Chọn đề tài Khảo sát thực tế, bối cảnh Viết kịch bảnQuay phimViết lời bình Dựng phim Duyệt phát sóng Theo dõi phản hồ
2.3.3.3. Ngơn ngữ hình ảnh
Mỗi loại hình báo chí đều gắn liền với một loại ký hiệu thông tin. Khác với ngôn ngữ của báo in hay phát thanh, ngơn ngữ truyền hình là sự kết hợp đa phương tiện của hình ảnh, âm thanh, ký tự, bảng biểu, biểu đồ. Như vậy, chất liệu giao tiếp chính của truyền hình là: hình ảnh (cả hình ảnh động lẫn hình ảnh tĩnh), âm thanh (gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc) và chữ viết. Ba chất liệu ngôn ngữ này tạo cho truyền hình lợi thế truyền tải thơng tin vừa cụ thể, chính xác, khách quan, vừa sống động, hấp dẫn. Đây vừa là đặc trưng của ngôn ngữ truyền hình, vừa là ưu thế của truyền hình.
Hình ảnh trong các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại hiện nay có độ sắc nét cao. Hiện tại 100% các chương trình đều sản xuất hình ảnh định dạng HD, một số chương trình đạt chuẩn Full HD. Vì thế, chất lượng hình ảnh rất tốt, tạo hiệu quả ấn tượng trước hết là về mặt thị giác. Với truyền hình, ấn tượng này là vơ cùng quan trọng, đặc biệt với những chương trình quảng bá du lịch thì càng quan trọng hơn. Khán giả xem hình ảnh phải đẹp, phải ấn tượng thì mới muốn được đến với những địa điểm mà chương trình giới thiệu.
Có một điều đặc biệt cần phải nhấn mạnh bởi đây là điểm mới trong việc sản xuất chương trình truyền hình hiện đại. Nếu như trước đây các cỡ cảnh chính trong các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam chủ yếu là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả thì hiện nay có sự xuất hiện với tần suất dày của các đại cảnh. Đó là những quang cảnh rất rộng, bao quát gần như tồn bộ khu vực mà những người làm chương trình muốn phản ánh. Những cảnh này hiện nay chủ yếu được quay trên cao với thiết bị chuyên dụng flycam. Sự xuất hiện của những đại cảnh này tạo ấn tượng vơ cùng đặc biệt, nó cho thấy vẻ tráng lệ, hùng vĩ của khung cảnh thiên nhiên, làng quê, núi non Việt Nam. Trước đây việc ghi lại những đại cảnh như vậy rất khó vì khơng có thiết bị, nhưng hiện nay, những thiết bị ghi hình trên cao như vậy rất sẵn có và giá cả khơng q cao, chỉ vài chục triệu đồng là có thể sở hữu một chiếc flycam.
Điểm mới nữa trong việc xây dựng hình ảnh hiện nay của các chương trình du lịch là sự xuất hiện những cảnh quay dưới nước. Những thiết bị chuyên dụng như GoPro được sử dụng để thực hiện các cảnh quay này. Những cảnh quay dưới nước tạo ấn tượng đặc biệt đối với khán giả, mang lại những góc nhìn mới lạ. Những cảnh quay này cũng đáp ứng yêu cầu của thực tế hiện nay, khi mà có rất nhiều dịch vụ du lịch biển như lặn biển ngắm san hô chẳng hạn, mà nếu khơng có những cảnh quay dưới nước, sẽ rất khó để khán giả hình dung. Để lột tả được những nội dung đó, khơng gì chân thực và sinh động hơn là những cảnh quay dưới nước, từ cảnh di chuyển của nhân vật trải nghiệm, cận từng bước chân của nhân vật, vẻ đẹp của những lồi san hơ, cận cảnh đàn cá bơi lội, đùa giỡn ngay cạnh nhân vật…
Những cảnh quay dưới nước trong chương trình này đã tạo hiệu quả rất đặc biệt cho khán giả.
Ngồi hình ảnh quay, một số hình ảnh tĩnh cũng được sử dụng trong các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên truyền hình đối ngoại, làm phong phú thêm cho nội dung chương trình. Đó là những bức ảnh chụp các trang báo bình chọn, ảnh chụp các bài báo nói về địa chỉ du lịch nào đó…qua đó minh chứng cho việc điểm đến đã được cơng nhận bởi đơn vị nào, báo chí viết về điểm đến đó ra sao…Trong trường hợp ở một điểm du lịch nào đó thường tổ chức các hoạt động, lễ hội khác nhau chẳng hạn, thì ngồi việc ghi hình thực tế tại hiện trường, những bức ảnh về lễ hội, về những sự kiện đã diễn ra ở điểm du lịch đó, sẽ là hình ảnh tốt để minh họa thêm cho nội dung.