Chọn đề tài Khảo sát thực tế, bối cảnh Viết kịch bảnQuay phimViết lời bình Dựng phim Duyệt phát sóng Theo dõi phản hồ
3.3.1. Cải tiến quy trình sản xuất
Để cải tiến quy trình sản xuất SCTV12 trong thời gian tới cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm chuyên dụng “Hệ thống biên tập và nghiệm thu chương trình” để biên tập, kiểm duyệt và quản lý chương trình, nhằm tạo điều kiện để đội ngũ sản xuất chương trình gửi bài kịp thời để biên tập viên có thể xử lý.
Bên cạnh đó chú trọng thơng tin bình luận, phản hồi và tăng tính tương tác, bình luận, phản hồi với khán giả qua các trang fanpage, yotube của kênh để khai thác, kiểm chứng và xử lý thông tin trong các chương trình tiếp theo.
Đồng thời, thay đổi quy trình sản xuất, bảo đảm khâu hậu kỳ nhanh, gọn, kịp thời, tạo điều kiện cho phóng viên có nhiều thời gian thâm nhập cơ sở, khai thác nguồn tin và nâng cao năng suất lao động. Những đổi mới đó đã từng bước rút ngắn thời gian các khâu trong sản xuất chương trình, tạo sự đa dạng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch.
Từng bước đầu tư, mua sắm bổ sung, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật và đổi mới cơng nghệ sản xuất và phát sóng như: Nâng cấp xe truyền hình mầu từ tiêu chuẩn SD lên tiêu chuẩn HD, cẩu Camera, hệ thống Server lưu trữ, mạng cáp quang nội bộ, thiết bị tổng khống chế phát sóng, thiết bị sản xuất chương trình (camera, thiết bị ánh sáng cho phóng viên và trường quay), …
Cơng tác quản lý, khai thác cơ sở vật chất, trang, thiết bị kỹ thuật được coi trọng, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành, bảo dưỡng, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh và truyền hình hàng ngày, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an tồn.
Tăng tính hấp dẫn của thơng tin, tránh những motip quen thuộc theo lối mịn làm cho thơng tin bị lặp đi, lặp lại nhiều lần.
Việc quảng bá du lịch trên truyền hình khơng bao giờ có nghĩa là thơng tin du lịch một cách chung chung. Mỗi chương trình truyền hình là một tác phẩm báo chí, trong đó cần chứa đựng những thông tin cụ thể, rõ ràng và cần lựa chọn nội dung sẽ phản ánh, cách tiếp cận để có thể mang tới cho khán giả những thơng tin hữu ích và thiết thực.
Để thông tin hấp dẫn và tránh những motip quen thuộc theo lối mòn đòi hỏi người biên tập viên phải nâng cao tính chủ động và lịng yêu nghề cũng như tự trọng nghề nghiệp, không nên cứ thấy phong cảnh nơi này nơi kia có vẻ giống nhau, dịch vụ có vẻ giống nhau là lập tức nảy sinh những câu bình tương tự, thậm chí lười tư duy, lại cóp ngun lời bình cũ rồi chỉnh sửa tên địa danh mới. Thông tin được đưa ra trong nội dung chương trình nên là những cảm nhận thực tế của Biên tập viên tại hiện trường, như thế sẽ chân thực hơn và có nét riêng, thay vì chép đâu đó vài dòng giới thiệu chung chung về điểm đến. Sau khi có thơng tin dữ liệu tốt cũng cần phải tính tốn cách trình bày dữ liệu đó sao cho logic và cuốn hút, chứ không chỉ là liệt kê ra cho đủ nội dung mà khơng có cảm xúc, sẽ rất khó tạo hiệu ứng tốt cho khán giả.
Để nội dung chương trình hấp dẫn, những người thực hiện nên đào sâu tìm tịi, phát hiện những nội dung mang tính khám phá, những điểm đến cịn ít người biết, những giá trị văn hóa bản địa thú vị khơng có trong các chương trình tour… Những chi tiết mới, lạ sẽ làm cho chương trình thêm khác biệt so với các chương trình du lịch khác và có sức hút riêng.
Cũng như một số Kênh truyền hình hiện nay, kênh SCTV12 hay sử dụng chất liệu của chương trình chun đề dài chuyển thành phóng sự ngắn. Điều này góp phần đưa thơng tin đến khán giả theo nhiều cách khác nhau, tăng hiệu quả thông tin và tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, khi chuyển nội dung từ chuyên đề sang phóng sự ngắn, cần lưu ý biên tập lại theo mạch kể khác để tăng tính hấp dẫn chứ không nên chỉ đơn thuần là cắt ghép cơ học một đoạn nào đó của chuyên đề ra thành phóng sự, dễ gây nhàm chán.
Để nội dung chương trình thêm gần gũi với đối tượng khán giả mong muốn tìm hiểu về du lịch, nên tăng cường các chương trình để khán giả được đưa ý kiến vào nội dung. Khán giả có thể xuất hiện với vai trị là khách du lịch đang tham gia các hoạt động được chọn phỏng vấn bất ngờ. Có rất nhiều hình thức khác nhau có thể sử dụng nhưng nên đưa thêm những thơng tin liên quan đến họ thì sẽ nhận được sự quan tâm hơn và làm nên khác biệt của các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam
- Gia tăng các thơng tin mang tính thời sự gắn với điểm đến
Những thơng tin mang tính thời sự như một lễ hội sắp hoặc đang diễn ra, một khu vui chơi mới được đưa vào phục vụ du khách, miễn vé tham quan di tích trong thời gian nghỉ lễ…đều là những thơng tin mới mẻ và bổ ích đối với khán giả. Lâu nay, tin tức là một thể loại ít được sử dụng trong các chương trình quảng bá du lịch. Nguyên nhân một phần do các Đài truyền hình chủ yếu quan tâm giới thiệu điểm đến du lịch và chỉ nhất nhất quan tâm đến việc quảng bá cái hay, cái đẹp của điểm đến mà thơi. Trong khi đó, lĩnh vực du lịch này cũng có nhiều thơng tin khán giả cần biết, đặc biệt là với khán giả người nước ngoài hay người Việt ở nước ngồi thì cũng có nhiều điều họ muốn biết, ví dụ như sự thay đổi trong việc cấp phép visa, một điểm đến mới được khám phá, một khu nghỉ dưỡng mới hoàn thiện và đưa vào phục vụ du khách, những dịch vụ du lịch hấp dẫn mới ở địa phương nào đó, thậm chí cả những thơng tin lưu ý cho họ khi đi du lịch…Đó là những thơng tin hữu ích và cần thiết.
Sự ngắn gọn đặc trưng truyền thống của tin với ngôn ngữ cô đọng và chắt lọc, mang nhiều giá trị thông tin trực tiếp về địa chỉ, giá cả…chính là lợi thế khi thơng tin quảng bá du lịch, vì du khách có thể ghi nhớ ngay một vài chi tiết thơng tin họ quan tâm. Vì thế, nên có thêm các thơng tin này đưa vào trong chương trình. Điều này hồn tồn khả thi, khơng chỉ trong các chương trình quảng bá du lịch hàng ngày có phần tin tức, mà ngay cả với chương trình chuyên đề tuần, khi về hậu kỳ mà lịch phát sóng đã được biết trước, biên tập viên có thể đưa vào trong nội dung, để thêm thơng tin hữu ích gắn với các địa danh được giới thiệu.
- Tiết giảm lời bình một cách hợp lý
Lời bình thường được viết sau khi dựng hình sẽ phát huy hết vai trị của ngơn ngữ hình ảnh trong việc chuyển tải nội dung thơng tin. Lời bình khơng nên nhắc lại, kể lại những gì khán giả thấy được trên màn hình mà cung cấp, bổ sung thêm những thơng tin ngồi hình.
Đối với các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh SCTV12, lời bình tốt cần phải có ngơn ngữ ngắn gọn, xúc tích, gợi sự liên tưởng, nói được những chi tiết mà hình ảnh khơng thể diễn đạt được, hỗ trợ cho hình ảnh trong việc chuyển tải nội dung thông tin, giúp công chúng hiểu sâu sắc, thấu đáo hơn về sự việc, tác động mạnh vào cảm xúc của người xem.
Trong các chương trình quảng bá du lịch, việc để cho cơng chúng cảm nhận được sự thú vị của một địa điểm du lịch nào đó là vấn đề quan trọng nhất. Vì thế, nên tránh việc nhồi nhét lời bình, tước đi của cơng chúng cơ hội cảm nhận thông tin qua các kênh ngơn ngữ khác như hình ảnh, tiếng động hiện trường, âm nhạc. Với những tác phẩm dài hơi, chỉ có hình ảnh với dày đặc lời bình sẽ làm cơng chúng cảm thấy ức chế, mệt mỏi khi tiếp nhận thông tin. Họ phải căng tai, căng óc để xem, nghe, suy nghĩ và đơi khi lời bình lại ép khán giả hiểu nội dung theo một chiều hướng bắt buộc. Hãy để người xem có khoảng thời gian tự cảm nhận về sự kiện, sự việc bằng việc thả hình trơi tự nhiên, để họ tự cảm nhận bằng hình ảnh, âm thanh có thực tại hiện trường hay phiêu cùng đoạn nhạc mà chương trình đưa vào hài hịa với hình ảnh đẹp của cảnh quan.
Việc tiết giảm lời bình và chỉ đặt lời bình đúng chỗ sẽ tạo những khoảng trống lời bình cần thiết để giúp khán giả sống chung với bối cảnh diễn ra sự kiện, hiện tượng. Ở một số chương trình truyền hình nước ngồi, người ta thực hiện rất thành cơng những phóng sự hồn tồn khơng có lời bình mà chỉ có hình ảnh và tiếng động hiện trường. Người xem được cảm nhận âm thanh thực của cuộc sống bên cạnh hệ thống hình ảnh chân thực, hấp dẫn. Nếu có thể, các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại cũng nên đầu tư làm một số chương trình theo dạng thức như vậy, sẽ rất hấp dẫn.
- Tránh những từ ngữ được miêu tả thái quá
Cần tránh hiện tượng lộng ngôn khi miêu tả cảnh quan, dịch vụ một cách thái quá như “tuyệt vời”, “có một khơng hai”, “khơng thể nào qn”, “khơng nơi nào có được”, “vơ cùng độc đáo”, … Hãy đơn giản và chân thật nhất có thể, nên dùng những cụm từ miêu tả chính xác hơn và khơng chung chung như vậy, vừa sai vừa khơng tạo cảm xúc.
Có một thực tế là trong một số chương trình quảng bá du lịch, những người làm chương trình thường lồng ghép PR doanh nghiệp. Việc hợp tác với doanh nghiệp để sản xuất chương trình, tăng thêm kinh phí đầu tư chất lượng chương trình là cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh việc PR lộ liễu trong chương trình, nhất là khi những trường hợp này biên tập viên (BTV) rất hay dùng những từ miêu tả thái quá như “tuyệt vời”, “dịch vụ đẳng cấp”, “hàng đầu Việt Nam”, …
- Chú trọng hơn về sử dụng ngơn ngữ hình ảnh
Trong các nội dung quảng bá du lịch ngơn ngữ hình ảnh phải ln được đặc biệt chú trọng. Xu hướng truyền hình hiện đại ngày nay là càng tiết giảm lời bình càng tốt, nội dung hình ảnh có thể là chất liệu tốt để tự thân nó nói lên nội dung. Muốn như vậy, phải có những hình ảnh đẹp, có giá trị thơng tin cao và những hình ảnh đó phải được sắp xếp theo ý đồ tư tưởng mạch lạc, để kể câu chuyện có lớp lang. Để tạo ra một sản phẩm truyền hình thành cơng địi hỏi cả kíp làm phim bao gồm Biên tập viên, quay phim và dựng phim đều cần nắm bắt các kiến thức và kỹ năng về hình ảnh.
Tại hiện trường, vai trò của người biên tập và người quay phim là vơ cùng quan trọng để có những hình ảnh tốt. Người biên tập trên cơ sở kịch bản có sẵn cần phải đưa ra hướng thể hiện bằng hình ảnh sao cho hợp lý, ngồi ra cần nhanh nhạy phát hiện các chi tiết tại hiện trường, có thể bổ sung cho hình ảnh của chương trình. Quay phim, ngồi quay theo kịch bản và kế hoạch định sẵn, cần có tư duy hình ảnh tốt, tính phát hiện cao, có sự nhạy cảm thẩm mỹ để có thể tìm ra những góc quay đẹp, giàu tính nghệ thuật.
Việc dựng hình cũng cần phải được quan tâm. Dựng hình phải có ý đồ và phải có tư duy hình ảnh tốt, nếu khơng, chương trình sẽ chỉ như một tập hợp các hình ảnh xuất hiện trên màn hình theo một cơng thức cứng nhắc mà khơng tạo ra hiệu ứng cảm xúc trong lịng người xem.
Cần hạn chế tối đa các cảnh rung, lắc, mất nét vì khi khán giả theo dõi trên truyền hình, những cảnh này là những hạt sạn rất dễ bị phát hiện và khán giả sẽ đánh giá chất lượng chương trình khơng cao.
- Chú trọng sử dụng hiệu quả âm thanh, tiếng động
Với truyền hình, hình ảnh động hàm chứa được rất nhiều nội dung, làm cho người xem cảm giác như được tận mắt chứng kiến sự kiện. Tuy nhiên, bản thân hình ảnh khơng phải lúc nào cũng có thể giúp cơng chúng hiểu hết nội dung và cũng khơng phải lúc nào hình ảnh cũng giúp cơng chúng cảm nhận sự kiện một cách tinh tế và chân thực. Lúc này, âm thanh sẽ có vai trị rất lớn góp phần giúp cơng chúng hiểu đúng, tường tận về nội dung sự kiện, vấn đề. Thậm chí, thơng qua tiếng động, cơng chúng cịn cảm nhận được những giá trị thơng tin mà hình ảnh chưa bộc lộ hết. Do đó, tiếng động hiện trường là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành ngôn ngữ âm thanh của tác phẩm truyền hình. Tiếng động có vai trị bổ trợ cho hình ảnh trong việc chuyển tải nội dung thơng tin.
Các chương trình quảng bá du lịch hiện nay cần chú ý hơn đến việc sử dụng tiếng động hiện trường. Việc sử dụng tiếng động hiện trường sẽ làm cho chương trình chân thực và có sức sống hơn vì những hình ảnh khơng bị “chết”.
Trong q trình sản xuất, cần chú ý việc thu thanh tại hiện trường. Trong trường hợp bối cảnh lẫn tiếng gió ù ù, tiếng ơ tơ, xe máy chạy qua, nên chọn hướng đặt mic sao cho hạn chế tối đa các âm thanh này. Mic sử dụng thu tiếng trong truyền hình là mic định hướng, vì thế chọn hướng thu tốt sẽ làm giảm tạp âm rất nhiều. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần mềm lọc âm chuyên dụng hiện nay ở khâu hậu kỳ cũng góp phần làm giảm tạp âm rất nhiều, vì thế, nên sử dụng các phần mềm để xử lý lọc tạp âm. Trong quá trình ghi hình, cần đặc biệt chú ý đến việc khai thác âm thanh (lời nói, tiếng động hiện trường). Lời nói ở đây là lời của nhân vật và phóng
viên ngồi hiện trường. Lời nói cần đảm bảo nghe rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về tần số, tránh tạp âm. Để đảm bảo an toàn, sau ghi thu hình kèm tiếng hiện trường, quay phim nên thực hiện bước kiểm tra lại, đề phòng những lỗi kỹ thuật và những lỗi khách quan khác. Với tác phẩm truyền hình, sẽ rất khó có thể gặp lại nhân vật, bối cảnh để ghi lại hình và tiếng. Hơn nữa, trong trường hợp có thể quay lại hiện trường ghi hình thì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tiến độ phát sóng.