Nội dung chủ yếu hỗ trợ xúc tiến thương mại của chính quyền tỉnh

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 36 - 41)

Công tác hỗ trợ XTTM của chính quyền tỉnh gồm nhiều nội dung trong đó các nội dung chủ yếu là: hỗ trợ xây dựng thương hiệu; hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ kinh phí.

1.2.3.1. Hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu

Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cũng là một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín của hàng hoá và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường cả trong nước và nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, cac chủ thể kinh doanh không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà chúng ta còn phải cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Một sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền dưới mắt người tiêu dùng thì đó là biểu tượng xác định uy tín về mặt chất lượng của sản phẩm, mặt khác nó còn khẳng định về mặt trách nhiệm của nhà cung cấp đối với người tiêu dùng. Do vậy, sức mua trên thị trường đối với những sản phẩm có thương hiệu thường lớn hơn, và người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn những sản phẩm cùng loại mà không có thương hiệu.

Nói tóm lại, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm là điều kiện tiên quyết trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hiểu và bắt tay vào làm là cả một quá trình. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền là làm sao tư vấn, cung cấp thông tin và hướng dẫn để doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của thương hiệu và có sự đầu tư nhất định cho việc phát triển thương hiệu.

Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu của chính quyền tỉnh đối với các đối tượng được thực hiện qua các hoạt động:

- Xây dựng nhãn hiệu mã số, mã vạch sản phẩm; - Xây dựng chỉ dẫn địa lý của sản phẩm

- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Hỗ trợ hoàn tất thủ tục hồ sơ để cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ về chất lượng, quy trình sản xuất.

Bảo trợ thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp/HTX hộ các thể thông qua việc chứng nhận các tiêu chuẩn về đánh giá và truyền bá sản phẩm của doanh nghiệp qua các kênh thông tin của các cơ quản lý trực tiếp trong ngành, lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động.

1.2.3.2. Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm đó là việc chính quyền địa phương tạo điều kiện để doanh nghiệp/HTX và các chủ thể kinh doanh tiếp cận kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, trợ giúp các đối tượng mở rộng thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm hàng hóa.

Việc hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm của chính quyền tỉnh bao gồm các hoạt động sau:

- Xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại, trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp và các chủ thể tìm kiếm thị trường cả ở trong và ngoài nước.

- Tổ chức các hoạt tuyên truyền, quảng bá tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo

- Tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng, tiêu thụ hàng hóa thông qua việc cho thuê điểm bán hàng, gian hàng; phát triển dịch vụ logistic.

- Hỗ trợ mua bao bì, in ấn mẫu mã và đóng gói sản phẩm

- Khuyến khích tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường nước ngoài. Các Sở, ban ngành địa phương có kế hoạch ưu tiên đặt hàng và đơn hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các DNNVV sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho các cơ sở khảo sát, học tập trao đổi, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Chi phí trợ giúp được bố trí trong quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Các địa phương tạo điều kiện cho các cơ sở tham gia chương trình xuất khẩu của Nhà nước.

1.2.3.3. Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực XTTM

* Đối tượng được hỗ trợ đào tạo để nâng cao năng lực XTTM gồm 2 nhóm chủ yếu:

- Nhóm cán bộ quản lý nhà nước tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại gồm cán bộ làm tại các cơ quan tham mưu cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Nhóm đối tượng thụ hưởng: Doanh nghiệp, HTX, Hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

* Cơ chế hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực XTTM được thực hiện như sau: - Chính phủ thông qua bộ máy hoạt động của chính quyền các tỉnh theo ngành dọc trợ giúp kinh phí tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở bằng các chương trình trợ giúp đào tạo. Kinh phí trợ giúp đào tạo được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Chính quyền các tỉnh có cơ chế khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp thông tin, tư vấn đào tạo nguồn nhân lực.

- Chính quyền cấp tỉnh khuyến khích thành lập các trung tâm tư vấn hỗ trợ để hướng dẫn, đào tạo, tư vấn doanh nhân trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nguồn kinh phí tổ chức đào tạo được cân đối ngân sách hàng năm của các cơ quan chủ quản và các nguồn từ nước ngoài.

* Hình thức đào tạo nâng cao năng lực XTTM rất đa dạng, trong đó chính quyền tỉnh thường lựa chọn các hình thức chủ yếu sau:

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tại các tỉnh, thành phố

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thứcm, kỹ năng, kinh nghiệm thông qua chuyến đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong nước và nước ngoài.

- Tập huấn, tư vấn tại chỗ cho các đối tượng hưởng thụ.

Ngoài ra còn có các lớp học liên tục được tổ chức tại trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại các tỉnh, thành phố với sự hỗ trợ của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),

* Nội dung đào tạo nâng cao năng lực XTTM phải được lựa chọn tuỳ thuộc vào đối tượng nhận hỗ trợ và nhu cầu của họ. Vì vậy nội dung đào tạo thường được lựa chọn phù hợp với từng nhóm: nhóm quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã; nhóm doanh nghiệp, hợp tác và hộ kinh doanh. Nhìn chung tập trung vào các nội dung đào tạo sau:

- Tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin thương mại, khảo sát và nghiên cứu thị trường, ngành hàng xuất khẩu;

- Xây dựng và triển khai chiến lược marketing xuất khẩu, nhập khẩu; - Thiết kế phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường;

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các ngành hàng xuất khẩu tiềm năng, nâng cao năng lực xây dựng và quảng bá nhãn hiệu sản phẩm;

- Tổ chức và tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại, hội nghị, hội chợ, triển lãm, giao dịch;

- Tổ chức và tham gia các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối, bao gồm cả các hoạt động kết nốigiao thương thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông;

- Đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng; - Xử lý tranh chấp thương mại.

1.2.3.4. Hỗ trợ kinh phí XTTM

* Căn cứ hỗ trợ XTTM:

Chính quyền thực hiện việc hỗ trợ thông qua các chương trình trợ giúp của Chính phủ. Chính quyền tỉnh căn cứ vào: 1) quy định của nhà nước về nội dung,

định mức và điều kiện hỗ trợ kinh phí XTTM; 2) Tình hình thực tế của địa phương. Việc hỗ trợ này phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành cũng như phù hợp với tình hình thực tế của các đối tượng, sự biến động của thị trường.

* Nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại của các địa phương được thực hiện trực tiếp từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương.

* Hình thức hỗ trợ: Có thể hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng cần hỗ trợ.

Đối với hình thức trực tiếp: Chính quyền hỗ trợ trực tiếp trao tận tay đối tượng hưởng thụ một phần hoặc 100% kinh phí cho các hoạt động hoàn tất thủ tục hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalG.A.P và các tiêu chuẩn tương tự, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm (xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và máy in tem), xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; xây dựng chỉ dẫn địa lý, thuê gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm, thuê điểm bán sản phẩm, mua bao bì, đóng gói sản phẩm.

Bên cạnh hỗ trợ kinh phí trực tiếp, chính quyền tỉnh còn thực hiện hỗ trợ kinh phí gián tiếp đó là: bằng các công cụ quản lý của mình, chính quyền cấp tỉnh hỗ trợ, hưỡng dẫn, chỉ cách cho doanh nghiệp/HTX tự thân tiếp cận các nguồn vốn. Với hình thức này, một số biện pháp mà chính quyền cấp tỉnh có thể thực hiện như: hỗ trợ thông qua các chương trình trợ giúp của Chính phủ, trợ giúp đầu tư bằng biện pháp tài chính; thực hiện lồng ghép với các mục tiêu phát triển các ngành kinh tế của địa phương; hoặc tham gia chuỗi liên kết với doanh nghiệp ở các mắt xích của chuỗi.

* Các hoạt động xúc tiến thương mại được hỗ trợ kinh phí phải bao trùm các nội dung khác nhau của hoạt động này, bởi vì để triển khai hoạt động XTTM thì bất kỳ nội dung nào, từ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, cho đến xúc tiến bán hàng, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm …. cũng đều cần đến nguồn tài chính khá lớn, vượt quá khả năng của các chủ thể kinh doanh nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG QUẢ CHỦ LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w