Xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát hoạt

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 75 - 79)

CƯỜNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP

NHẬP THỜI KỲ HẬU COVID-19 TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH

TẾ (DỆT MAY, DA GIÀY VÀ ĐIỆN TỬ)

Khuyến nghị chung về chính sách

Các yếu tố lớn nhất trở ngại hoạt động M&A bao gồm tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước đang quá lớn, báo cáo tài chính và công bố thông tin chưa minh bạch, định giá quá cao, thời gian thực hiện thương vụ quá dài. Bên cạnh đó là các trở

73 ngại khác liên quan đến yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tiếp cận doanh nghiệp... Dịch Covid-19 đã khiến nhiều thương vụ bị tạm hoãn, lý do là các doanh nghiệp muốn định giá lại thương vụ do gặp nhiều khó khăn trong phục hồi sau dịch bệnh.

Nguy cơ thâu tóm doanh nghiệp trong nước sau đại dịch Covid-19 thông qua hình thức mua bán cổ phần có thể sẽ cao bởi các quỹ đầu tư sẵn sàng chuẩn bịđầu tư, tìm cơ hội cho sự phát triển trong tương lai. Hơn nữa, việc kiểm soát tốt dịch bệnh khiến Việt Nam trở thành một môi trường lý tưởng, hấp dẫn các nhà đầu tư do Việt Nam. Vì thế, việc chào mời mua và đi mua doanh nghiệp Việt Nam của các quỹđầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài trong thời điểm Covid-19 là hết sức bình thường, là quyền của nhà đầu tư và phù hợp với quy luật thị trường.

Đi kèm với cơ hội là những rủi ro bị thâu tóm với giá rẻ, rủi ro về an ninh quốc gia, môi trường cạnh tranh của thị trường kinh doanh. Do vậy Chính phủ nên có chính sách, kế hoạch để thu hút đầu tư một cách hợp lý, việc chọn ngành nghề mời gọi đầu tư cũng phải đi cùng với quy định tỷ lệđầu tư của doanh nghiệp FDI để có sự khống chế tỷ lệ hợp lý.

Từ thách thức trong kiểm soát hoạt động M&A tại Việt Nam sau dịch Covid-19, một số đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát hiệu quả hơn hoạt động mua bán, sáp nhập trên thị trường được đưa ra như sau:

Th nht, cần phải kiện toàn hệ thống luật điều chỉnh hoạt động M&A. Hệ thống luật này cần phải quy định chi tiết đểđiều chỉnh trên cả hai phương diện:

- Các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia…;

- Các tình huống xử lý tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện thương vụ M&A;

Th hai là vấn đề minh bạch thông tin của các bên trong một thương vụ M&A. Chính phủ cần xây dựng thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Trong đó cần chú trọng đến việc công bố thông tin, chú trọng công tác đào tạo để nâng cao trình độ cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý, tạo điều kiện phát triển công ty tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A.

Th ba là các giải pháp về mặt kỹ thuật cũng đáng được quan tâm như: doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu thực hiện M&A, phân tích kỹ về đối tác trong giao dịch M&A để tránh bị thâu tóm và thận trọng trong quá trình đàm phán. Việc doanh nghiệp lựa chọn phương án định giá doanh nghiệp phù hợp cũng là một vấn đề hết sức quan trọng vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thành công hay thất bại.

Th tư, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với tinh thần tạo thuận lợi và thu hút các nhà đầu tư của Chính phủ, bao gồm cả hoạt động M&A trong các lĩnh vực dệt may, da giày và điện tử trong và sau giai đoạn dịch bệnh Covid-19.

74

Khuyến nghị về kiểm soát M&A theo pháp luật cạnh tranh và các pháp

luật có liên quan

Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh và các pháp luật khác có liên quan, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị:

Dưới góc độ quản lý nhà nước về M&A:

- Cần thiết xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp trong nước hơn là để doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm đối với các lĩnh vực dệt may, điện tử và da giày (đây là những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, sử dụng nhiều lao động và nhiều lợi thế của Việt Nam).

- Cần thiết xây dựng chính sách để các ngân hàng thương mại và đầu tư của Việt Nam hỗ trợ các giao dịch M&A của các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực nêu trên để đảm bảo việc duy trì sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu.

Dưới góc độ quản lý nhà nước về cạnh tranh:

- Tăng cường công tác giám sát và kiểm soát tập trung kinh tế trên thị trường trong ba lĩnh vực dệt may, da giày và điện tử đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài, cụ thể:

+ Tiến hành đánh giá một cách toàn diện và cân nhắc kỹ về lợi ích quốc gia bên cạnh các yếu tố về tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

+ Đối với các giao dịch mang tính chất tái cấu trúc nội bộ trong tập đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Cần có cơ chế khuyến khích và tiến hành đánh giá việc tập trung kinh tế nhanh hơn so với thời gian tối đa quy định theo luật định theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ Covid-19;

+ Xem xét đưa ra các điều kiện thực hiện tập trung kinh tế để có thể giảm thiểu sự kiểm soát, chi phối của doanh nghiệp nước ngoài sau khi thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam sau tập trung kinh tế;

- Có cơ chế kiểm soát các giao dịch M&A sau tập trung kinh tế nhằm đảm bảo doanh nghiệp sau tập trung kinh tế hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật cạnh tranh và các pháp luật khác có liên quan, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành:

Thiết lập cơ chế tham vấn thường xuyên giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Công Thương để xây dựng cơ sở dữ liệu về M&A trong các lĩnh vực dệt may, da giày và điện tử, nhằm phục vụ việc kiểm soát M&A theo hướng đảm bảo được lợi ích quốc gia và không gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

75

PHN BN: KHUYN NGH CHÍNH SÁCH VÀ

GII PHÁP CHO PHC HI VÀ PHÁT TRIN

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIP VÀ THƯƠNG MI

76

Một phần của tài liệu bao-cao-danh-gia-tac-dong-covid-19_19100127 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)