1.1 .Lý luận chung về hoạt động cho vay của NHTM
2. Thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành
2.3 Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông (OCB) chi nhánh Trung Việt
2.3.1 Những mặt đạt được
Qua phần phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chi nhánh Trung Việt. Nhìn chung ta thấy trong những năm vừa qua hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNNVV ngày càng được mở rộng và hoạt động hiệu quả. Thực hiện chủ trương của Ngân hàng TMCP
Phương Đông, chi nhánh Trung Việt đã và đang tập trung khai thác các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là các doanh nghiệp năng động dễ thích ứng với những biến động phức tạp của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, nhờ vậy dư nợ của chi nhánh luôn ở mức an toàn và có thể kiểm soát được. Trong những năm qua cho vay ngắn hạn đối với DNNVV của chi nhánh đạt được nhiều kết quả khả quan, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Đối với các DNNVV thì cho vay ngắn hạn là đa số, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm khoảng 55% và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động ngắn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, Chi nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, khả năng sinh lời và ưu tiên cho dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị, thực hiện chính sách khoa học, tăng nguồn vốn huy động, tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chi nhánh củng đã làm tốt công tác huy động vốn nên nguồn vốn ngày càng tăng trưởng với một tốc độ khác cao. Tính đến năm 2016 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 1,426,261 triệu đồng so với năm 2014 tăng 345,829 triệu đồng. Với khả năng về vốn được liên tục mở rộng, OCB Trung Việt đã đáp ứng đầy đủ và kiệp thời mọi nhu cầu về vốn cho vay. Đối với các yêu cầu từ khách hàng là DNNVV ngân hàng luôn cố gắng giải quyết nhanh chóng và tài trợ ở mức cao nhất có thể đạt được sau khi thẩm định.
Chi nhánh củng đạt được tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt được ngày một cao. Trong phân tích về hoạt động cho vay ở phần trên, ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng dự nợ tại OCB Trung Việt đạt được ngày một cao. Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào những ngành nghề kinh tế trọng điểm, nhất là đối với khu vực DNNVV một khu vực tiềm năng trong ngành kinh tế và là đối tượng khách hàng có dư nợ lớn tại ngân hàng. Kết quả đáng ghi nhận kể trên là thành quả của việc OCB Trung Việt đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động, sáng tạo, triển khai kiệp thời các chủ trương, chỉ đạo của chính phủ và của ngành. Trong giao dịch với khách hàng, ngân hàng đã mạnh dạng tiến hành nhiều hoạt động thuộc Marketing ngân hàng nhằm lôi kéo và thu hút thêm nhiều
khách hàng mới đến vay. Ngoài ra ngân hàng còn luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ nhân viên, chọn lọc và bố trí nhân viên có đủ năng lực để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đồng thời hạn chế sai sót, rủi ro cho ngân hàng.
Chất lượng cho vay tương đố có hiệu quả. Chất lượng cho vay được thể hiện cơ bản thông qua chỉ tiêu về nợ xấu. Trong mấy năm qua, tỷ lệ nợ xấu tại OCB Trung Việt đều có xu hướng giảm mạnh và ở mức chấp nhận được năm 2014 là 3.04% năm 2015 là 2.78%, năm 2016 là 1.95% .. Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn DNNVV năm 2016 tỉ lệ này là 0.7% đã thể hiện nguồn vốn của ngân hàng đã phát huy được hiệu quả đối với các DNNVV nên các khoản vốn vay của ngân hàng luôn được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh ngày càng phát triển. Đạt được kết quả trên là do Ban lãnh đạo ngân hàng đã tập trung chỉ đạo điều hành các phòng KHDN, các phòng giao dịch đi sâu vào thẩm định, đánh giá phân tích và sàng lọc khách hàng yếu kém, tập trung tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng để quyết định đầu tư tín dụng.
Tất cả những điều này khẳng định cho chất lượng cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn đối với DNNVV ở chi nhánh là rất tốt.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV, ngân hàng vẫn không tránh khỏi những hạn chế sau:
- Tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng nợ xấu chưa ổn định qua các năm
Nợ xấu là một yếu tố không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV nói riêng. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn cho vay DNNVV giảm đều qua các năm là 1.23% (năm 2014), 0.77% (năm 2015) và 0.7% (năm 2015). Tuy nhiên, doanh số nợ xấu vẫn chưa thực sự ổn định. Cụ thể, năm 2015, nợ xấu ngắn hạn với DNNVV là 2,931.87 triệu đồng, giảm 332.50 triệu đồng (giảm 10,19%) so với năm 2014. Năm 2016, con số này tăng lên 3,437.76 triệu đồng, tăng 505.89 triệu đồng (tăng 17.25%) so với năm 2015. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa, đảm bảo hạn chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh, giữ doanh số nợ xấu ổn định qua các năm bởi đây là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.
trong vấn đề tài sản đảm bảo còn khá cứng nhắc
Trong khi hầu hết các DNNVV của nhà nước được miễn tài sản đảm bảo khi vay vốn thì các DNNVV thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cá thể gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề tài sản đảm bảo còn quá cứng nhắc. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng bắt buộc đều phải có tài sản đảm bảo. Đây là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong trường hợp khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, các quy định về định giá tài sản đảm bảo, giấy tờ, thủ tục pháp lý còn rất nhiều bất cập. Điều này là một trở ngại đối với nhiều doanh nghiệp khi muốn vay vốn ngân hàng, làm hạn chế việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với DNNVV.
-Chiến lược khách hàng còn hạn chế, hoạt động Marketing ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức
Các cán bộ tín dụng còn thiếu tính chủ động, sáng tạo trong việc cùng khách hàng tìm kiếm phương án kinh doanh có hiệu quả mà còn thụ động trong quá trình phục vụ khách hàng. Khi các điều kiện vay vốn chưa được đáp ứng đầy đủ, nhân viên tín dụng chưa chủ động cùng khách hàng tìm kiếm cách tháo gỡ mà còn trông chờ kế hoạch khách hàng tự đề xuất. Hoạt động marketing ngân hàng đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả do chưa tạo ra điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, các chính sách ưu đãi, quà tặng vẫn mang tính chất tương đồng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
2.3.2.2 Nguyên nhân
-Còn tồn tại tình trạng thiếu thông tin
Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro tới mức thấp nhất, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập trung tâm rủi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Tuy vậy, những thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét duyệt món vay. Thông tin mà trung tâm tín dụng đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như không biết rõ tình hình thực tế của DNNVV hoặc vay để trả nợ ngân hàng theo hình thức đảo nợ… Như vậy, trong điều kiện không nắm bắt được đầy đủ, chính xác các thông tin về DNNVV cũng như các thông tin có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi gây nên các khoảng nợ xấu không đáng có.
-Quá chủ trọng vào tài sản đảm bảo
Việc chú trọng quá nhiều vào tài sản đảm bảo đã làm cho cán bộ tín dụng lơ là trong khâu thẩm định năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đã ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay.
Hiện nay, cán bộ tín dụng của Ngân hàng phải làm rất nhiều công đoạn từ khâu tư vấn, lập hồ sơ, thẩm định, giám sát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, đến khâu đôn đốc trả lãi của khách hàng, trả gốc khi đáo hạn. Với một khối lượng công việc quá nhiều như thế, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cán bộ tín dụng, điều này không những gây ảnh hưởng cho Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đển các doanh nghiệp
-Marketing hạn chế, Chất lượng công tác thẩm định chưa cao
Ngân hàng chưa có chính sách marketing hiệu quả và công tác marketing chưa được chú trọng đúng mức nên các chính sách đưa ra vẫn còn nhiều thiếu sót và không hiệu quả.
Việc thiếu một phòng marketing chuyên nghiệp thực hiện hoạch định cũng như cụ thể hóa các chiến lược, tiếp thị quảng cáo về hình ảnh của Ngân hàng đã làm cho việc mở rộng hoạt động cấp tín dụng và cả việc huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, tại ngân hàng hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng vẫn chưa khoa học và hợp lý, một nhân viên tín dụng được phân công phụ trách quản lý một số đối tượng doanh nghiệp nhất định. Đây là những khách hàng thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau. Do đó, sự phân chia như vậy chưa hợp lý vì không phát huy được hiệu quả của công tác thẩm định
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG (OCB) CHI NHÁNH TRUNG VIỆT