II. Phân tích thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập trong một số lĩnh vực của nền
2.1. Lý do nhà đầu tư chọn đầu tư M&A vào lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử tạ
giày, điện tử tại thị trường Việt Nam
Thứ nhất, cơ hội từ thị trường Việt Nam là rất lớn.
Ngành dệt may:
Ngành dệt may Việt Nam có điểm mạnh là chi phí lao động thấp (chỉ bằng 2/3 lương tại Indonesia và Malaysia) trong khi thời gian sản xuất trung bình tại Việt Nam (60-90 ngày), chỉ thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ (40 - 70 ngày), tương đương với Indonesia, Malaysia và cao hơn so với Bangladesh, Campuchia (80 - 120 ngày)22. Chính phủ Việt Nam đang có định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 203023 thông qua phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20 Theo Tổng Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ
năm trước
21 Khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=46526&idcm=188 22 FPT Securities (3/2020), Báo cáo cập nhật ngành dệt may
23 Quyết định 3218/QĐ-BCT ngày 11.04.2014 về Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
63 và cải thiện các mắt xích chưa tốt như trồng bông để giảm phụ thuộc nhập khẩu bông từ thế giới, tăng cường đầu tư lĩnh vực dệt nhuộm còn chưa phát triển. Theo định hướng này, dệt may là một trong số sáu lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợưu tiên phát triển của Việt Nam.
Ngành da giày:
Theo số liệu của World Footwear, Việt Nam đứng thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) về sản xuất giày dép năm 2019. Cùng với dệt may, da giày là ngành xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua các năm. Thị trường nội địa Việt Nam vốn là thị trường tiêu thụ tài năng, với dân số 95 triệu dân, với mức độ tiêu thụ năm 2018 khoảng 190 triệu đôi (bình quân 1,9 đôi/người/năm)24 và tiếp tục tăng do người dân có thu nhập ngày càng cao.
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), hiện nay ngành da giày đã chủ động được hơn 70% nguyên liệu phụ cho các dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho các doanh sản phẩm trung bình khá. Trong đó, khoảng 90% bao bì giấy, 80% đế các loại, hơn 80% các loại khuôn giày, 60% phụ liệu, 50% da các loại... Nhìn chung các chủng loại nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn cho sản xuất hàng xuất khẩu hầu hết là sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng khá đa dạng như: phụ kiện kim khí, nhựa, chỉ may, keo dán, da muối, da bán thành phẩm, giả da… Các khách hàng – đối tác có xu hướng dịch chuyển đơn hàng và cả các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Sự dịch chuyển này là do các hãng một mặt muốn tận dụng lợi thế của Việt Nam từ các hiệp định thương mại tự do đem lại; mặt khác, muốn thoát khỏi mối đe dọa tăng chi phí sản xuất do giá nhân công và chi phí môi trường ở Trung Quốc tăng cao. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành “công xưởng” giày dép trên thế giới.
Ngành điện tử:
Việt Nam đang trở thành công xưởng sản xuất đồ điện tử của thế giới và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào. Ngành công nghiệp điện tử gắn liền với sự phát triển của các dự án điện tử lõi của các tập đoàn điện tử lớn như Samsung, LG, Nokia, Intel…Các dự án này được đầu tư vào Việt Nam kéo theo sự gia tăng chuỗi các công ty con hoặc công ty phụ trợ tương ứng nhằm cung cấp linh kiện đầu vào phục vụ cho hoạt động lắp ráp thành phẩm, đồng thời mang đến ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Việt Nam.
Thứ hai, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước chưa lớn.
Ngành dệt may:
Doanh nghiệp nước ngoài có đầy đủ lợi thế về vốn, có trang thiết bị hiện đại, có các chuyên gia và có sẵn nguồn cung cấp và đầu ra cho sản phẩm. Hầu hết
24 Ngọc Thúy (2019), “Ngành da giày Việt Nam ngày càng khởi sắc”, Bộ Công Thương Việt Nam
64 họ đều là các tập đoàn lớn đến từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Còn các doanh nghiệp trong nước có điểm yếu cơ bản: thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nhân sự cấp cao, thiếu năng lực quản trị và năng suất lao động thấp. Các doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, chưa có chuỗi cung ứng ổn định, đặc biệt sau thời kỳ Covid, hiện tượng không có đơn hàng, …Thị trường dệt may Việt Nam, có khoảng 9.000 doanh nghiệp nhưng có tới 70% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp trong nước có quy mô vốn không lớn, và chất lượng lao động không ổn định, vì vậy chỉ có thểđảm nhận những đơn hàng nhỏ lẻ. Doanh nghiệp dệt may trong nước thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này dấy lên lo ngại của các bên đặt hàng đối tác về khả năng nhận các đơn hàng lớn của doanh nghiệp sản xuất dệt may của Việt Nam. Bởi điều họ quan tâm là khả năng của doanh nghiệp khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu vốn, thiếu công nghệ, nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu quá lớn, dẫn tới chi phí gia tăng, lợi nhuận không được cao. Yếu tố kém nhất của ngành dệt may là thiếu thiết kế thời trang và thương hiệu, doanh nghiệp chủ yếu là gia công nên không tạo ra giá trị gia tăng cao. Việc áp dụng khoa học công nghệ cho dây chuyền sản xuất dệt may rất hạn chế.
Các doanh nghiệp dệt may giao bán tài sản của mình nhưng phần lớn là do quy mô nhỏ lẻ, dựđoán được việc sẽ khó cạnh tranh trong bối cảnh mới nên nhiều doanh nghiệp bắt đầu tính phương án bán để thu hồi vốn… Đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp phải xem xét lại những vấn đề liên quan đến nguồn cung nguyên vật liệu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm và đặc biệt, đưa ra các giải pháp nhằm duy trì sản xuất và giữ chân người lao động.
Ngành dệt may thiếu nguyên liệu nên phải nhập khẩu từ nước ngoài, có khi phải nhập khẩu 100%, 80% sợi, cúc, khóa… nên chi phí sản xuất của các công ty nội địa Việt Nam cao hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI. Vải sợi của các công ty cung cấp trong nước mới chỉđáp ứng được 20% nhu cầu.
Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, cạnh tranh về đơn hàng giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) diễn ra ngày càng gay gắt. Nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khan hiếm đơn hàng, thậm chí một số đã phải đóng cửa, đối diện với nguy cơ phá sản. Nguyên nhân của tình trạng này là do hầu hết các đơn hàng bị chia nhỏ, khách hàng thờ ơ trong việc đặt hàng dài hạn, đặc biệt tình trạng ép giá thấp khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm. Các đơn hàng có xu hướng chuyển sang những nước có ưu đãi về thuế suất như Banglades, Campuchia, thay vì vào Việt Nam như trước đây.
Ngành da giày:
Ngành da giày, túi xách có tới 20% là các doanh nghiệp lớn nhưng doanh nghiệp FDI chiếm đa số, chiếm khoảng 75% giá trị xuất khẩu. Hơn 70% doanh nghiệp còn lại chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá trị xuất khẩu chiếm hơn
65 20%. Gần 2/3 giá trị rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài, lợi thế về nguồn vốn, năng lực sản xuất và thị trường.
Ngành da giày Việt Nam khó khăn về thiếu nguyên liệu và thiếu máy móc, công nghệ hiện đại. Quá trình sản xuất mới được cơ giới hóa mà chưa tự động hóa, tỷ lệ công việc làm thủ công hiện còn ở mức cao.
Năng lực thiết kế mẫu mã của các doanh nghiệp da giày Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài còn hết sức hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp chỉ sản xuất theo mẫu thiết kế hoặc gia công làm hàng cho các hãng nước ngoài vẫn phải sử dụng thiết kế được làm từ nước ngoài.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của da giày Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc (chiếm trên 80%). Trong đó, thị trường Mỹ và EU trong thời gian tới sẽ được cắt giảm thuế. Doanh nghiệp trong nước có vấn đề là khó có thể nhận được giá trị nhiều từ các ưu đãi về thuế từ các hiệp định thương mại vì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đang gia công cho doanh nghiệp nước ngoài. Một số thị trường được dự đoán là tiềm năng với doanh nghiệp Việt khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực như thị trường Canada, Mexico. Tuy nhiên các thị trường này không biết đến sản phẩm của Việt Nam nhiều mà quen sử dụng các thương hiệu da giày từ các thị trường khác.
Ngoài ra, toàn ngành da giày, túi xách Việt Nam với hơn 1.700 doanh nghiệp, thì có tới 85% doanh nghiệp hạn chế về vốn, kỹ thuật công nghệ, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu nên các doanh nghiệp da giày vẫn chưa thể tận dụng ngay các lợi thế EVFTA.
Ngành điện tử:
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành điện tử và hiện tại chỉ dừng ở khâu lắp ráp, chưa có kinh nghiệm cung ứng cho các nhà sản xuất lớn, chưa có hệ thống marketing tiếp cận được khách hàng, thiếu về vốn và yếu về công nghệ… do vậy, tại Việt Nam, các doanh FDI chiếm gần 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 (264 tỷ USD) nhưng phần lớn các doanh nghiệp FDI liên kết với nhà cung cấp nước ngoài. Trong khi đó, lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% số doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam nhưng chỉ có 17% số doanh nghiệp này liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (30%), Malaysia (46%).
Năng suất lao động của người lao động Việt Nam trong các sản phẩm điện tử chỉ chiếm 5-10% giá trị sản phẩm do công việc chủ yếu là lắp ráp giản đơn. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông.
Theo Bộ Công Thương, công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử, hiện nay chiếm tỷ lệ trên 80% giá trị của ngành công nghiệp điện tử, bao gồm các ngành: công nghiệp sản xuất linh kiện, công nghiệp vật liệu, công nghiệp khuôn mẫu, gia công cơ khí… Trong đó, công nghiệp vi mạch bán dẫn chiếm tỷ lệ trên 70%. Tuy nhiên, công nghiệp ngành điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát
66 triển, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện gia công sản phẩm chứ chưa thực hiện được các công đoạn chủ lực trong chuỗi giá trị của ngành. Công tác nghiên cứu, thiết kế phát triển sản phẩm (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu.
Thứ ba, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng được những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương
Ngành dệt may:
Hiện tại, doanh nghiệp hiện nay các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang xuất khẩu vào Liên minh châu Âu EU với mức thuế Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preferences). Đây là một trong số những ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, với mức thuế cho các mặt hàng dệt may hiện nay khoảng 9%. Hiện nay thuế thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (thuế suất MFN) của EU là 15%, và nếu cắt giảm sẽ giảm dần từ 13%, 11%, 9% trong vòng 3 năm.
Trong Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam EVFTA, EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như sau: Loại bỏ ngay 42,5% số dòng thuế nhập khẩu, có thuế suất cơ sở từ 8 - 12%, ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng này chủ yếu là nguyên phụ liệu dệt may (thuộc các Chương 50-59), các loại hàng dệt kim và móc Chương 60), và số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc thuộc Chương 61-63 (như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải…).
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các nước đối tác (ngay hoặc có lộ trình). Quy tắc xuất xứ được áp dụng là “từ sợi trởđi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP. Quy tắc này khuyến khích phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp dệt may theo ngành dọc, khuyến khích đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối CPTPP.
Ngành da giày:
Hai hiệp định mà ngành da giày có cơ hội hưởng thuế suất giảm là CPTPP và EVFTA. Có thể thấy rằng, khi hai hiệp định này có hiệu lực, với thuế suất được giảm dần về 0%, các sản phẩm da giầy của Việt Nam sẽ nâng cao được tính cạnh tranh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh đó, những bất ổn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến Việt Nam được hưởng lợi nhất định khi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu giầy dép vào Mỹ nhiều thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Bằng chứng là trong những năm gần đây giá trị nhập khẩu giầy dép của Mỹ từ
67 Trung Quốc đã có sự sụt giảm trong khi giá trị nhập khẩu từ Việt Nam tiếp tục tăng mạnh 25.
Những khung khuôn khổ hội nhập được Việt Nam thực thi gần đây đã và đang là cơ hội để thu hút các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày. Đơn cử như với EVFTA, một loạt rào cản thương mại đối với sản phẩm giày, dép của Việt Nam do Liên minh châu Âu EU áp dụng suốt những năm qua được xóa bỏ hoàn toàn. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam mở rộng thị phần sang các nước châu Âu. Việc nhu cầu tăng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải có hướng đi lâu dài, tự chủ trong việc sản xuất hơn nữa, đầu tư công nghệ cao vào sản xuất công nghệ hỗ trợ.
Ngành điện tử:
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (thuế MFN) trung bình đối với các sản phẩm điện tử của 3 đối tác trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương CPTPP Việt Nam chưa có FTA: Canada 1.2%, Mexico 3.5%, Peru 1.3%. Mức thuế này đối với các sản phẩm điện tử của Việt Nam là 7.9%. Như vậy, Việt Nam vẫn đánh thuế cao hơn so với các nước khác đánh thuế hàng Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho nhập khẩu nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện và xuất khẩu sản phẩm. Hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam EVFTA cũng cam kết xóa bỏ thuế quan đa số sản phẩm điện tử ngay khi hiệp định có hiệu lực. Hiện thuế MFN trung bình đối với các sản phẩm điện tử trung bình là 7.9%, trong khi thuế trung bình đối với các sản phẩm điện tử của EU là 2.8%.
Theo Hiệp định đối tác toàn diện khu vực RCEP, thuế nhập khẩu linh phụ kiện máy tính, vi mạch… từ nhiều nước về Việt Nam hay giữa các nước khác nhau đều rất thấp, gần như bằng 0%. Thế nên, nhóm hàng điện tử nói chung của