Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, cơ cấu bộ máy kế toán và

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL (Trang 56 - 62)

chính sách kế toán áp dụng tại Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của các Tổng công ty và các phòng ban

2019 có 5 công ty thành viên: Công ty TNHH MTV Công nghệ Bưu chính Viettel, Công ty TNHH MTV Logistics Viettel, Công ty TNHH MTV Thương mại Điện tử Bưu chính Viettel, Công ty TNHH Mygo Campuchia (đổi tên từ Công ty TNHH MTV Bưu chính Viettel Campuchia, Công ty TNHH Mygo Myanmar (Đổi tên từ Công ty TNHH VTP Log Myanmar).

Mô hình tổ chức của Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel năm 2019

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel năm 2019)

TRONG NƯỚC

Công ty TNHH MTV Công nghệ Bưu chính Viettel

KHỐI HOẠCH TOÁN PHỤ THUỘC

KHỐI HOẠCH TOÁN ĐỘC LẬP Các chi nhánh tại 63 tỉnh thành P. Tài chính P. Tổ chức lao động P. Pháp chế

P. Đào tạo truyền thông

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHỐI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY

TIỂU BAN THƯ KÝ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần.

Hội đồng quản trị là cơ quan chỉ đạo và giám sát hoạt động kinh doanh và công việc của công ty. Đây là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Là người chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đòng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát tình hình tài chính công ty, tính hợp pháp trong các hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, người quản lý khác. Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về hoạt động giám sát của mình.

Thư ký công ty hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ tổ chức triệu tập Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, ghi chép các biên bản họp. Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông. Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính.

Khối cơ quan của Tổng công ty bao gồm các phòng ban: Phòng Tài chính, Phòng Tổ chức lao động, Phòng Pháp chế, Phòng Đào tạo truyền thông, Phòng Đầu tư xây dựng, Phòng Marketing, Phòng Thanh tra giám sát,…

Các đơn vị trực thuộc bao gồm 2 khối: hoạch toán phụ thuộc và hoạch toán độc lập. Khối hoạch toán phụ thuộc bao gồm các chi nhánh thuộc 63 tỉnh thành.

Khối hoạch toán độc lập bao gồm nhóm trong nước gồm: Công ty TNHH MTV Công nghệ Bưu chính Viettel, Công ty TNHH MTV Thương mại Điện tử Bưu chính Viettel, Công ty TNHH MTV Logistics Viettel và nhóm nước ngoài gồm: Công ty TNHH Mygo Campuchia, Công ty TNHH Mygo Myanmar.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Tổng công ty chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo đúng chuẩn mực và Luật kế toán hiện hành nhằm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Bộ máy kế toán của Tổng công ty được thiết kế gọn nhẹ với các nhân viên có đủ năng lực để đảm nhận các phần hành kế toán và xử lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng kế toán. Bộ máy kế toán của Tổng công ty được mô tả như sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel năm 2019

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel năm 2019)

Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên thuộc bộ máy kế toán của Tổng công ty như sau:

Kế toán trưởng: Là người giúp đỡ Giám đốc trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác tài chính kế toán của Tổng công ty. Có nhiệm vụ phụ trách chung, phân công công việc, kiểm tra, giám sát công việc của nhân viên kế toán cấp dưới để kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của phòng và mỗi thành viên đạt hiệu quả cao nhất. Tiến hành xét duyệt các chứng từ

Kế toán Bán hàng Kế toán kho Kế toán Tiền lương Kế toán Thuế Kế toán công nợ Kế toán thu -chi Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Công ty con) Kế toán trưởng (Tổng công ty)

nhập, xuất, thu, chi,… cũng như quan hệ với nhân hàng và các cơ quan có liên quan. Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng Tài chính –Kế toán cho Ban Tổng Giám đốc cũng như tiếp nhận, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Ban Tổng Giám đốc công ty.

Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo quy định của nhà nước và Tổng công ty. Kiểm tra, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính của các chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng. Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót (nếu có) về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác và kịp thời. Cung cấp các số liệu kế toán và thống kê cho Kế toán trưởng và Giám đốc khi được yêu cầu.

Kế toán thu – chi: Lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, ủy nhiệm chi ngân hàng, séc rút tiền,… theo lệnh của kế toán trưởng. Lập báo cáo thu chi gửi cho Ban Giám đốc. Đồng thời, đối chiếu với kế toán kho kinh doanh, kế toán bán hàng và kết hợp cùng phòng tổ chức hành chính thanh kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ, theo dõi tổng hợp chi phí kinh doanh.

Kế toán Thuế: Thu thập các Hóa đơn, chứng từ đầu ra, đầu vào làm căn cứ kê khai thuế hàng tháng, quý, quyết toán thuế cuối năm. Lập các Báo cáo về Thuế Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân và tình hình sử dụng hóa đơn. Cuối năm tiến hành lập Báo cáo tài chính.

Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng. Đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán. Phân tích tình hình công nợ và đánh giá tỷ lệ thực hiện công nợ của công ty.

Kế toán tiền lương: Tính lương và trả lương theo quy định của Tổng công ty dựa trên Bảng chấm công và Hợp đồng lao động.

Kế toán kho: Theo dõi tình hình biến động của việc nhập – xuất vật tư, hàng hóa. Kiểm kê và chịu trách nhiệm quản lý tài sản trong kho.

Kế toán bán hàng: Lập Hóa đơn bán hàng, theo dõi và tổng hợp số lượng hàng bán được để lập các Báo cáo về tình hình bán hàng, Tình hình tăng giảm của hàng hóa theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

3.1.2.3. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Tổng công ty

Kỳ kế toán năm của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm;

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND). Tổng công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính, Thông tư số 53/2016/TT- BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w