Khi đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về không gian, thời gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với hiệu quả của toàn xã hội. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)
Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS): cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này giúp người sử dụng thông tin biết được chiến lược giá và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lợi của
doanh thu (ROS) (2.25)
- Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA): là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc, thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ. Công thức tính:
Tỷ suất sinh lợi của
tài sản (ROA) = (2.26)
Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2011) - Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Đó là nhân tố giúp nhà quan trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất sinh lợi của
vốn chủ sở hữu (ROE) = (2.27)
Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2011)
- Khả năng sinh lợi của chi phí
Sức sinh lợi của chi phí là chỉ tiêu cho biết một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phải bỏ ra các khoản chi phí nhất định như: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… Tuy nhiên không phải lúc nào chi phí doanh nghiệp bỏ ra cũng có doanh thu. Do vậy, để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp luôn phải tìm cách quản lý tốt các khoản chi phí bằng cách: tiết kiệm chi phí, cắt bỏ các chi phí không cần thiết,… nhưng vẫn phải tạo ra nguồn thu. Thông thường sẽ sử dụng các chỉ tiêu sức sinh lợi của giá vốn hàng bán, sức sinh lợi của chi phí tài chính, sức sinh lợi của chi phí bán hàng và sức sinh lợi của chi phí quản lý doanh nghiệp để tiến hành phân tích. Sức sinh lợi của chi phí được xác định bằng công thức chung:
Sức sinh lợi
của chi phí = (2.28)
Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2011)