Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV theo ngành nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng họat động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP phương đông (OCB) chi nhánh trung việt giai đoạn 2014 2016 (Trang 43 - 47)

1.1 .Lý luận chung về hoạt động cho vay của NHTM

2. Thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành

2.2.3.3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV theo ngành nghề

Bám sát yêu cầu thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, chi nhánh đã chủ động nghiên cứu, tiếp cận và cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho các ngành nghề được xem là trọng điểm, đang có tiềm năng trong tương lai. Ngân hàng tiến hành cho vay theo các ngành nghề sau

Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNVV theo ngành nghề

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%)

1. DSCV 462,827.92 100 586,427.91 100 793,440.36 100 123,600.00 26.71 207,012.45 35.30 TM-DV 164,350.2 35.51 214,749.9 36.62 315,471.9 39.76 50,399.71 30.67 100,721.99 46.90 XD-VT-CN 256,082.7 55.33 313,563 53.47 432,742.4 54.54 57,480.32 22.45 119,179.37 38.01 Ngành khác 42,395.04 9.16 58,115.01 9.91 45,226.1 5.7 15,719.97 37.08 -12,888.91 -22.18 2. DSTN 340,822.81 100 468,432.62 100 609,335.78 100 127,609.81 37.44 140,903.16 30.08 TM-DV 143,656.8 42.15 202,269.2 43.18 274,871.4 45.11 58,612.39 40.80 72,602.16 35.89 XD-VT-CN 172,524.5 50.62 234,310 50.02 286,936.2 47.09 61,785.49 35.81 52,626.22 22.46 Ngành khác 24,641.49 7.23 31,853.42 6.8 47,528.19 7.8 7,211.93 29.27 15,674.77 49.21 3. Dư nợ BQ 266,376.62 100 381,794.67 100 492,214.48 100 115,418.05 43.33 110,419.82 28.92 TM-DV 59,108.97 22.19 87,278.26 22.86 234,983.2 29.3 28,169.29 47.66 147,704.93 169.23 XD-VT-CN 122,187 45.87 190,095.6 49.79 113,012.4 47.74 67,908.61 55.58 -77,083.12 -40.55 Ngành khác 85,080.69 31.94 104,420.8 27.35 492,214.5 22.96 19,340.15 22.73 387,793.64 371.38 4. Nợ xấu 3,264.38 100 2,931.88 100 3,437.76 100 -332.50 -10.19 505.89 17.25 TM-DV 1,344.924 41.2 640.6158 21.85 845.689 24.6 -704.31 -52.37 205.07 32.01 XD-VT-CN 1,647.206 50.46 2,057.887 70.19 2,363.46 68.75 410.68 24.93 305.57 14.85 Ngành khác 272.2493 8.34 233.3776 7.96 228.611 6.65 -38.87 -14.28 -4.77 -2.04 5. Tỷ lệ NX BQ 1.23 0.77 0.70 -0.46 -37.34 -0.07 -9.05 TM-DV 2.28 0.73 0.36 -1.54 -67.74 -0.37 -50.97 XD-VT-CN 1.35 1.08 2.09 -0.27 -19.70 1.01 93.18 Ngành khác 0.32 0.22 0.05 -0.10 -30.15 -0.18 -79.22

Từ xuất phát điểm đã có, với sự quan tâm của trụ sở chính, OCB – CN Trung Việt đang hoạch định chiến lược hướng mạnh vào thị trường bán lẻ dịch vụ, khai thác khách hàng tiềm năng, đa dạng hoá sản phẩm nâng cao năng lực điều hành, phấn đấu hoàn thành và vượt mức các mục tiêu kinh doanh, phát triển vị thế thương hiệu mới. Với lợi thế là thành phố lớn, ngành thương mại- dịch vụ đang rất phát triển, đa dạng hoá các danh mục đầu tư nên chi nhánh coi đó là thị trường tiềm năng, nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh.

Doanh số cho vay của ngành thương mại- dịch vụ: năm 2015 tăng 50,399.71

triệu đồng tương ứng với 26.71% so với năm 2014.Năm 2016 DSCV đạt 315,471.89 triệu đồng tăng 100,721.99 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 46.90% so với năm 2015. Việc cho vay với ngành này luôn có sự hấp dẫn nhất định, tương lai những năm tới thì doanh số cho vay đối với ngành TM-DVcũng sẽ tăng nhanh vì nền kinh tế đang đi vào ổn định và từng bước phát triển.

Với thế mạnh của mình trong cho vay mua xe và sửa chữa cơ sỡ hạ tần. Doanh thu cho vay của ngành XD – VT –CN cũng chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của chi nhánh. Trong năm 2015 doanh số cho vay của các ngành này đạt 313,563 triệu đồng tăng 22.45% so với năm 2014. Còn năm 2016 đạt 432,742.37triệu đồng tăng 119,179.37 triệu đồng tương ứng với 38.01% so với năm 2015. Ngành công nghiệp cũng đang rất được chú trọng và được đầu tư về chiều sâu, hiện nay đang ưu tiên các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến, công nghiệp may mặc, cơ khí, điện tử với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. Do đó, chi nhánh cũng không xem nhẹ trong việc thực hiện cho vay đối với ngành này. Chi nhánh chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động để xây dựng các cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhà cửa…, nắm bắt được nhu cầu đó thì chi nhánh cũng đẩy mạnh cho vay đối với ngành xây dựng nên doanh số cho vay của ngành này chiếm một phần tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số cho vay DNNVV.

Doanh số cho vay ngành khác:

Nông- lâm- thuỷ sản…. ngân hàng đang chuyển dịch theo hướng phù hợp với thành phố công nghiệp, thương mại- du lịch nên việc cho vay các ngành này chiếm tỷ trọng khá ít.

Doanh số thu nợ của ngành TM – DV năm 2015 tăng 58,612.39 triệu đồng ứng với 40.80% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2016 con số này đã có sự gia tăng đạt 274,871.37 triệu đồng tăng 72,602.16 triệu đồng so với 2015. Trong những năm tiếp theo chi nhánh sẽ vẫn tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng để ngành này phát triển hơn nữa trên địa bàn, trao dồi thêm kiến thức cho các cán bộ tín dụng để hạn chế rủi ro.

XD – VT- CN trong năm 2016 đạt 286,936.22 triệu đồng tăng 52,626.22 triệu đồng tương đương với 22.46% so với 2015. Đà Nẵng đang là một thành phố đang trên đà phát triển mạnh và còn nhiều điểm để khai thác, XD – VT- CN chính là những ngành mang lại nhiều cơ hội là lợi nhuận nhất, những năm qua hàng loạt các dự án công trình củng như các kế hoạch xây dựng mạng lưới công nghệ được sự tài trợ của các cấp đã giúp phần nào to lớn trong việc thu nợ của các doanh nghiệp được dễ dàng hơn.

Các ngành khác có sự gia tăng qua các năm : năm 2015 tăng 7,211.93 triệu đồng ứng với 29.27% so với năm 2014. Qua đến năm 2016 DSTN đạt 47,528.191 triệu đồng tăng 15,674.77 triệu đồng với tỷ lệ tăng 49.21% so với năm 2015.

Dư nợ bình quân: + TM-DV:

Năm 2015 tăng 28169.29 với tốc độ tăng là 47.66 so với năm 2014. Năm 2016 tăng 147704.93 với tốc độ 169.23 so với năm 2015.

+ XD-VT-CN

Năm 2015 tăng 67,908.61 triệu đồng với tốc độ tăng là 55.58 so với năm 2014 Năm 2016 giảm 77,083.12 triệu đồng với tốc độ 40.55 % so với năm 2015.

Số liệu cho thấy ngân hàng đang rất nổ lực trong việc đa dạng hóa các ngành nghề cho vay, các khoản dư nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm ngân hàng chủ động tiết giảm chi phí để tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, nhất là lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ vốn phục vụ doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, tổ chức nhiều hội nghị kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu thủ tục, đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu của khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng.

Nợ xấu trong ngành TM-DV năm 2014 là 1,344.924 triệu đồng vào năm 2015 giảm 704.31 triệu đòng với tốc độ 52.37%. Năm 2016 nợ xấu tăng lên 205.07 triệu đồng với tốc độ tăng là 32.01% so với năm 2015. Các ngành XD-VT-CN nợ xấu đều có xu hướng tăng , năm 2015 tăng 410.68 triệu đồng với tốc độ 24.93% so với năm 2014 và năm 2016 tăng lên 305.57 triệu đồng so với năm 2016 . Nợ xấu của các ngành khác chiếm tỷ trọng không lớn nhưng củng đã giảm qua các năm qua các năm cụ thể năm 2015 giảm 38.87 triệu đồng so với năm 2014 và năm 2016 giảm 4.77 triệu đồng so với năm 2015.

Theo đó tỷ lệ nợ xấu bình quân của các ngành TM-DV có sự giảm mạnh qua các năm. Năm 2014 là 2.28%, năm 2015 là 0.73% đến năm 2016 tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 0.36%. Các ngành XD-VT-CN vào năm 2014 là 1.35% , năm 2015 tỷ lệ nay giảm còn 1.08% và tăng lên 2.09 trong năm 2016. Bên cạnh đó tỷ lệ này đối với các ngành khác có xu hướng giảm qua các năm. Theo cùng với dự nợ tăng thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm cho thấy được kết quả của quá trình hổ trợ cho DNNVV cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành như TM-DV, XD-VT-CN đã mang lại hiệu quả tích cực tỷ lệ nợ xấu giảm chứng tỏ các doanh nghiệp trong thành phố đã kinh doanh ngày càng phát triển tạo ra được doanh thu củng như lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng, đó là chưa kể tới quá trình kiểm tra, theo dõi, giám sát từ phía ngân hàng.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có như thế mới tồn tại được. Các DNNVV luôn nỗ lực để cải thiện khó khăn, rào cản khi tiếp cận vốn vay; do đó chi nhánh cần mở rộng chính sách tín dụng, khuyến khích các doanh nghiệp vay để tạo động lực tăng trưởng, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng họat động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP phương đông (OCB) chi nhánh trung việt giai đoạn 2014 2016 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w