Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 40 - 43)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.3.2. Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ

Để hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả.

Nguồn tài trợ tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay: Tài sản = VCSH + Nợ phải trả. Điều này cho thấy, tổng tài sản của doanh nghiệp luôn bằng VSCH và nợ phải trả. Mối quan hệ này gọi là cân bằng tài chính, chỉ mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản, phản ánh mức độ luân chuyển vốn hay ổn định của nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp.

Phân tích cân bằng tài chính giúp cho doanh nghiệp biết được mức độ đáp ứng vốn cho nhu cầu hoạt động của công ty, và biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Từ đó, đưa ra những giải pháp tài chính phù hợp để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh liên tục, hiệu quả mà không rơi vào trạng thái mất cân bằng tài chính như mất khả năng thanh toán hoặc phá sản. (Nguyễn Văn Công, 2017)

Xét theo góc độ ổn định của nguồn tài trợ tài sản, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài

trợ thường xuyên bao gồm toàn bộ vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng từ người bán, người mua và người lao động mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm. Cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ thể hiện qua đẳng thức: TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời. Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định của nguồn tài trợ sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.

Để đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính, khi phân tích cần xem xét sự biến động của vốn hoạt động thuần. Bởi vì, doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, hoặc dự trữ hàng tồn kho. Ngoài ra, việc phân tích này chỉ ra những sai lệch do tính mùa vụ hoặc chu kỳ trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những dự đoán tính ổn định, cân bằng tài chính trong những năm hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Vốn hoạt động thuần = TSNH – Nợ ngắn hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên – TSDH. (Nguồn tài trợ tạm thời chính là nợ ngắn hạn). Thực tế sẽ xảy ra một trong ba trường hợp sau:

- Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0: TSNH < nợ ngắn hạn hoặc nguồn tài trợ thường xuyên < TSDH. Cho thấy, nguồn tài trợ thường xuyên không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp khoản thiếu hụt này. Trường hợp này xảy ra sẽ khiến doanh nghiệp gặp áp lực về việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nếu vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn doanh nghiệp sẽ mất cân bằng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và có nguy cơ phá sản.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần = 0: TSNH bằng nợ ngắn hạn hoặc nguồn tài trợ thường xuyên bằng TSDH. Trường hợp này phản ánh nguồn tài trợ thường xuyên vừa đủ để tài trợ cho TSDH nên doanh nghiệp không phải sử dụng

nợ ngắn hạn để bù đắp.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần > 0: TSNH > nợ ngắn hạn hoặc nguồn tài trợ thường xuyên > TSDH. Trường hợp này phản ánh nguồn tài trợ thường xuyên ngoài việc tài trợ đủ cho TSDH còn tài trợ cho TSNH. Số vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng lớn hơn không, tính ổn định nguồn tài trợ tài sản càng cao. Cân bằng tài chính ở đây là cân bằng tốt, doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững.

Để bổ sung cho những đánh giá chính xác về tình hình đảm bảo nguồn vốn và mức độ ổn định của nguồn tài trợ, khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh bổ sung cách tính và so sánh các chỉ tiêu dưới đây:

Hệ số tài trợ thường xuyên:

Chỉ tiêu này cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số tài trợ tạm thời:

Chỉ tiêu này cho biết nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng thấp.

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Chỉ tiêu này càng lớn hơn một, cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên đủ bù đắp cho TSDH. Ngược lại, nếu nguồn tài trợ thường xuyên không đủ bù đắp cho TSDH và phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn, điều này làm mất cân bằng tài chính dẫn đến tình trạng xấu, mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số tài trợ tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ TSNH bằng nguồn tài trợ tạm thời hay nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng nhỏ hơn một, TSNH được tài trợ bằng nguồn tài trợ tạm thời và nguồn tài trợ thường xuyên, TSNH đảm bảo và đủ thực hiện các nghĩa vụ đối với nợ ngắn hạn. Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn hơn một, nguồn tài trợ tạm thời ngoài việc đầu tư vào TSNH còn đầu tư vào TSDH, điều này cảnh báo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn, cân bằng tài chính trong tình trạng cân bằng xấu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w