Biên tập Duyệt kịch bản Điều độ sản xuấtSản xuất tiền kỳSản xuất hậu kỳ
1.5.2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình được bắt đầu thực hiện khi kịch bản được duyệt. Việc thực hiện được tiến hành trong điều kiện đặc thù của Truyền hình, nó phụ thuộc vào khả năng, trang bị kỹ thuật từ khi bắt đầu đến khi phát song tới máy thu của người xem. Sơ đồ các bước sản xuất một chương trình truyền hình như sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ sản xuất chương trình truyền hình
Để có một chương trình hấp dẫn, ấn tượng và thu hút người xem thì cần những quy trình sau:
Biên tập, đạo diễn là những người đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản đã có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình.
Bước 2: Duyệt kịch bản.
Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản là: Kịch bản quay và Kịch bản dựng.
- Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.
- Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh.
Kịch bản được biên kịch soạn thảo, sẽ được kiểm duyệt chỉnh sửa lại, để đảm bảo chất lượng của chương trình truyền hình định sản xuất. Đây là một cơng đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay khơng thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.
Bước 3: Điều độ sản xuất.
Điều độ sản xuất hay cịn gọi là khâu bố trí nhân lực, phương tiện sản xuất, sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng. Được thực hiện ngay sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất.
Bước 4: Sản xuất tiền kỳ.
Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hồn chỉnh, chương trình sẽ được tiến hành quay và ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo.
Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua đường truyền vệ tinh, hay cáp quang...
Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.
Trong trường hợp các chương trình truyền hình trực tiếp, tín hiệu được truyền tới phịng tổng khống chế để phát sóng.
Bước 5: Sản xuất hậu kỳ.
Sau khâu sản xuất tiền kỳ, các biên tập viên sẽ tiến hành dựng hình theo kịch bản chương trình. Sau khi hồn thành phần hình, sẽ tiến hành hồn thành phần tiếng ở phòng tiếng gồm các phần ở kênh CH1 như: Bình luận, lời thoại, thuyết minh, ... kênh CH2 như tiếng cử động, nhạc.
Cũng giống như khâu sản xuất tiền kỳ, khâu sản xuất hậu kỳ, sau khi hoàn thành, sản phẩm kèm theo là phiếu sản xuất hậu kỳ - là phiếu khảo sát chất lượng kĩ thuật của băng
Bước 6: Duyệt, kiểm tra nội dung.
Đây là cơng đoạn gần cuối của quy trình sản xuất truyền hình, để đảm bảo chất lượng, chương trình sẽ được đưa vào để kiểm tra thông qua nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cấp phiếu nghiệm thu phát sóng của chương trình
Và bước cuối cùng: Phát sóng.
Sau khi hồn tất tất cả các quy trình sản xuất, thủ tục bắt buộc. Chương trình sẽ được lên lịch phát sóng thơng qua các kênh truyền vệ tinh hay cáp quang.
Những công việc cần làm trước khi bấm máy một chương trình truyền hình Mỗi một chương trình truyền hình đều cần sự nỗ lực hết mình trong quá trình làm việc. Cả e-kip phải cẩn trọng trong từng khâu, trau chuốt từng nội dung trong kịch bản… có rất nhiều cơng việc cần làm trước khi bắt đầu quay một chương trình truyền hình. Có thể điểm qua một vài công việc quan trọng nhất như:
Một là: khảo sát hiện trường
Các chương trình sản xuất tại phim trường thường không cần chuẩn bị quá nhiều về khâu khảo sát hiện trường hoặc đầu tư đạo cụ, thiết bị quay dựng. Hầu hết các thiết bị cần thiết để ghi hình đã được trang bị sẵn sàng. Cơng việc quan trọng cần làm chỉ là trang trí, bố cục phim trường hoặc sân khấu sao cho phù hợp với nội dung kịch bản. Công đoạn này không mất quá nhiều thời gian cũng như không cần quá nhiều nhân lực.
Tuy nhiên, các chương trình truyền hình thực tế với phương thức sản xuất có hậu kỳ lại phải “vất vả” để có thể bắt đầu bấm máy. Sau khi đã xác định nội dung đề tài, đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình sẽ tiến hành đi thực tế để khảo sát hiện trường. Đây là một bước vô cùng quan trọng để cơng việc lên hình được thuận lợi. Khảo sát thực tế là yêu cầu có ngun tắc giúp ê kíp có thể xác định tốt góc tiếp cận cũng như khả năng thực hiện chương trình truyền hình.
Quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu hiện trường, liên hệ cơ sở có thể giúp đồn sản xuất chương trình kiểm tra được những yêu cầu cũng như kế hoạch đặt ra cho chủ đề đã lên. Khi khảo sát, ê kíp cần có óc tư duy, liên tưởng về góc máy cũng như hình ảnh khi lên hình… cũng như những phát sinh như vấn đề âm thanh, ánh sáng và cách nhân vật xuất hiện.
Hai là, xây dựng kịch bản - kết cấu
Kịch bản chương trình là kim chỉ nam để hoạt động của ê kíp và người chỉ đạo sản xuất tiến hành một cách thống nhất và theo một quy trình logic. Thơng thường, kịch bản chương trình truyền hình chỉ mang tính dự kiến chứ khơng ổn định. Đây chính là sự sắp xếp các hình ảnh theo một trật tự hợp lý các chuỗi hành động và tâm trạng.
Đối với những chương trình truyền hình thuộc nhóm thơng tấn, xây dựng kết cấu cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công. Kết cấu là sự ghép nối các yếu tố trong tác phẩm truyền hình theo một trật tự nhất định. Quy trình này cần có sự thống nhất giữa tính đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả truyền đạt.
Ba là, ghi hình
Ghi hình là khâu quay lại các cảnh sẽ xuất hiện trong kịch bản. Ở khâu này đòi hỏi các đạo diễn quay phim có thể chọn được góc quay chuẩn, bắt trọn những khoảnh khắc của đối tượng. Khơng chỉ có máy chính mà cịn cần sự phối hợp của nhiều máy phụ và cả flycam… Đặt góc máy ở nhiều vị trí giúp cảnh quay sinh động. Khi tiến hành quay hình, cần chú ý cỡ cảnh ghi lại. Chọn cỡ cảnh phù hợp giúp khâu dựng tiến hành tốt hơn. Động tác máy cần chuẩn, dứt khoát và chuyển
động nhẹ, chú ý không để rung máy. Nếu động tác quay không chuẩn có thể làm hỏng các thương phim. Khơng chỉ vậy, cần chỉnh bố cục khung hình hợp lý, canh chỉnh phù hợp để hình ảnh lên phim.