4.2.5.1. Phân bố vết thương gân gấp và duỗi
Có 49 gân gấp tổn thương ở 35 bệnh nhân với tỷ lệ trung bình 1,4 gân tổn thương ở mỗi bệnh nhân.
93 gân duỗi tổn thương ở 49 bệnh nhân với tỷ lệ trung bình 1,9 gân tổn thương ở mỗi bệnh nhân. Số lượng trung bình gân duỗi tổn thương ở nghiên cứu này thấp hơn của Vũ Bá Cương [3] là 2,4.
Vết thương đứt gân duỗi hay gặp nhiều hơn gân gấp và tỷ lệ trung bình gân duỗi tổn thương cao hơn là do gân duỗi nằm dưới tổ chức dưới da mỏng, đồng thời mặt mu tay là mặt cong lồi nên dễ gặp vết thương đứt gân duỗi hơn so với gân gấp.
4.2.5.2. Phõn vùng vết thương gân duỗi trong VTBT
Trong 93 trường hợp tổn thương gân duỗi, tổn thương gân ở cỏc ngún có khả năng xẩy ra là như nhau. Vùng thương tổn gân hay gặp ở ngón dài là vùng VI và VII (65%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Bá Cương [3] là cỏc ngún dài có vết thương gân hay xẩy ra ở vùng VI và vùng VII (67,53%).
Hiện tượng đứt gân duỗi cỏc ngún dài trong VTBT hay rơi vào vùng VI va VII là do trong tai nạn, bàn tay thường ở tư thế hơi gấp cỏc ngún nờn vựng mu bàn - cổ tay hay bị tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây tổn thương. Do đó gân duỗi cỏc ngún dài ở vùng VI, VII hay bị tổn thương trong VTBT. 4.2.5.3. Phân vùng vết thương gân gấp trong VTBT
Tổn thương gân gấp hay gặp ở vùng II, III (84%) là vùng liên quan với khớp. Cỏc ngún bị tổn thương gân gấp có tỷ lệ như nhau.
Hoàng Ngọc Sơn [15] cũng có kết quả nghiờn cứu tương tự với vựng gõn gấp hay tổn thương là vùng II, III là 66,6% (do tác giả có nghiên cứu cả vùng V nằm trên dây chằng vòng cổ tay nên kết quả có thấp hơn nghiên cứu này).
Vùng II theo Bunnell gọi là "no man’s land", vùng khó nhất. Tại vùng nay, gân gấp nông và gân gấp sâu nằm chặt chẽ trong một bao gân chung và đường hầm xơ-xương nên khi đứt gân gấp vùng này rất dễ bị dớnh gõn sau khâu nối.
Tổn thương gân gấp vùng III thường hay kèm đứt thần kinh, mạch máu. Do đó cần phải kiểm tra cầm máu tốt, khâu nối lại thần kinh.
4.2.6. Các trường hợp VTBT có tổn thương xương
Có 134 xương tổn thương ở 72 bệnh nhân, hầu hết các tổn thương là phối hợp và chiếm tỷ lệ 61% ở VTBT phức tạp.
Thương tổn xương ngón tay chiếm đa số là 107 (80%) gặp ở 63 bệnh nhân với tỷ lệ trung bình 1,7 xương tổn thương ở mỗi bệnh nhân. Tỷ lệ hơi thấp hơn nghiên cứu của Van Oosterom và CS là 1,9 [28]. Hình thái tổn thương đa dạng tùy nguyên nhân có thể là mất đầu xương đốt 3, góy thõn xương đốt 1,2, vỡ thân xương đốt ngón tay có mảnh rời hay vỡ vụn.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các trường hợp có tổn thương xương thường do nguyên nhân TNLé, ngược lại đa số các trường hợp VTBT do TNSH thường không có tổn thương xương, do đó việc xử lý các thương tổn cũng dễ dàng và nhanh hơn, cấu trúc giải phẫu của bàn tay ít bị thay đổi.
Tổn thương gãy xương thường gặp trong VTBT phức tạp và VTBT đứt rời. Do vậy việc điều trị gãy xương trở nên khó khăn và tiên lượng trở nên dè dặt hơn trong VTBT phức tạp và đứt rời.
4.2.7. Các trường hợp vết thương bàn tay có khuyết phần mềm phải tạo hình che phủ hình che phủ
Có 61 tổn thương khuyết phần mềm ở 44 bệnh nhân, đa số là khuyết phần mềm ở ngón tay (92%), (vùng thường tiếp xúc trực tiếp với nguyên nhân gây thương tổn). Các tổn khuyết này phần lớn là đến sớm và lộ gân xương khớp (88%) nên vấn đề tạo hình che phủ là rất cần thiết, cần xử trí sớm và có kết quả thuận lợi.
4.2.8. Phân vùng tổn thương đứt rời bàn - ngón tay
Các tổn thương đứt rời bàn ngón tay đa số ngang mức đốt 3 ngón dài và đốt 2 ngón cái (vùng I,II) chiếm tỷ lệ 75%. Đây là vựng cú chỉ định chính là tạo hình che phủ đầu xương mỏm cụt. Hình thái tổn thương tùy nguyên nhân, có thể là sắc gọn, bầm dập hay giằng giật
Tổn thương ở vùng III là 20%, vùng III thuộc vị trí của các ngón tay, hay nói cách khác là nơi mà chi thể có kích thước nhỏ hơn ở bàn hay cổ tay, do vậy khi bị tai nạn dễ bị tổn thương đứt rời hơn vùng IV, V. Đứt rời vùng III được xem xét nối ngón khi có chỉ định [5].
Chúng tôi gặp 2 BN với đứt rời vùng IV và V (5%) do nguyên nhân TNLĐ máy ép với tổn thương dập nát không có chỉ định nối lại chi thể đứt rời.
4.3. Các phương pháp điều trị