, đồng thời cũng là mô hình tương đối bền vững do kinh nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy, thị trường tiêu thụ ổn định, các sản phẩm của mô hình này chủ yếu đáp ứng thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh quảng ninh và đề xuất các giải pháp phát triển​ (Trang 71 - 72)