Quan điểm, yêu cầu đặt ra

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 86 - 88)

Cũng như tất cả các cuộc khủng hoảng khác trong lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 có thể trở thành bước ngoặt trong tiến trình phát triển của thế giới, mang lại nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Để nắm bắt được cơ hội này, Việt Nam có một số lợi thế quan trọng. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á với 55,4 triệu người trong độ tuổi lao động; mức lương bình quân còn khá thấp, là ưu thế trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI, nhất là đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến thực phẩm, đồ uống… Việt Nam cũng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thiết lập chuỗi cung ứng, có môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các đối tác kinh tế quan trọng như Hiệp định CPTPP, EVFTA. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, xây dựng được uy tín và vị thế quốc tế ngày càng cao, được các nước, các đối tác và các nhà đầu tư quốc tế tin cậy. Thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch vừa qua thể hiện rõ những ưu việt về và mô hình, phương thức phát triển của nước ta, khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối của Đảng, hiệu quả của các chính sách, biện pháp chỉ đạo của Chính phủ đã góp phần tiếp tục củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, nâng cao hỉnh ảnh và uy tín quốc tế của Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi, là cơ hội quan trọng để phát huy sức mạnh to lớn của văn hóa và con người Việt Nam để tạo nên động lực to lớn thực hiện hóa khát vọng phát triển đất nước hậu dịch Covid-19. Do đó, quan điểm trong xây dựng chính sách nhằm phục hồi và phát triển đất nước thời kỳ hậu Covid-19 cần tập trung cụ thể như sau:

(1) Kiên định mục tiêu kép vừa ứng phó dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế; kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ các công cụ tài khóa, tiền tệ, sử dụng tối đa dư địa tài khóa đi đôi với nâng cao hiệu quả chi tiêu/đầu tư công cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

(2) Quản lý kinh tế vĩ mô một cách thận trọng, chắc chắn hiệu quả; nghiên cứu điều chỉnh một số định hướng ngành kinh tế theo hướng thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, để sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư tương ứng; giảm dần nợ công. Lựa chọn hợp lý các chính sách cũng như đối tượng thụ hưởng do tác động của đại dịch đến các ngành kinh tế có sự khác biệt rất lớn, cần có các biện pháp dài hạn, tập trung vào vấn đề tháo gỡ chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho đội ngũ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Tái cấu trúc hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế, chính sách hiện có theo hướng

84 phù hợp với thông lệ quốc tế, để phát huy hiệu quả cao nhất các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

(3) Củng cố các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, trong đó có đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp chuyên sâu như cơ khí, chế tạo, công nghiệp vật liệu…, công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của khu vực kinh tế trong nước.

(4) Đẩy nhanh và thực chất tiến trình lớn, quan trọng như cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, cơ cấu phát triển của vùng, các địa phương; cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, thị trường sản phẩm trong nước; triển khai các đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế…

(5) Chủ động và tích cực khai thác xu hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu về cả quy mô và chất lượng, sớm xây dựng chiến lược phù hợp để đón đầu các dòng vốn chuyển dịch đầu tư lớn. Nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, thân thiện với môi trường, phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

(6) Tiếp tục tích cực, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, song cần rà soát lại các chiến lược, lĩnh vực hội nhập và các bước đi, lộ trình phù hợp trước những yếu tố mới đang cản trở tiến trình toàn cầu hóa, đảm bảo cao nhất các lợi ích quốc gia – dân tộc. Nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế; đa dạng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu đầu vào, hạn chế phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Nắm bắt và khai thác có hiệu quả cơ hội từ sự dịch chuyển cung cầu thế giới ở các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh.

(7) Dành ưu tiên cao cho việc phát triển các lĩnh vực cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng các chiến lược phát triển đối với các lĩnh vực này, đểđi trước đón đầu xu hướng công nghệ số, tựđộng hóa, kết nối sẽđóng vai trò lớn hơn nữa trong việc tái định hình hành vi tiêu dùng, phương thức kinh doanh và mô hình quản trị, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng từ chỗ dựa chủ yếu vào lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên không tái tạo và gia tăng vốn đầu tư chuyển sang dựa trên nhân tố khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

(8) Ngăn ngừa và ứng phó hiệu quả trước các thách thức, rủi ro do những biến động của môi trường quốc tế gây ra; chủ động nâng cao cảnh giác, xử lý tốt các vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế; kiên quyết, kiến trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

(9) Tổng kết và rà soát các gói hỗ trợ, nhất là gói chính sách tiền tệ - tín dụng, gói hỗ trợ về tài khóa, gói hỗ trợ về an sinh xã hội… đểđánh giá những kết quả, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó có những kiến nghị cho việc tiếp tục đề xuất những chính sách, gói hỗ trợ mới phục vụ khôi phục phát triển kinh tế sau Đại dịch.

85 (10) Tiếp tục tuyên truyền, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân cho cuộc chiến phòng chống dịch bệnh, khôi phục, phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)