Chính sách nâng cao khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 108 - 110)

CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

4.2.2. Chính sách nâng cao khả năng thanh toán

Dựa vào bảng 3.8 tại chương 3, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời của LEC tuy lớn hơn một, nhưng so với thực tế doanh nghiệp đây chưa phải là mức hợp lý, để thoát khỏi tình trạng này công ty cần giảm nợ ngắn hạn hoặc tăng tài sản ngắn hạn.

Đối với việc phải thu ngắn hạn của khách hàng, tuy việc bán chịu cho khách hàng là một xu thế phổ biến hiện nay để giữ được doanh số bán hàng bằng việc giữ chân khách hàng hiện tại và mở rộng đối tượng khách hàng trong tương lai, trường hợp công ty không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng, doanh thu sẽ giảm giảm đi. Vậy nên việc bán chịu như thế nào để cân bằng lợi ích giữa công ty và khách hàng là một yếu tố quan trọng. Đối với khách hàng, công ty cần phân tích, tìm hiểu thông tin và xác định đối tượng bán chịu, mục đích là xem khách hàng có đủ khả năng thanh toán hay có đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn hay không và thiết lập một hạn mức tín dụng phù hợp, tốt nhất là nên áp dụng chính sách bán chịu với những bạn hàng quen thuộc, hoặc công ty có sức mạnh tài chính tốt để

đảm bảo an toàn vốn.

Với các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn, cần xác định việc cho vay liệu có cần thiết hay không và đối tượng vay có đáp ứng khả năng thanh toán nợ đúng hạn không, tránh trường hợp phát sinh dự phòng phải thu khó đòi, thất thoát vốn trong khi hệ số khả năng thanh toán tức thời bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền lại chưa đáp ứng thanh toán nợ ngắn hạn.

Với các khoản phải thu ngắn hạn khác cần đưa ra kế hoạch tạm ứng thích hợp từng giai đoạn dự án, từng vị trí trước khi tạm ứng cho nhân viên hoặc ban giám đốc nhằm tránh trường hợp các nhân chiếm dụng vốn của công ty.

Mở sổ theo dõi chi tiết và thường xuyên đánh giá, theo dõi các khoản nợ phải thu khách hàng, cho vay ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác nhằm hạn chế tỷ lệ nợ khó đòi, nâng cao chất lượng doanh thu của Công ty. Đồng thời, xây dựng quy trình quản lý rủi ro, đưa ra những chỉ số nhằm đánh giá rủi ro tài chính trong quá trình hoạt động.

Đối với các khoản phải trả người bán, đây là một kênh huy động vốn không mất phí của doanh nghiệp, qua phân tích có thể thấy nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tài sản, có cái thiện qua các năm tuy nhiên chưa cao. Đây là kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả, nên công ty nên đàm phán với người bán thay vì thanh toán trả trước có thể chuyển sang thanh toán trả sau, và kéo dài thời gian thanh toán. Cần lưu ý mua hàng của những nhà cung cấp lớn, tài chính mạnh, vì những công ty vững tài chính ít xảy ra sự cố cần thu hồi vốn đột xuất khiến công ty rơi vào trạng thái áp lực trả nợ.

Công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải trả người bán về thời hạn thanh toán trên hợp đồng cũng như giá trị các khoản thanh toán. Nếu nhà cung cấp áp dụng chiết khấu thanh toán trong thời gian hiệu lực của hợp đồng thì khi công ty thực hiện thanh toán sớm sẽ vừa giảm được khoản phải trả vừa tạo uy tín và niềm tin đối với nhà cung cấp. Mặt khác, khi thanh toán đúng hạn, trước hạn cũng sẽ tạo ra một lợi thế khi đàm phán về giá đầu vào, việc duy trì một khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp và thúc đẩy việc giao hàng, thực hiện hợp đồng nhanh hơn từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh và quá trình lưu chuyển tiền

trong công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w