2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố trong cả nước. Tọa độ địa lý: 20°39’ - 22°02’ vĩ độ Bắc và 103°11’ - 105°02’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Sơn La có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.
Địa hình Sơn La gồm 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. Địa hình của tỉnh có 3 hệ thống núi bao gồm: phía tả ngạn sông Đà có độ cao trung bình 1.130m; hệ thống núi phía hữu ngạn sông Mã, có đỉnh cao đến 2.000m; hệ thống núi xen giữa lưu vực sông Đà và sông Mã có độ cao trung bình 1.717m. Nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng có quy mô 300 – 1.000ha do phù sa các con sông, suối bồi đắp tạo thành.
Địa hình Sơn La cũng có độ dốc lớn và chia cắt ngang mạnh, trên 87% diện tích đất có độ dốc từ 25o trở lên đây là yếu tố phù hợp phát triển trông các loại cây ăn quả cho chất lượng cao và đặc trưng.
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Sơn La có khí hậu nhiệt đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, độ cao địa hình nên khí hậu Sơn La có nét đặc
thù riêng chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trong năm lớn và kéo dài; biên độ chênh lệnh ngày, đêm lớn tạo ra lợi thế phát triển một số loại quả chất lượng, mang hương vị đặc trưng của tỉnh so với vùng trồng cây ăn quả khác. Vì vậy, Sơn La có cả lợị thế và khó khăn do điều kiện thơì tiết mang lại.
2.1.1.3 . Tài nguyên đất
Sơn La có nhiều loại đất phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây con ở từng tiểu vùng khí hậu khác nhau, tạo nên sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, nhóm đất ferarit điển hình chiếm phần lớn diện tích, được phân bố chủ yếu ở Mộc Châu, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên. Nhóm đất phù sa sông suối và nhóm đất đen chiếm diện tích rất nhỏ, phân bố dọc hai bên bờ sông Đà, sông Mã và các con suối. Đây chính là diện tích đất mà người dân có thể thâm canh tăng vụ nhờ nguồn nước tưới dồi dào. Nhóm đất mùn trên núi cao, phân bố ở độ cao từ 800 – 1800m, có ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở Mường La, Phù Yên. Loại đất này thích hợp cho phát triển cây đặc sản (điển hình là cây sơn tra) và phát triển lâm nghiệp.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện là 1.412.350 ha. Đất nông nghiệp chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên. Đất trên địa bàn tỉnh có độ dầy tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng khá, độ chua không cao lắm, nghèo bazơ trao đổi và các chất dễ tiêu. Đất chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi và đất mùn trên núi cao. Trong những năm gần đây thời tiết có diễn biến phức tạp, điều kiện tự nhiên có nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn.
2.1.1.4 Tài nguyên nước
Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35 suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280 km với 32 phụ lưu và sông Mã dài 90 km với 17 phụ lưu; 7.900 ha mặt nước hồ Hòa Bình và 1.400 ha mặt nước ao hồ. Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3, chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính. Việc khai thác thế mạnh tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất phát triển cây ăn quả là cần thiết.
2.1.1.5. Dân số và sự phân bố dân cư
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2019 đạt 1.252 nghìn người, tăng 1,4% so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị 173 nghìn người, chiếm 13,8%; dân số nông thôn 1.079 nghìn người, chiếm 86,2%; dân số nam 634 nghìn người, chiếm 50,7%; dân số nữ 618 nghìn người, chiếm 49,3%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh năm 2019 ước tính là 775 nghìn người, tăng 12 nghìn người so với năm 2018. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các loại hình kinh tế năm 2019 đạt 774 nghìn người, tăng 12 nghìn người so với năm 2018, trong đó: Lao động khu vực nhà nước 55,37 nghìn người, chiếm 7,28%; khu vực ngoài nhà nước 705,24 nghìn người, chiếm 92,69%; khu vực đầu tư nước ngoài 0,26 nghìn người, chiếm 0,03%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuồi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo năm 2018 ước tính đạt 14,60%.
Lực lượng lao động địa phương dồi dào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển cây ăn quả, tiết kiệm cho doanh nghiệp chi phí cho nhân công.
2.1.1.6 . Tình hình kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế xã hội được thể thiện thông qua chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La (theo giá hiện hành)
Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Thuế trừ trợ cấp sản phẩm Tỷ đồng 201 7 45180,37 10335,26 14956,94 16676,75 3211,42 201 8 49788,99 11505,38 16219,08 18493,56 3570,97 201 9 50571,57 12109,87 14936,03 19991,26 3534,41 Cơ cấu (%) 201 7 100,00 22,88 33,10 36,91 7,11
Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Thuế trừtrợ cấp sản phẩm 201 8 100,00 23,11 32,58 37,14 7,17 201 9 100,00 23,95 29,53 39,53 6,99
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La, 2010-2019) - Quy mô GRDP năm 2019 theo giá hiện hành đạt 50.572 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 40,37 triệu đồng, tương đương 1.737 USD.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,95% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,53%; khu vực dịch vụ chiếm 39,53%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,99% (cơ cấu tương ứng của năm 2018 là 23,11%; 32,58%; 37,14%; 7,17%).
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng quả chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2019
2.1.2.1. Về diện tích, chủng loại cây ăn quả
Diện tích trồng các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La không ngừng tăng lên, dự kiến đến năm 2025 là khoảng 100.000 ha. Các loại cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh hiện nay bao gồm xoài, nhãn, mận, chuối, chanh leo, Sơn Tra (táo mèo), đào, bơ, các loại cây ăn quả có múi (bưởi, cam, quýt).... Căn cứ vào hiện trạng diện tích và diện tích quy hoạch trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, loại cây ăn quả có diện tích và sản lượng cao nhất 5 loại cây ăn quả chủ lực Nhãn, Xoài, Chanh Leo, Mận, Chuối đã và đang được quy hoạch phát triển theo hướng hàng hóa, phục vụ xuất khẩu.
Về diện tích:
Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh năm 2019 là 70.327 ha. Dự kiến diện tích các loại cây ăn quả trên toàn tỉnh sẽ đạt 100.000 ha vào năm 2025, bình quân mỗi huyện
nằm trong vùng quy hoạch cây ăn quả tập trung sẽ có diện tích trên 10.000 ha. Các huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây ăn quả chủ lực bao gồm: Mộc châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Mường La và Thuận Châu. Đây là các địa phương có lợi thế so sánh cao nhất đối với các loại cây trồng cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao như: xoài, chuối, nhãn, bơ, thanh long, chanh leo, mận. Trong tương lai các huyện như Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên còn nhiều tiềm năng để phát triển cây ăn quả.
Biểu đồ 2.1. Diện tích cây ăn quả tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: UBND tỉnh Sơn La, 2019)
Lợi thế so sánh của từng địa phương tạo ra các sản vật nông nghiệp, đặc biệt cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng
trong và ngoài nước như: Xoài Tròn Yên Châu, Nhãn Sông Mã, Bơ Mộc Châu. Từ năm 2015 đến 2019, tổng diện tích cây ăn quả chủ lực đã tăng hơn 46.500 ha (tăng bình quân 31,38%/năm). Các loại cây ăn quả chủ lực như Xoài, Nhãn, Mận và Sơn Tra chiếm tỷ trọng trên 90% tổng diện tích cây ăn quả. Trong đó, diện tích cây xoài trên toàn tỉnh tăng gần 12.000 ha (tăng bình quân 43,23%/năm), diện tích chanh leo tăng hơn 1.500 ha.
Bảng 2.2. Diện tích các loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Sơn La
(Nguồn: UBND tỉnh Sơn La và số liệu điều tra)
Về chủng loại:
- Cây xoài : Năm 2019 diện tích: 15.550 ha, sản lượng đạt 31.276 tấn; so với năm 2017 diện tích tăng 276,2%, sản lượng tăng 183,8%. Các giống xoài gồm: Xoài tròn, xoài hôi, các giống mới (Xoài GL4, GL3, xoài Thái Lan …) có năng suất cao, chất lượng tốt. Sơn La là tỉnh sản xuất xoài chủ yếu tại Miền Bắc (chiếm hơn 58%). Vùng sản xuất xoài tập trung tại các huyện: Yên Châu, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã…. Các giống xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La gồm: xoài tròn, xoài hôi, GL4, GL3, Thái Lan…. Các giống xoài hướng tới xuất khẩu như Xoài Đài Loan, Xoài Úc. Bên cạnh đó, xoài tròn, xoài hôi... là các giống xoài truyền thống được thị trường nội địa và Trung Quốc ưa chuộng, có lợi thế cạnh tranh.
- Cây nhãn: Năm 2019 diện tích: 16.647 ha; sản lượng đạt 70.258 tấn, so với năm 2017 diện tích tăng 95,97%, sản lượng tăng 102,7%. Các giống nhãn gồm: Nhãn lồng Hưng Yên, giống nhãn chín sớm (PH-S99-1.1, PH-S99-2.1, chín muộn (PH-M99-1.1, PH-M99-2.1) cho năng suất cao. Hiện nay Sơn La là tỉnh sản xuất nhãn lớn nhất miền Bắc. Vùng sản xuất nhãn tập trung tại các huyện: Sông Mã, Mai Sơn, Mường La…. Các giống nhãn cho quả trái vụ hoặc phương pháp canh tác tạo quả trái mùa đang được các nhà vườn nông dân áp dụng chăm sóc để tạo ra giá trị thương phẩm cao hơn trong cạnh tranh với các sản phẩm nhãn nhập khẩu từ Thái Lan.
STT Loại cây ănquả Năm 2017 Năm 2018 Năm2019 Tốc độ phát triểnbình quân (%)
Tổng số 44870 58824 70327 131,38 1 Xoài 7796 11580 15550 143,23 2 Nhãn 11590 14659 16647 120,48 3 Mận 6702 8383 10371 136,76 4 Chuối 3151 3907 4612 119,52 5 Bơ 529 1022 1034 179,32 6 Chanh leo 552 1390 2128 454,20 7 Thanh long 81 95 134 123,29 8 Sơn tra 8986 11365 12216 132,12 9 Khác 5483 6423 7635 130,78
- Cây mận, mơ: Năm 2019 diện tích: 10.371 ha, sản lượng đạt 47.988 tấn, so với năm 2017 diện tích tăng 138,46%, sản lượng tăng 62,98%. Các giống mận trên địa bàn tỉnh Sơn La: Mận hậu, mận tam hoa, mận cơm,…. Vùng sản xuất mận tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Yên Châu, Vân Hồ, Thuận Châu và thành phố Sơn La. Phương pháp tạo quả sớm trước mùa vụ thông thường từ 15-30 ngày đang được một số nhà vườn áp dụng, thu về giá trị kinh tế, lợi nhuận cao.
- Cây chuối: Năm 2019 diện tích: 4.612 ha, sản lượng đạt 37.838 tấn, so với năm 2017 diện tích tăng 85,83%, sản lượng tăng 76,87%. Vùng sản xuất chuối tập trung tại các huyện: Yên Châu, Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Sông Mã, Mộc Châu. Chuối chủ yếu vẫn được bán tươi cho thương lái đến mua tại các nhà vườn. Hiện nay, chỉ một phần rất nhỏ chuối được sấy khô, gia công tại một số nhà máy chế biến và hộ sản xuất nhỏ trong dân cư.
- Cây chanh leo: Năm 2019 diện tích: 2.128 ha, sản lượng đạt 14.034 tấn; so với năm 2017 diện tích tăng 26,6 lần, sản lượng tăng 29,7 lần. Cây Chanh leo được trồng thử nghiệm tại Mộc Châu tháng 4/2015 với quy mô 5 ha. Vùng sản xuất chanh leo chính hiện nay tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn…. Sản phẩm chanh leo chủ yếu được bán dưới dạng quả tươi, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là Trung Quốc, thông qua xuất khẩu tiểu ngạch là chính. Phần còn lại được bán cho các công ty chế biến trong nước như: Công ty Nafoodted, Công ty Đồng Giao,…
Bảng 2.3. Bình quân quy mô diện tích trồng cây ăn quả của các hộ điều tra
ĐVT : Ha/hộ
TT Loại cây ăn quả Tổng diện tích Diện tích cho thu hoạch Diện tích VietGap Diện tích hữu cơ Diện tích mã vùng trồng 1 Xoài 1,41 1,03 0,06 0,04 0,19 2 Nhãn 1,78 1,33 0,73 0,00 0,39 3 Mận 1,66 1,52 0,35 0,16 0,46 4 Chuối 1,09 0,89 0,00 0,00 0,32
TT Loại cây ăn quả Tổng diện tích Diện tích cho thu hoạch Diện tích VietGap Diện tích hữu cơ Diện tích mã vùng trồng 5 Chanh leo 1,01 0,87 0,18 0,00 0,88 Bình quân chung 1,52 1,19 0,29 0,04 0,35
(Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, 2019)
Quy mô diện tích cây ăn quả bình quân/hộ tại tỉnh Sơn La còn tương đối nhỏ, đạt trên 1,52 ha/hộ. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả VietGAP, hữu cơ còn rất nhỏ (bình quân chỉ đạt 0,29 ha/hộ VietGAP và 0,04 ha/hộ hữu cơ). Hiện nay, diện tích Nhãn bình quân/hộ lớn nhất (1,78 ha); nhỏ nhất là diện tích Chanh leo (1,01 ha/hộ).
Trong xu thế phát triển, các cây ăn quả dần được quy hoạch và phát triển theo hướng hàng hóa, các vùng sản xuất tập trung. Các loại cây ăn quả chủ lực như Xoài, Nhãn, Mận và Sơn Tra là những loại cây truyền thống, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng. Cây ăn quả được sản xuất an toàn, được cấp chứng nhận bảo hộ thương hiệu hoặc mã vùng trồng, đảm bảo chất lượng quả đáp ứng nhu cầu những thị trường tiêu dùng khó tính. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, HTX đã tích cực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả.
2.1.2.2. Về sản lượng sản xuất cây ăn quả tỉnh Sơn La
Trong những năm qua, sản lượng mặt hàng quả chủ lực không ngừng tăng lên (xem biểu đồ 2.2) đặc biệt tăng nhanh nhất là xoài đạt 31.276 tấn năm 2019 (tăng 2,84 lần so với năm 2015); nhãn đạt 70.258 tấn (tăng 1,74 lần so với năm 2015); Sản lượng trái cây tăng nhanh từ 2 nguyên nhân chính là (i) diện tích cây trồng tăng nhanh hàng năm, (ii) tuổi cây tăng, số cây cho thu hoạch tăng. Cơ cấu sản lượng cho thấy nhãn, xoài, sơn tra, chuối là những cây trồng chính của tỉnh (chiếm từ 10% - 17% tổng sản lượng trái cây toàn tỉnh).
Xoài Nhãn Mận, mơ Chuối Chanh leo Sơn tra 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 11028 40277 19288 20345 250 3625 21524 64187 55155 30877 11008 15265 31276 70258 47988 37838 14039 16151 Tấn Năm 2015 Năm 2018 Năm 2019 ĐVT: Tấn
Biểu đồ 2.2. Sản lượng mặt hàng quả chủ lực tỉnh Sơn La các năm 2015, 2018, 2019
(Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh Sơn La, 2019)
2.1.2.3. Về hình thức tổ chức HTX và doanh nghiệp trong sản xuất cây ăn quả
Hình thức tổ chức sản xuất HTX chiếm đa số và phổ biến nhất tại các địa phương. Đến năm 2019, toàn tỉnh có 588 HTX (tăng 33 HTX so với năm 2018; tăng 4,38 lần so với năm 2015). Trong đó, có 201 HTX trồng cây ăn quả (chiếm 41,9% số HTX nông nghiệp; tăng 29 HTX so với năm 2018; tăng 8,73 lần so với số
năm 2015). Có 100 HTX nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP (chiếm 20,1% số HTX nông nghiệp, tăng 10 lần so với năm 2015). Trong đó có 41 HTX cây ăn quả được cấp chứng nhận chất lượng VietGAP (tăng 8,2 lần so với 2015).
Số thành viên của các HTX nông nghiệp năm 2019 là 6.124 người (tăng 320 người so với năm 2018; tăng 2,84 lần so với năm 2015). Trong đó thành viên của