Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ xấu

Một phần của tài liệu Thực trạng họat động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP phương đông (OCB) chi nhánh trung việt giai đoạn 2014 2016 (Trang 52 - 56)

1.1 .Lý luận chung về hoạt động cho vay của NHTM

2. Thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại Ngân

3.2.1.1. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ xấu

- Quản lý nợ.

trình tín dụng. Một quy trình cho vay chỉ hoàn chỉnh khi khách hàng trả nợ và Ngân hàng tất toàn hồ sơ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay ngắn hạn các DNNVV, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh, Ngân hàng cần tăng cường công tác quản lý nợ.

Sau khi giải ngân cho khách hàng, nhân viên cho vay phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình.

Thanh tra chất lượng cho vay định kỳ hoặc đột xuất nhằm đánh giá thực tế chất lượng trong cho vay từ đó tìm ra những điểm mạnh, yếu, những vướng mắc trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp để đề ra giải pháp.

Nhân viên luôn phải tận dụng triệt để những lần gặp gỡ chủ doanh nghiệp khi họ đến Ngân hàng trả lãi, khi đến thăm trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm biết được tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với việc hoàn trả nợ vay Ngân hàng.

- Giải quyết nợ xấu.

Chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay ngắn hạn với DNNVV nói riêng được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng. Hiện tại tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng là tương đối ổn định.Tuy nhiên, giải quyết tốt công tác nợ xấu sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Đối với những khoản vay có chất lượng tốt đảm bảo khả năng thu hồi vốn đúng hạn thì chỉ cần đôn đốc trả nợ khi gần đến hạn.

Đối với những khoản vay có vấn đề xấu ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ thì Ngân hàng cần xem xét rõ nguyên nhân để từ đó có thể đưa ra những biện pháp thích hợp giúp khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh xảy ra nợ xấu. Nếu do nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp giúp khách hàng thu hồi vốn nhanh chóng, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

Đối với những khách hàng có sự vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh dẫn đến khả năng thu hồi vay rất khó khăn thì Ngân hàng nên tìm cách thu hồi nợ sớm.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ công tác thẩm định cho vay, hạn chế rủi ro xảy ra, giảm thiểu đến mức tối đa nợ xấu

- Nâng cao chất lượng thu thập thông tin.

Để công tác thẩm định được tốt, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định như những thông tin về DNNVV, về dự án xin vay. Ngoài ra còn có những thông tin khác liên quan như thông tin về thị trường, về môi trường kinh tế, chính trị xã hội, thông tin về lĩnh vực hoạt động của người vay,... Các thông tin này có đầy đủ chính xác mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Nguồn thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp xin vay cung cấp mà nguồn này không phải lúc nào cũng trung thực, do vậy để công tác thẩm định tốt, nhân viên tín dụng cần thu thập thông tin từ những nguồn khác

+ Phỏng vấn trực tiếp người vay và điều tra trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh:

Trong khi phỏng vấn cần làm rõ những thông tin như mục đích của việc vay vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, lịch sử và xu hướng phát triển, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Điều cần chú ý là khi phỏng vấn trực tiếp thì cán bộ tín dụng không những giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu về nhiều lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt phải hiểu rõ tâm lý của người được phỏng vấn. Trong khi điều tra trực tiếp tại cơ sỏ sản xuất, cần nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp, năng lực cán bộ lãnh đạo, quan hệ với các đối tác ra sao, trách nhiệm của công nhân với công việc... Qua đó có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.

+ Thu thập thông tin từ bên ngoài:

Ngoài nguồn thông tin chính thức do khách hàng cung cấp thông qua các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin vay và những thông tin thu được chưa được qua phỏng vấn và khảo sát thực tế khách hàng, cán bộ tín dụng cần có những thông tin khác bổ sung thêm. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp đó, từ các Ngân hàng bạn mà Ngân hàng đã từng quan hệ, từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp hoặc cũng có thể từ các mối quan hệ cũ của cán bộ nhân viên tín dụng.

Việc có được những thông tin bảo đảm chính xác sẽ phục vụ tốt cho công tác thẩm định. Ngày nay, khi khoa học phát triển mạnh, kinh tế thị trường đã đòi hỏi thông tin nhanh nhạy và chính xác, Ngân hàng cần xây dựng cho mình những nguồn

cung cấp thông tin thường xuyên, chính xác với chi phí thấp nhất.

- Nâng cao chất lượng xử lý thông tin

Thông tin đầy đủ, chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để việc thẩm định được chính xác. Nếu việc xử lý thông tin không được chính xác thì mọi thông tin thu được cũng chỉ là vô nghĩa. Do đó việc thu thập thông tin phải đi liền với xử lý thông tin.

Khi có được số liệu chính xác từ quá trình thu thập thông tin thì cần phải xem xét tính sát thực và mức độ tin cậy của thông tin, phải xem xét các số liệu này cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Theo chiều ngang cho thấy sự biến động theo thời gian, thấy được sự tăng trưởng của các doanh nghiệp. Còn theo chiều dọc cho thấy sự hợp lý trong cơ cấu các khoản mục để từ đó xem xét khả năng, năng lực của doanh nghiệp để thấy được điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Trong khi phân tích cần xem xét đến sự thay đổi của các tỷ lệ và đặt nó trong môi trường hoàn cảnh cụ thể, có sự so sánh với các chỉ tiêu của ngành để đánh giá một cách chính xác.

Khi phân tích không nên tính toán toàn bộ các chỉ tiêu vì điều này là không cần thiết bởi có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá và những chỉ tiêu này có tính chất chung cho mọi doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà Ngân hàng chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản, phản ánh được rõ nét tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Khi thẩm định dự án xin vay phải đoán được những rủi ro có thể xảy ra, xem xét tính khả thi của dự án không chỉ dưới góc độ tài chính, mà còn cả những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội.

Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu định lượng, việc phân tích các chỉ tiêu định tính cũng hết sức quan trọng. Đó là việc đánh giá tư cách của người vay khả năng quản lý, đồng thời phân tích sự biến động của lĩnh vực kinh tế khách quan. Ngày nay, trong kinh doanh, năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn của người lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do đó cần chú trọng tới vấn đề này khi thẩm định cho vay.

Một phần của tài liệu Thực trạng họat động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP phương đông (OCB) chi nhánh trung việt giai đoạn 2014 2016 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w