Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 84 - 86)

I. Bối cảnh và điều kiện mới tác động đến phát triển kinh tế thời kỳ hậu Covid-19

1.2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Cũng như các cuộc khủng hoảng khác trong lịch sử, Đại dịch Covid 19 có thể trở thành bước ngoặt trong tiến tình phát triển của thế giới, mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức đối với các nước, trong đó có Việt Nam.

1.2.1. Cơ hi

- Cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có cơ hội trở thành một điểm đến hấp dẫn trong chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng nhờ vào lợi thế về nguồn lao động dồi dào, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thiết lập chuỗi cung ứng, có môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các đối tác quan trọng, uy tín và vị thế quốc tế ngày càng cao, được các nước, đối tác và các nhà đầu tư quốc tế tin cậy. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động thấp là những hạn chế trong thu hút các dự án có chất lượng.

- Cơ hội đẩy nhanh phát triển CMCN 4.0, phát triển mạnh mẽ công nghệ số, tự động hóa, dữ liệu lớn và internet kết nối vạn vật là trào lưu chung của thế giới mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Đây cũng là thời cơ lớn để Việt Nam tích cực tham gia và có được vị trí cao hơn trong lĩnh vực này, qua đó phát huy vai trò của CMCN 4.0 như một định hướng phát triển quan trọng của đất nước

Việt Nam có một số thuận lợi trong việc triển khai cuộc CMCN 4.0 do đã kịp thời có những định hướng chiến lược về CMCN 4.0; cơ sở hạ tầng thông tin với nền tảng công nghệ số và kết nối đã được phát triển một bước; nhận thức của xã hội cũng có nhiều thay đổi tích cực đối với việc áp dụng thành tựu CMCN 4.0 trong các hoạt động kinh tế cũng nhưđời sống, đặc biệt là ở giai đoạn chống dịch vừa qua. Tuy nhiên, cũng có những điểm hạn chế như: môi trường pháp lý chưa được hoàn thiện, đặc biệt là thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo; nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn là cản trở lớn.

- Cơ hội đổi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động từ đại dịch Covid-19 tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịch trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa, hạn chế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số,... tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như chế biến thực phẩm; y tế, hoá dược phẩm, chuyển đổi số, e-logistics…; đem lại cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tái cơ cấu sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị mới và phát triển bứt phá. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, thích ứng trước biến cố thị trường, an ninh phi truyền thống; rà soát, đánh giá, cơ cấu lại nguồn nguyên vật liệu, khách hàng và tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, xây dựng phương án đổi mới mô hình sản xuất, chiến lược kinh doanh mới nhanh chóng nắm bắt tín hiệu, nhu cầu mới của thị trường. Thời điểm này cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy liên kết, mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ

82 thuộc vào nước ngoài, nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng cố thị phần. Đồng thời, một số chính sách hội nhập quốc tế như các hiệp định thương mại tự do mới được ký kết và chính thức có hiệu lực sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Cơ hội phát huy sức mạnh con người Việt Nam, tạo động lực to lớn cho sự phát triển của đất nước. Thành công của Việt Nam trong phòng, chống dịch vừa qua thể hiện sựưu việt của Việt Nam, mô hình và phương thức phát triển đất nước. Khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiệu quả của các chính sách, biện pháp chỉ đạo của Chính phủ đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, nâng cao hình ảnh và uy tín quốc tế của Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi, là cơ hội quan trọng để phát huy sức mạnh to lớn của văn hóa và con người Việt Nam, từ ý chí, bản lĩnh, nghị lực đến sự tự tin về năng lực và tư tưởng, tạo nên động lực to lớn để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.

- Cơ hội phát huy vai trò và vị thế quốc tế. Với những thành tựu quan trọng của sự nghiệp đổi mới và với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, uy tín quốc tế của Việt Nam đã không ngừng được nâng cao hơn trong những năm qua. Thành công to lớn trong phòng chống dịch càng nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam. Đây chính là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện vai trò của một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đồng thời khai thác để tăng cường quan hệđối ngoại, cả về song phương lẫn đa phương, trong đó có việc gia tăng chiều sâu quan hệ với các đối tác quan trọng, mở rộng dưđịa đối ngoại phục vụ cho các mục đích an ninh, kinh tế, chính trị của đất nước.

1.2.2. Thách thc

- Thách thức do áp lực kinh tế - xã hội gia tăng. Tác động của Đại dịch và các xu hướng tiêu cực của nền kinh tế thế giới, nhất là nguy cơ khủng hoảng kinh tế sẽ áp lực lên nhiều mặt kinh tế - xã hội và kinh tế vĩ mô của Việt Nam, trong đó có nợ công, ngân sách, lạm phát, tỷ giá và các vấn đề xã hội.

- Thách thức trong bảo đảm định hướng phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một định hướng chiến lược, một mục tiêu phát triển quan trọng của nước ta. Những tác động và hệ lụy của Đại dịch đang đặt ra thách thức đối với việc thực hiện định hướng phát triển quan trọng này. Đặc biệt, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và dịch chuyển tiêu dùng quốc tế sáng các mặt hàng phân khúc thấp hơn tiềm ẩn rủi ro dịch chuyển sang Việt Nam các cơ sở sản xuất công nghệ thấp, không thân thiện với môi trường và nguy cơ Việt Nam trở thành công xưởng cho các mặt hàng sản xuất phân khúc thấp.

- Cạnh tranh giữa các nước lớn gia tăng mạnh có thể sẽ đặt khó khăn lớn trong xử lý quan hệ của Việt Nam với các nước lớn trong đó có quan hệ thương mại. Các thiết chế toàn cầu suy giảm vai trò sẽ cản trở hợp tác quốc tế cũng như làm giảm vai trò và hiệu lực của luật pháp quốc tế, điều này sẽ đặt cho Việt Nam những thách thức trong quan hệ kinh tế quốc tế.

83 - Thách thức do khả năng dịch bệnh kéo dài và tái phát. Hiện nay thế giới chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị, vì vậy không thể loại trừ khả năng dịch bệnh sẽ kéo dài và tái phát. Việt Nam, đến nay cơ bản đã được kiểm soát, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)