Nguyên nhân hàng đầu gây VTBT là do TNLĐ (53%), tiếp đến là do TNSH (23%). TNGT có thể gây ra nhiều thương tổn khỏc trờn cơ thể nhưng gây VTBT thì lại chiếm một tỉ lệ thấp (7%).
Kết quả này có thể giải thích là do trong sinh hoạt cũng như lao động có những nét đặc thù riêng, bàn tay thường xuyên phải tiếp xúc với các vật sắc, nhọn hoặc là máy ép, máy dập… chính điều đó đã làm cho tỉ lệ bị VTBT ở hai nhóm nguyên nhân này là chủ yếu. Trong TNGT, bàn tay vừa nhỏ lại là đầu tự do nên khi tai nạn thường bàn tay sẽ rất linh động tránh được các va chạm.
Chúng tôi thấy rằng VTBT do tai nạn lao động gây nên bởi các loại máy móc có tính an toàn thấp, không đảm bảo an toàn lao động như máy ép, máy đột dập, máy xay ... Hai kết quả về nghề nghiệp và nguyên nhân tổn thương ở đối tượng công nhân, thợ thủ công bổ trợ cho nhau, chiếm tỷ lệ cao so với những đối tượng còn lại. Điều này cung cấp cho chúng ta một thông số dịch tễ đáng quan tâm về tình hình tai nạn lao động trong thời điểm xã hội hiện nay. Bất cẩn, làm quá giờ, tăng ca liên tục thiếu khoa học, người sử dụng lao động (và cả người lao động) chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo hộ lao động,…là những nguyên nhân trực tiếp của hậu quả trên.
Một nguyên nhân khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao là do bị chém (17%) minh chứng cho cách hành xử giải quyết mâu thuẫn manh động, kiểu xã hội đen.
4.2. Đặc điểm lâm sàng
4.2.1. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật
Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật trước 6 giờ sau khi bị tai nạn của chúng tôi đạt 43%, từ 6 đến 24 giờ là 57%. Để đạt được kết quả này là do chúng tôi có một phòng tiểu phẫu đặt tại khoa và có sự phối hợp tốt với phòng cấp cứu ngoại nờn cỏc bệnh nhân VTBT cấp cứu trong giờ hành chính thường được phẫu thuật sớm. Do chúng tôi cũng tiến hành phẫu thuật cho các BN theo hẹn tại phòng tiểu phẫu nên đôi khi một số bệnh nhân VTBT được chúng tôi sơ cứu VT, cho thuốc giảm đau và kháng sinh trong thời gian đợi mổ
Với các bệnh nhân VTBT cấp cứu trong đêm thì tùy vào mức độ tổn thương mà chúng tôi có xử trí thích hợp. Đối với vết thương đơn giản chúng tôi tiến hành phẫu thuật ngay sau khi đánh giá chính xác thương tổn. Còn với vết thương phức tạp khó, vết thương khuyết phần mềm lớn, vết thương cú kốm góy xường được chỉ định kết hợp xương bằng nẹp viss, vết thương đứt nhiều gân, chúng tôi thường phẫu thuật trì hoãn. Bệnh nhận được nhập viện, sơ cứu đúng, cho thuốc giảm đau, kháng sinh dự phòng và bệnh nhân sẽ được mổ sớm vào sáng hôm sau. Chúng tôi nhận thấy đây là cách xử trí thích hợp, do trong đêm trực chúng tôi không có đầy đủ kíp phẫu thuật, phẫu thuật viên chính có thể không đủ tỉnh táo để tiến hành phẫu thuật. Chúng tôi sẽ phẫu thuật cho bệnh nhân vào sáng hôm sau là thích hợp mà vẫn đảm bảo được kết quả là tốt nhất.
Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật muộn sau 24 giờ sau khi bị tai nạn là 5% xẩy ra ở những bệnh nhân ngoại tỉnh cách Hà nội trên 200 km có thời gian chuyển viện quỏ lõu, ở những bệnh nhân VTBT rất nặng như tổn khuyết
phần mềm rộng kết hợp dập nát, cụt chấn thương mà chúng tôi cần tiến hành phẫu thuật dưới gây mê sau khi thảo luận tìm ra biện pháp xử trí thích hợp.
Thời gian trước mổ có liên quan tới kết quả điều trị VTBT. Ở VTBT đứt rời, VTBT có tổn thương mạch máu gây thiếu máu ở vùng đầu bỳp ngún thỡ cần được mổ sớm là rõ ràng [5]. Ở VTBT dập nát nặng, vấn đề mổ sớm cũng cần được đặt ra do tình trạng phù nế sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ cho phần chi nằm dưới tổn thương [29]. Vì vậy cần có một hệ thống xử trí cấp cứu sớm, đúng VTBT có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn.
4.2.2. Phân loại chung VTBT
VTBT phức tạp (47%) và VTBT đứt rời (15%) chủ yếu là do nguyên nhân tai nạn lao động và thường xẩy ra ở đối tượng công nhân, thợ thủ công.
VT thương rách da đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp 4% là do hầu hết các bệnh nhân này đều được điều trị ngoại trú, chỉ có một tỷ lệ thấp nhập viện là do bệnh nhân có tổn thương phối hợp khác.
Trong thực tế nghiên cứu chúng tôi nhận thấy VTBT phức tạp dạng dập nát thường rất nặng, hầu hết các thành phần trong bàn tay bị tổn thương nên khả năng xử trí bảo tồn các ngón tay bị tổn thương như kết hợp lại xương gãy, nối lại gân và thần kinh là rất khó thực hiện.
4.2.3. Tay bị tổn thương
Trong nghiên cứu này ở 151 bệnh nhân có 153 bàn tay bị tổn thương với tỷ lệ VTBT phải là 53,3% và tay trái là 46,6%, tỷ lệ VTBT bị cả hai tay chiếm 1,3%. Như vậy không có sự khác biệt về tay bị tổn thương.
Kết quả này là khác với nghiên cứu của Vũ Bá Cương [3] tay phải tổn thương là 35%, Lưu Danh Huy [9] thấy tay phải tổn thương là 64%, Hoàng Ngọc Sơn [15] tỷ lệ tay phải tổn thương chiếm 39,7%.
Không có sự khác biệt về tỉ lệ bị VTBT giữa tay phải và tay trái có thể giải thích là do hầu hết các hoạt động sống đều cần có sự tham gia như nhau
của cả hai tay. Trong tai nạn do đâm chém nhau gặp một tỉ lệ cao bị tổn thương ở tay phải thì bù lại trong các hoạt động lao động tay trái thường kém nhanh nhạy và linh hoạt hơn dẫn đến dễ bị tai nạn hơn (do đa phần thuận tay phải).