Các thương vụ M&A ởl ĩnh vực dệt may, da giày, dệt may những năm gần

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 70 - 73)

II. Phân tích thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập trong một số lĩnh vực của nền

2.2. Các thương vụ M&A ởl ĩnh vực dệt may, da giày, dệt may những năm gần

năm gần đây26

Ngành dệt may:

Năm 2018, Tập đoàn Itochu của Nhật Bản đã chi 47 triệu USD (1.070 tỷ đồng) để mua gần 10% cổ phần của tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Giao dịch thành công đã giúp nâng tỷ lệ sở hữu của Itochu lên gần 15% và trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Vinatex, sau Bộ Công Thương. Itochu đã mua cổ phần Vinatex từ cổ đông chiến lược VNTEX và các quỹ đầu tư nước ngoài thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán hôm 26/3/2018. Sau khi bán một nửa số cổ phần đang sở hữu tại Vinatex cho Itochu, VNTEX hiện chỉ còn sở hữu 7% cổ phần

25LiLy Nguyễn (2019), “Xuất khẩu giày dép của Trung Quốc vào Mỹ giảm trong khi xuất khẩu của Việt Nam tăng”, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xuat-khau-giay-dep-cua-trung-quoc-vao-my- giam-trong-khi-xuat-khau-cua-viet-nam-tang-61951.htm

68 Vinatex. Trước đó, năm 2014 khi Vinatex tiến hành IPO, Itochu đã sở hữu gần 5% vốn điều lệ của công ty dệt may đứng đầu Việt Nam này.

Itochu là một tập đoàn thương mại đa ngành của Nhật Bản, đã đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam từ nhiều năm trước. Đầu năm 2017, Itochu và Vinatex đã ký kết thỏa thuận nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngành dệt may, từ xơ, sợi, vải đến may, phân phối bán lẻ. Trước đó, từ năm 2015, Itochu đã hợp tác với Doximex, một thành viên của Vinatex trong hoạt động dệt-nhuộm hoàn tất và nguyên phụ liệu.

Itochu xuất khẩu một lượng hàng may mặc từ Việt Nam trị giá trên 60 tỷ yên, tương đương khoảng 12.840 tỷ đồng mỗi năm, trong đó một nửa do Vinatex sản xuất. Itochu đặt mục tiêu tăng sản xuất gia công và tăng xuất khẩu lên 100 tỷ yên vào năm 2021.

Ngành da giày:

Hiện tại rất ít hoặc không xuất hiện thông tin công khai về các thương vụ mua bán và sáp nhập ở thị trường da giày, tuy nhiên hiện tượng này là có, nhưng ít hơn hình thức đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các thương vụ mua bán và sáp nhập chủ yếu là do các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài thực hiện, còn rất hiếm thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước.

Điển hình gần đây nhất là thương vụ sáp nhập giữa Công ty TNHH Tae Kwang MTC Việt Nam và Công ty Cổ phần Jin Heoung Vina (Jin Heoung). Ngày 21 tháng 9 năm 2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận được hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của Công ty TNHH Tae Kwang MTC Việt Nam (Tae Kwang MTC) và Công ty Cổ phần Jin Heoung Vina (Jin Heoung). Theo đó, Tae Kwang MTC dự kiến mua lại 100% cổ phần của Công ty Jin Heoung Vina. Sau tập trung kinh tế, Tae Kwang MTC sẽ kiểm soát, chi phối hoàn toàn Jin Heoung Vina. Ngày 11 tháng 11 năm 2020, trên cơ sở quy định hiện hành, Bộ Công Thương đã ra thông báo việc tập trung kinh tế nêu trên không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh.

Phân tích cụ thể hơn, có thể thấy đây là vụ sáp nhập theo chiều ngang, với các bên cùng kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất giày dép. Công ty Cổ phần Jin Heoung Vina là doanh nghiệp Hàn Quốc, được thành lập năm 2019 với số vốn điều lệ 3 triệu USD, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất giày dép, đặt nhà máy tại Đồng Nai. Công ty TNHH Tae Kwang MTC Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam, thành lập từ năm 2005, hoạt động sản xuất, gia công giày dép ở Biên Hòa, Đồng Nai. Đánh giá về thương vụ này, có thể thấy, công ty Jin Heoung mới gia nhập thị trường da giày Việt Nam, muốn có được hiểu biết thị trường để tạo cơ hội mở rộng sản xuất và lợi nhuận, họ đã quyết định mua lại một doanh nghiệp nội địa đã hoạt động lâu dài trên thị trường là công ty Tae Kwang MTC.

69

Ngành điện tử:

Hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử đều có 100% vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các công ty nội địa đều có quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất các mặt hàng phụ trợ. Do vậy nhìn chung sẽ ít có các thương vụ M&A trong ngành điện tử và nguồn thông tin về các thương vụ còn khá hạn chế.

Điển hình có thương vụ giữa Công ty Zenith Electronics LLC (Zenith) và Công ty Luxoft USA, INC. Cụ thể như sau:

Ngày 04 tháng 5 năm 2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế gửi đến Bộ Công Thương của Công ty Zenith Electronics LLC (Zenith), Công ty Luxoft USA, INC., (Luxoft).

Theo đó, Zenith và Luxoft dự kiến thành lập một công ty liên doanh cùng kiểm soát tại Delaware, Hoa Kỳ, dưới tên LC2 LLC. Khi hoạt động, công ty liên doanh trên sẽ kết hợp và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ bổ sung của các công ty Mẹ trong ngành công nghiệp ô tô, cụ thể là kết hợp phần cứng hệ thống thông tin giải trí trên xe ô tô của tập đoàn LGE, hệ điều hành WebOS Auto do Zenith sở hữu và dịch vụ CNTT do Luxoft cung cấp để sản xuất sản một hệ thống thông tin giải trí trên xe ô tô hoàn chỉnh. Sau tập trung kinh tế, CTLD được thành lập mới sẽ do Zenith sở hữu 51% và do Luxoft sở hữu 49%.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, giao dịch tập trung kinh tế của Zenith và Luxoft thuộc trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện. Việc tập trung kinh tế không gây tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên các thị trường liên quan được xem xét.

Do đó, trên cơ sở quy định hiện hành, Bộ Công Thương đã ra thông báo việc tập trung kinh tế nêu trên không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh.

Công ty mẹ của Zenith là tập đoàn LG Electronics Inc (sau đây gọi tắt là “tập đoàn LGE”), là một công ty hoạt động theo luật của Hàn Quốc. LGE là nhà sản xuất hoạt động toàn cầu và là nhà cung cấp thiết bịđiện tử, thiết bị thông tin liên lạc di động và thiết bị gia dụng. LGE tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua năm đơn vị, gồm: Giải trí Gia đình (Home Entertainment), Truyền thông Di động (Mobile Communications), Thiết bị Gia dụng và Giải pháp Không khí (Home Appliance & Air Solutions), Khối Doanh nghiệp (B2B) và Phụ tùng Xe (Vehicle Components).

Luxoft là công ty con do Luxoft Holding, Inc sở hữu toàn bộ, Luxoft Holding là công ty con do DXC Technology Company sở hữu toàn bộ. Tập đoàn của công ty Luxoft, Luxoft Holding và DXC (Tập đoàn Luxoft/DXC).

70

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)