Chọn đề tài Khảo sát thực tế, bối cảnh Viết kịch bảnQuay phimViết lời bình Dựng phim Duyệt phát sóng Theo dõi phản hồ
2.4.2. Tác động của tổ chức sản xuất đến mục tiêu giảm quy mô sử dụng nguồn lực sản xuất
nguồn lực sản xuất
Công tác tổ chức sản xuất liên quan trực tiếp đến nhân sự, cơ sở vật chất của chương trình. Đối với chương trình quảng bá du lịch việc sản xuất bắt đầu bằng sự sáng tạo. Một đài truyền hình thường bao gồm các bộ phận: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm báo chí truyền hình.
Các chương trình quảng bá du lịch đều có sự lựa chọn, sắp xếp bố trí hợp lý giúp khán giả có thể tiếp cận chương trình một các đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.
Chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thơng tin đến cơng chúng truyền hình. Có thể nói nếu khơng có chương trình thì khơng cịn truyền hình. Nhưng mặt khác, chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần,… tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất
chương trình. Cũng như việc sản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất, có người tiêu dùng. Người tiêu dùng sản phẩm báo chí cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm, trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo – tác phẩm - cơng chúng. Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình.
Việc xây dựng chương trình quảng bá du lịch phải khoa học, có kế hoạch mới bảo đảm sự thống nhất tạo nên sự thành cơng của chương trình. Nếu xét về mức độ cơ cấu thì nội dung chương trình truyền hình trước tiên phải hướng tới tư tưởng, chủ đề. Có thể nói tư tưởng là điểm xuất phát để xác định cách thức và khuynh hướng của chương trình. Làm sao để chương trình hay và có tác dụng thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần được chú ý. Sự tác động về mặt tư tưởng được biêu hiện trong toàn bộ những yếu tố cơ cấu của chương trình từ thơng tin, lựa chọn, bố cục sự kiện, thơng qua sự phân tích đánh giá về mặt tư tưởng đến tất cả các thể loại, từ thông báo tin tức đến phân tích, tổng hợp, đánh giá, …
Mục tiêu tư tưởng của chương trình là hình thành được thế giới quan khoa học, tập hợp và thống nhất các thành viên của xã hội, được thể hiện một cách trực tiếp mang tính hệ thống trong các chương trình truyền hình.
Cơ cấu chương trình truyền hình cần phải trở thành nội dung và hình thức của sự phản ánh hài hòa về đời sống vật chất và tinh thần của tồn xã hội. Mục tiêu của các chương trình truyền hình phải trở thành hình thức hồn thiện để phản ánh cơ cấu dân chủ của xã hội.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hóa truyền hình ngày càng cao, do vậy các chương trình truyền hình phải đảm bảo cung cấp thơng tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời đến mọi người dân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về sự phát triển của đất nước, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng, đấu tranh chống các âm mưu hoạt động của các thế lực thù đich. Nội dung các chương trình cần phong phú, đa dạng, có sự cân đối hài hịa giữa thơng tin, giáo dục và giải trí. Đó cũng là nhiệm vụ mà các chương trình truyền hình Việt Nam cần vươn tới.