Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL (Trang 34 - 38)

So sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục đích của so sánh nhằm làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, giúp các đối tượng quan tâm có căn cứ để đưa ra các quyết định lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh,

các nhà phân tích cần lưu ý đến một số nội dung cơ bản của phương pháp như: điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu phản ánh đối nghiên cứu, gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu và hình thức so sánh.

Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường.

Gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tùy thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác,… Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước hay kế hoạch, dự toán).

Các dạng so sánh: + So sánh số tuyệt đối:

Số tuyệt đối là con số biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu nào đó, được xác định trong một khoảng thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị hoặc giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở dữ liệu ban đầu trong quá trình thu thập thông tin.

Mục tiêu của so sánh số tuyệt đối là để thấy được sự thay đổi hoặc sự khác biệt về quy mô của một chỉ tiêu kinh tế.

Mức độ biến động

tuyệt đối (Δ) = Trị số của chỉ tiêukỳ thực hiện - Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc (2.1)

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2011)

Đánh giá:

Δ > 0: Chỉ tiêu phân tích trong kỳ thực hiện tăng so với kỳ gốc = Δ; Δ <0: Chỉ tiêu phân tích trong kỳ thực hiện giảm so với kỳ gốc = Δ; Δ = 0: Chỉ tiêu phân tích trong kỳ thực hiện không thay đổi so với kỳ gốc. + So sánh số tương đối:

Số tương đối là tỷ lệ hoặc một hệ số được xác định dựa trên cùng một chỉ tiêu kinh tế nhưng được xác định trong khoảng thời gian hoặc không gian khác nhau, hoặc có thể xác định dựa trên hai chỉ tiêu kinh tế khác nhau trong cùng một

thời kỳ. Có nhiều loại số tương đối, tùy theo mục đích và yêu cầu phân tích mà sử dụng cho thích hợp. Trong bài luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tương đối giản đơn để thấy tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.

Tỷ lệ hình thành của

chỉ tiêu phân tích (T%) = Trị số của chỉ tiêu kỳ thực hiệnTrị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch x 100 (%) (2.2)

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2011)

Đánh giá:

T% > 100%: Chỉ tiêu phân tích trong kỳ đạt T% hay chỉ tiêu phân tích trong kỳ vượt so với kỳ kế hoạch (T-100)%;

T% < 100%: Chỉ tiêu phân tích trong kỳ đạt T% hay chỉ tiêu phân tích trong kỳ giảm so với kỳ kế hoạch (100-T)%;

Phương pháp so sánh tương đối giản đơn luôn kết hợp với phương pháp so sánh số tuyệt đối:

Tỷ lệ hình thành của chỉ tiêu phân tích (T%) =

Δ

(%) (2.3) Trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2011)

+ So sánh số bình quân:

Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó, các nhà quản lý xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp (yếu kém, trung bình hay tiên tiến).

- Kỹ thuật so sánh ngang: So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc so sánh này là phân tích sự biến động về quy mố của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, xác định sự biến động tăng, giảm và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

- Kỹ thuật so sánh dọc: So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó, phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w