Mô hình Ansoff

Một phần của tài liệu MARKETING CHIẾN LƯỢC CỦA XÚC XÍCH VISSAN (Trang 73 - 74)

Chiến lược I: Thâm nhập thị trường

Thâm nhập thị trường là chiến lược thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có bằng sản phẩm hiện có, qua đó làm tăng thị phần của mình. Chiến lược này ít mạo hiểm nhất bởi Đức Việt dễ dàng phát triển sản phẩm hiện tại của mình như: xúc xích Beclin, xúc xích Đồng quê, xúc xích Nurembe, xúc xích Thành Viên, xúc xích Vườn Bia… trên chính thị trường hiện tại. Tăng cường mở rộng thị trường xúc xích tươi ở các khu vực nông thôn vì thị trường của Đức Việt ở thị trường này là không nhiều. Thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, mua tặng kèm,…

Chiến lược II: Phát triển sản phẩm

Xúc xích tươi của Đức Việt cần phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn và có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Đức Việt nên bổ sung thêm các sản phẩm nguyên liệu khác nhau như: gà, bò, rau củ,... Xúc xích tươi là dạng xúc xích dài nguyên khối, Đức Việt nên phát triển thêm dạng tròn, ngắn, tách rời,… để người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn và dễ dàng sử dụng hơn. Các sản phẩm nên thay đổi mẫu mã theo mùa ví dụ như theo dịp tết, các dịp tri ân khách hàng để tăng thu hút sản phẩm. Tăng cường nghiên cứu và phát triển nhằm

67

cải tiến những sản phẩm hiện tại và tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhưng vẫn phải đảm bảo được phần lợi nhuận.

Chiến lược III: Phát triển thị trường

Chiến lược phát triển thị trường là bán những sản phẩm hiện tại trên thị trường mới. Thâm nhập thị trường thông qua việc tăng công suất, đẩy mạnh hoạt động Marketing, mở rộng quy mô để nâng cao thị phần. Lập các chi nhánh, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm nhất là các vùng nông thôn chưa tiếp cận nhiều với sản phẩm xúc xích tươi. Với thế mạnh là giá, Đức Việt có thể dễ dàng thâm nhập hơn.

Chiến lược IV: Đa dạng hóa

Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm mới đồng thời tìm cho mình những thị trường mới. Chiến lược cho phép phát triển các sản phẩm liên quan lẫn không liên quan mà Đức Việt có thể cân nhắc như là: bánh mì kẹp xúc xích, xúc xích chay, chả lụa,... Mặc dù, với công nghệ và trình độ hiện tại thì Đức Việt có thể dễ dàng cho ra những sản phẩm mới tuy nhiên việc đó sẽ làm cho thị trường của Đức Việt bị loãng trong khi thị trường xúc xích tươi vẫn đang trên đà phát triển.

→ Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược phù hợp nhất với tình thế của Đức Việt hiện tại. Đức Việt nên tiến sâu thâm nhập sâu hơn vào thị trường xúc xích cho các sản phẩm hiện có của mình. Vì các sản phẩm xúc xích tươi hiện có của Đức Việt vốn đã đa dạng, Đức Việt nên thâm nhập sâu hơn, phân bố rộng rãi hơn đến người tiêu dùng, khi người tiêu dùng mua nhiều hơn, tiếp cận nhiều hơn làm góp phần giảm được tình trạng phải hủy bỏ loại xúc xích ít người ưa chuộng. Đức Việt cần gia tăng hệ thống đại lý phân phối xúc xích tươi ở các vùng nông thôn, thị trấn, đầu tư quảng cáo và mở rộng các kênh bán hàng, đồng thời cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng cũ.

Một phần của tài liệu MARKETING CHIẾN LƯỢC CỦA XÚC XÍCH VISSAN (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)