Về hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu mặt hàng quả chủ lực

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 65 - 70)

Tỉnh Sơn La đã xây dựng và ban hành Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 7/5/2018 về Đề án phát triển và quảng bá các sản phẩm nông sản của tỉnh giai đoạn

2018-2021. Tại Đề án đã đưa ra các mục tiêu giải pháp nhằm phát triển các thương hiệu sản phẩm hiện có, hỗ trợ hình thành, phát triển các thương hiệu mới từ đó nhân rộng trên toàn tỉnh.

Các sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đặc sản vùng miền, đồng thời tăng giá trị sản phẩm. Năm 2015, chỉ có duy nhất xoài tròn Yên Châu được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2019 Sơn La đã có 18 sản phẩm nông sản, thực phẩm có thương hiệu; trong đó có 7 loại quả được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Tỉnh cũng đang tiếp tục xây dựng 6 thương hiệu cho các loại quả theo kế hoạch vào năm 2020.

Bảng 2.8 Công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu mặt hàng quả tỉnh Sơn La

TT Sản phẩm Hình thức hỗ trợ Năm cấp

I Các sản phẩm đã được cấp văn bằng chứng nhận

1 Xoài tròn Yên Châu Chỉ dẫn địa lý 2015

2 Nhãn Sông Mã Nhãn hiệu chứng nhận 2017

3 Cam Phù Yên Nhãn hiệu chứng nhận 2018

4 Sơn tra Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận 2019

5 Na Mai Sơn Nhãn hiệu chứng nhận 2018

6 Bơ Mộc Châu Nhãn hiệu chứng nhận 2018

7 Chuối Yên Châu Nhãn hiệu chứng nhận 2019

II Các sản phẩm đang tiến hành xây dựng thương hiệu vào năm 2020 và 2021

1 Mận Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp năm 2020 2 Chanh leo Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận Dự kiến được cấp năm 2020 3 Xoài Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận Dự kiến được cấp năm 2020

4 Nhãn Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận Dự kiến được cấp

năm 2020

5 Bơ Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận Dự kiến được cấp năm 2021 6 Thanh long Sơn La Nhãn hiệu chứng nhận Dự kiến được cấp năm 2021

TT Sản phẩm Hình thức hỗ trợ Năm cấp

1 Xoài Sơn La (hoặc Nhãn Sơn La) quốc gia đăng ký bảo hộTheo quy định của Dự kiến hoàn thànhnăm 2021

(Nguồn: UBND tỉnh Sơn La, 2018)

Thương hiệu sản phẩm quả tăng từ 1 sản phẩm có thương hiệu năm 2015 lên 6 sản phẩm có thương hiệu năm 2018; Chuỗi cung ứng quả an toàn tăng từ 2 chuỗi năm 2015 lên 35 chuỗi năm 2018; Từ không có sản lượng quả xuất khẩu năm 2015 lên 17.501 tấn quả năm 2018. Thực trạng xây dựng thương hiệu/nhãn hiệu thông qua số liệu thống kê cho thấy, đa số các hộ sản xuất Xoài, Nhãn có tỷ lệ xây dựng thương/nhãn hiệu cao hơn các hộ trồng ăn quả khác (nhãn: 41,67% tổng số hộ có thương hiệu; xoài: 25,00% tổng số hộ có thương hiệu). Các hộ trồng mận, chanh leo, chuối rất ít có thương hiệu hoặc xây dựng nhãn hiệu cụ thể. Theo số thông kê cho thấy, có 125 hộ (chiếm 44,64%) đã xây dựng thương hiệu/nhãn hiệu đối với sản phẩm quả của gia đình.

Bảng 2.9. Thực trạng thương hiệu/nhãn hiệu cây ăn quả của các hộ gia đình tại tỉnh Sơn La Nội dung Số hộ được sử dụng thương hiệu Tỷ lệ so với tổng số hộ trồng (%) 1. Thương hiệu đã có cho từng loại

quả

- Xoài tròn Yên Châu 70 25,00

- Nhãn 117 41,67

- Mận hậu 78 27,78

- Chuối Yên Châu 16 5,56

- Chanh leo 0 0,00

2. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cây ăn quả

- Số hộ được hỗ trợ 125 44,64

- Số hộ chưa được hỗ trợ 155 55,35

3. Hỗ trợ tham gia hội chợ quảng bá

trái cây 41 14,81

Phát triển vùng sản xuất an toàn và gắn mã vùng trồng: Nhằm đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, thị trường khó tính, nhiều hộ/đơn vị trồng cây ăn quả đã thực hiện quy trình sản xuất, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GAP. Năm 2018 có 549,20 ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, GAP (tăng 4,36 lần so với năm 2015). Toàn tỉnh có khoảng 20% diện tích cây ăn quả cơ bản đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản sang 1 số nước EU, Úc, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, tỷ lệ so sánh giữa diện tích VietGAP, GAP với tổng diện tích cây ăn quả cho sản phẩm còn rất nhỏ. Cụ thể, diện tích VietGAP các loại cây xoài, nhãn, mận, chanh leo chỉ chiếm từ 0,5-2,05% tổng diện tích. Diện tích cây ăn quả VietGAP của tỉnh còn thấp do địa hình bị chia cắt, trình độ sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được các quy định của tiêu chuẩn GAP.

Bảng 2.10. Diện tích cây ăn quả VietGAP trên địa bàn tỉnh Sơn La Loại

cây ăn quả

Diện tích VietGAP (Ha) Tổng diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) 1. Xoài 51,81 11580 0,45 2. Nhãn 232,10 14659 1,58 3. Mận 104,80 8383 1,25 4. Thanh Long 5,20 95 5,47 5. Bơ 9,00 1022 0,88 6. Chanh leo 28,50 1390 2,05 7. Khác 117,79 21695 0,54 Tổng số 549,20 58824 0,93

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, 2018 và số liệu điều tra, 2019)

Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, đòi hỏi các nhà vườn phải được cấp mã vùng trồng theo quy chuẩn của nước nhập khẩu. Tổng số mã số vùng trồng cây ăn quả được cấp để xuất khẩu sang thị trường (khó tính) Úc, Mỹ,... là 51 mã với tổng diện tích 344,16 ha trong đó cây xoài: 14 mã, diện tích 103,56 ha; cây nhãn: 34 mã, diện tích 207,60 ha; cây Mận: 2 mã, diện tích 27 ha; cây Bơ: 1 mã với diện tích 6 ha.

Số lượng diện tích cây ăn quả được cấp mã vùng trồng thấp do những quy định chặt chẽ của tiêu chuẩn gắn mã vùng trồng từ các quốc gia nhập khẩu như:

diện tích tối thiểu 1 vùng sản xuất 1 chủng loại cây ăn quả duy nhất là 6,0 ha; các quy định trong chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế và các quy định khác. Nhằm chuẩn hóa sản phẩm theo quy hoạch phát triển, từ năm 2017, các nhà vườn trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu gắn tem nhãn điện tử thông minh nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bảng 2.11. Thực trạng cấp Mã vùng trồng đối với cây ăn quả tỉnh Sơn La năm 2019

Loại cây ăn quả Diện tích

(ha) Sản lượng (tấn) 1. Xoài 41,50 21524 2. Nhãn 153,60 64187 3. Mận 27,00 55155 4. Bơ 6,00 2803 Tổng số 228,10 143669

(Nguồn: UBND tỉnh Sơn La, 2019)

Tính đến tháng 12 năm 2019 toàn tỉnh có 164 mã số vùng trồng cây ăn quả, bao gồm: 51 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường (Mỹ, Úc...) được Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu - Cục Bảo vệ thực vật cấp, trong đó: nhãn 34 mã; xoài 14 mã; mận 02 mã; bơ 01 mã). 113 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó: nhãn 62 mã; xoài 30 mã; thanh long 01 mã; bơ 01 mã; mận 07 mã; chanh leo 04 mã; chuối 04 mã; dâu tây 02 mã; cây có múi 02 mã.

Để có thêm những thông tin khách quan về công tác hỗ trợ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu mặt hàng quả của chính quyền tỉnh Sơn La., tác giả đã thực hiện điều tra đối với 30 cán bộ quản lý cấp tỉnh; 20 cán bộ cấp huyện và 50 đại điện cho doanh nghiệp/HTX/hộ gia đình. Kết quả như sau:

Để có thêm những thông tin khách quan về công tác hỗ trợ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu mặt hàng quả của chính quyền tỉnh Sơn La, tác giả đã thực hiện điều tra đối với 30 cán bộ quản lý cấp tỉnh; 20 cán bộ cấp huyện và 50 đại điện cho doanh nghiệp/HTX/hộ gia đình. Kết quả như sau:

Bảng 2.12. Kết quả điều tra về hỗ trợ XTTM đối với mặt hàng quả

STT Nội dung hỗ trợ

Điểm được cho từ nhóm đối

tượng khảo sát Điểm trung bình Cán bộ DN/HTX 1 Xây dựng nhãn hiệu mã số, mã vạch sản phẩm 4,4 4,0 4,2 2 Xây dựng chỉ dẫn địa lý của sản phẩm 3,5 3,0 3,25 3 Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm 4,5 4,2 4,35 4 Hỗ trợ hoàn tất thủ tục hồ sơ để cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ về chất lượng, quy trình sản xuất

4,5 4,5 4,5

Điểm trung bình 4,23 3,93 4,075

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, thực hiện tháng 6/2020)

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w