Khi đề cập đến đặc điểm của truyền hình, tác giả cuốn sách Lý luận truyền hình đã đưa ra nhận xét như sau: “Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí nó cịn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền hình” [23, tr.15].
Chương trình truyền hình là khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực truyền hình. Chương trình truyền hình cũng như chương trình trong các lĩnh vực khác, là một sản phẩm được sắp xếp, tạo ra từ nhiều công đoạn khác nhau, kết hợp hàng loạt yếu tố từ nhân sự, máy móc,... để tạo nên sản phẩm.
Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và các cán bộ kỹ thuật dịch vụ. Đồng thời đó cũng là q trình giao tiếp truyền thơng giữa những người làm truyền hình với cơng chúng xã hội. Chương trình truyền hình là cầu nối giữa cơng chúng và những người làm truyền hình. Bất kỳ một chương trình truyền hình nào cũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hóa đặc thù của dân tộc, quốc gia, giai cấp hay tầng lớp xã hội rộng rãi. Những giá trị này không chỉ được chuyển tải qua nội dung mà còn biểu hiện cả trong phương pháp sáng tạo và hình thức thể hiện.
Đặc điểm của thơng tin trên truyền hình là tính thời sự, tính phổ cập và quảng bá; truyền hình có khả năng thuyết phục công chúng, khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Đặc trưng làm nên sự khác biệt của truyền hình chính là ngơn ngữ hình ảnh kết hợp với âm thanh, sống động, hấp dẫn…
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Tất cả các loại hình báo chí đều phải đảm bảo yếu tố thời sự, cung cấp kịp thời thông tin về các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra hoặc vừa xảy ra, liên quan đến cuộc sống của phần lớn công chúng hoặc một bộ phận cơng chúng nào đó. Tuy nhiên, truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thơng đại chúng hiện đại, có khả năng thơng tin nhanh chóng,
kịp thời, phát sóng liên tục 24/24 giờ trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thơng tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất và người xem như được chứng kiến, cập nhật từng diễn biến của sự việc. Đặc biệt, với các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền hình trực tiếp có thể giúp người xem chứng kiến tồn bộ chương trình như diễn biến ngồi đời thực, tạo sự chân thực và thú vị cho khán giả. Hay như hiện nay, kỹ thuật còn cho phép thực hiện các chương trình tương tác. Khán giả có thể xem chương trình trực tiếp, sau đó bình luận, góp ý, tham gia vào nội dung và trở thành một phần nội dung của chương trình. Điển hình cho việc tương tác này, có thể kể đến chương trình “Bữa trưa vui vẻ” (VTV6). Với mỗi chương trình phát sóng trực tiếp hàng ngày, khán giả sẽ bình luận cùng khách mời, đặt ra thử thách cho khách mời, đặt câu hỏi cho khách mời…khiến cho khán giả có cảm giác mình có thể tham gia điều khiển nội dung chương trình vậy, nên rất thu hút.
Tính phổ cập và quảng bá của truyền hình được hình thành do truyền hình có khả năng thu hút nhiều người xem cùng một lúc. Sự phát triển của khoa học cơng nghệ đã giúp cho truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng, phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, ra cả nước ngoài. Một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp thế giới, có thể được hàng tỷ người biết đến, điều này càng minh chứng cho tính quảng bá, phổ cập của truyền hình rất là lớn.
Về khả năng thuyết phục cơng chúng, truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh, đem lại thông tin cao, độ tin cậy cho cơng chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. Dân gian có câu “Trăm nghe khơng bằng một thấy”, vì vậy, truyền hình so với một số loại hình báo chí khác như báo in và phát thanh, thì rõ ràng lợi thế về mặt hình ảnh đã làm nên đặc trưng riêng và sức hút mạnh mẽ của truyền hình.
Truyền hình cịn có khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân. Các chương trình truyền hình hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề,
vừa tác động vào nhận thức của cơng chúng. Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ.
Những đặc điểm nói trên của truyền hình có được là nhờ ngơn ngữ đặc trưng của nó là hình ảnh và âm thanh sống động. Cùng lúc, hình ảnh và âm thanh được truyền đến khán giả qua màn hình ti vi. Nếu như với báo in, người đọc chỉ tiếp cận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, thì người xem truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giác. Do vậy, truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thơng tin có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người rất lớn.
Về phương diện kỹ thuật:
Truyền hình là phương tiện ra đời muộn so với nhiều loại hình truyền thơng đại chúng khác, tuy nhiên đó khơng phải là điều hạn chế mà trái lại, đó cịn là lợi thế bởi truyền hình là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển, việc ra đời muộn giúp truyền hình thừa hưởng được kinh nghiệm và phương pháp của nhiều loại hình truyền thơng khác. Truyền hình là loại hình truyền thơng có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật, báo chí. Đặc biệt hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, truyền hình càng có thêm cơ hội đến với đơng đảo cơng chúng bằng những chương trình chất lượng cao, sống động và hấp dẫn.
- Về tư duy sáng tạo tác phẩm
Truyền hình là sản phẩm của tập thể. Mỗi tác phẩm đều là kết quả chung của một đội ngũ biên kịch, đạo diễn, Phóng viên, Biên tập viên, quay phim, kỹ thuật hậu kỳ, người thể hiện lời bình, người dẫn chương trình. Mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn chung của cả tập thể mà trong đó, mỗi mắt xích của q trình sản xuất đều giữ vai trị quan trọng, có tác động ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm. Điều này hoàn toàn khác so với báo in, khi mỗi tác phẩm là sản phẩm sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.