Tác động đến đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 25 - 27)

III. Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam

3.2. Tác động đến đầu tư phát triển

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 9 và 09 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-20209. Vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước có xu hướng tăng cao là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt tại Việt Nam.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý III/2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 597,2 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 21,5%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,2%. 8 Tốc độ tăng GDP 9 tháng so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,03%; 5,10%; 5,14%; 5,53%; 6,53%; 5,99%; 6,41%; 6,96%; 7,04%; 2,12%. 9 Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn NSNN tháng Chín so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020: Năm 2016 tăng 15,7%; năm 2017 tăng 8,1%; năm 2018 tăng 17,1%; năm 2019 tăng 11,4%; năm 2020 tăng 48%. Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn NSNN 9 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020: Năm 2016 tăng 13,1%; năm 2017 tăng 6,6%; năm 2018 tăng 11,4%; năm 2019 tăng 6,3%; năm 2020 tăng 33,3%.

23 Tính chung 09 tháng năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1.445,4 nghìn tỷđồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,7% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 484,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng vốn và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 641,5 nghìn tỷđồng, bằng 44,4% và tăng 2,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 319,1 nghìn tỷ đồng, bằng 22,1% và giảm 2,5%.

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện 09 tháng ước tính đạt 303 nghìn tỷ đồng, bằng 59,7% kế hoạch năm và tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 59,3% và tăng 6,3%), gồm có: Vốn trung ương quản lý đạt 52,1 nghìn tỷ đồng, bằng 56,7% kế hoạch năm và tăng 69,6% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 250,9 nghìn tỷ đồng, bằng 60,3% và tăng 27,7%, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 168,7 nghìn tỷđồng, bằng 57,9% và tăng 27,1%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 69,5 nghìn tỷđồng, bằng 64,7% và tăng 29,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 12,7 nghìn tỷđồng, bằng 73,9% và tăng 26,5%.

Tốc độ phát triển và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện

9 tháng giai đoạn 2016-2020 (Theo giá hin hành)

% Tổng số Chia ra: Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tốc độ phát triển Năm 2016 109,6 106,0 110,3 114,1 Năm 2017 112,3 107,0 116,6 113,5 Năm 2018 110,6 103,3 117,9 109,1 Năm 2019 110,3 103,2 116,8 108,4 Năm 2020 104,8 113,4 102,8 97,5 Cơ cấu Năm 2016 100,0 37,2 38,6 24,2 Năm 2017 100,0 35,5 40,1 24,4 Năm 2018 100,0 33,2 42,7 24,1 Năm 2019 100,0 31,0 45,3 23,7 Năm 2020 100,0 33,5 44,4 22,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020

24 Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,2 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 1.947 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 10,4 tỷ USD, giảm 29,4% về số dự án và giảm 5,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 798 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt trên 5,1 tỷ USD, tăng 6,8%; có 5.172 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 5,7 tỷ USD, giảm 44,9%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.296 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2,1 tỷ USD và 3.876 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,6 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước tính đạt gần 13,8 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,8 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 2 tỷ USD, chiếm 14,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt gần 1 tỷ USD, chiếm 6,9%.

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)